Hoàn thiện mô hình quản trị trong hoạt động cho vay 67

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (Trang 80 - 83)

8. Kết cấu của luận văn 5 

3.2.1. Hoàn thiện mô hình quản trị trong hoạt động cho vay 67

Đối tượng kinh doanh của ngân hàng là tiền tệ - loại hàng hóa đặc biệt nhạy cảm với rủi ro; tính dễ lây lan rủi ro giữa các NHTM với nhau; khách hàng của ngân hàng rất đông và chỉ cần một khách hàng gặp rủi ro sẽ gây tác động xấu tới hình ảnh của ngân hàng.

Mặc dù trong những năm qua, hoạt động tín dụng của Sacombank đã đạt được khá nhiều thành công, chất lượng tín dụng ngày càng nâng cao song hệ thống quản lý RRTD hiện tại lại chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý đề ra hiện nay.

+ Xây dựng mô hình quản lý rủi ro tập trung, thống nhất và độc lập, có sự tham gia của Hội đồng Quản tri, các Ủy ban, Ban điều hành và các Ban/Trung tâm.

+ Xây dựng và hoàn thiện các chính sách, quy trình, thủ tục quản lý rủi ro phù hợp với chuẩn mực trong khu vực và quốc tế, giúp Sacombank xác định, đo

lường, theo dõi và kiểm soát RRTD phát sinh trong quá trình kinh doanh một cách có hiệu quả nhất.

+ Cải tiến phương pháp đo lường, kiểm soát và hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro để hỗ trợ hiệu quả cho các hoạt động kinh doanh và công tác quản lý rủi ro.

+ Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin khách hàng, hệ thống thông tin ngành và thị trường, bảo đảm đáp ứng tốt các yêu cầu: Quản lý và cảnh báo RRTD.; Quản lý và cảnh báo RRTD tiêu dùng và tín dụng thẻ; Phân loại nợ và trích lập DPRR tự động; Quản lý HMTD theo ngành và theo từng doanh nghiệp trong toàn hệ thống. Quản lý và đôn đốc thu hồi những khoản nợ đã được XLRR; Cung cấp định kỳ những bản phân tích, cảnh báo rủi ro ngành và thị trường; Phục vụ các chi nhánh/đơn vị thuộc Sacombank khai thác thông tin tín dụng nội bộ trong hệ thống.

+ Xây dựng hệ thống phân tích, chấm điểm khách hàng tập trung, làm cơ sở trước khi đưa ra quyết định cấp tín dụng.

+ Tăng cường tổ chức công tác đào tạo, đào tạo lại để nâng cao nhận thức, trình độ, vai trò của công tác phòng ngừa và quản lý rủi ro; chú trọng học tập kinh nghiệm về quản lý rủi ro của những nước tiên tiến và những nước có điều kiện kinh tế xã hội tương đương Việt Nam.

+ Tổ chức những khóa học về quản lý RRTD theo tiêu chuẩn Basel II.

+ Chuyển từ quy trình quản lý rủi ro phi tập trung sang mô hình quản lý rủi ro tập trung, độc lập và toàn diện hơn. Tập trung dự báo và quản lý rủi ro được thiết lập như một bộ phận độc lập, đảm bảo rằng các loại rủi ro được đo lường, giám sát một cách khách quan, hợp lý và toàn diện.

+ Xây dựng văn hóa quản lý rủi ro theo thông lệ quốc tế song phải phù hợp với đặc điểm của Sacombank.

3.2.2.Tăng cường giám sát hoạt động tín dụng

Nội dung giám sát: Giám sát toàn bộ việc thực hiện quy trình tín dụng trong đó chú trọng việc kiểm tra trước, trong và sau cho vay, giám sát việc chấm điểm khách hàng, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.

Yêu cầu của công tác giám sát: Mọi hoạt động theo các bước của quy trình tín dụng phải đạt được các yêu cầu của quản trị RRTD, cụ thể:

Thứ nhất, Giám sát việc nhận dạng rủi ro tín dụng: Nhận dạng rủi ro tín dụng là một bước đầu tiên quan trọng của chu trình quản trị rủi ro tín dụng . Việc nhận dạng rủi ro tín dụng thông qua việc thực hiện kiểm tra, giám sát trước, trong và sau cho vay của cán bộ tín dụng, công việc này cần tiến hành thường xuyên, liên tục.

Thứ hai, Giám sát công tác đo lường rủi ro tín dụng: Hệ thống Xếp hạng tín dụng nội bộ là một công cụ đo lường rủi ro tại Sacombank. Điểm số đạt được của khách hàng là cơ sở ra quyết định tín dụng và áp dụng chính sách tín dụng phù hợp với mức độ rủi ro của từng khách hàng. Kết quả xếp hạng nội bộ còn được sử dụng cho việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng. Song kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ phụ thuộc hoàn toàn vào các dữ liệu đầu vào. Do đó, công tác giám sát kiểm tra việc chấm điểm phải đảm bảo được rằng: Các dữ liệu thông tin về khách hàng là khách quan, trung thực; Việc nhận định và chấm điểm các chỉ số phi tài chính của khách hàng phải có các bằng chứng xác thực và thuyết phục, có phần thuyết minh cụ thể và cam kết trách nhiệm cùa cán bộ thực hành; Việc chấm điểm khách hàng phải có ý kiến kiểm soát của ngưởi có thẩm quyền. Trong trường hợp khoản vay phải được thẩm định rủi ro, nếu có các ý kiến không thống nhất của bộ phận QLRR thì phải thực hiện chấm điểm lại sau khi có ý kiến thống nhất giữa hai bộ phận QHKH và QLRR.

Thứ ba, Giám sát việc kiểm soát rủi ro tín dụng: Thực hiện kiểm tra nhằm phát hiện: Việc phận loại nợ và tích lập dự phòng đầy đủ và đúng quy định hay chưa? Việc áp dụng các chính sách với khách hàng đã tuân thủ các chính sách và quy định của Sacombank hay chưa? Các phương án xử lý nợ có hợp lý hay không, có thực hiện đúng các quy định của pháp luật và của Sacombank hay không? Việc

kiểm tra, định giá lại TSĐB có được thực hiện thường xuyên đúng quy định hay không? Có tiêu cực hay không?

Thứ tư, Giám sát việc xử lý rủi ro tín dụng: Đảm bảo việc xử lý rủi ro tín dụng đúng nguyên tắc, đúng quy định của pháp luật, công khai, minh bạch. Các giải pháp xử lý nợ xấu là hợp lý với từng trường hợp khách hàng cụ thể, thực hiện đúng với chủ trương của ban lãnh đạo nhằm thu hồi nợ, giảm thiểu việc tổn thất cho chi nhánh.

Tăng cường việc kiểm tra giám sát của lãnh đạo các cấp: Giao trách nhiệm kiểm tra cụ thể cho lãnh đạo các cấp về phạm vi trách nhiệm phải kiểm tra, quy định tần xuất kiểm tra và báo cáo cụ thể.

Thành lập tổ kiểm tra nội bộ chuyên về kiểm tra tín dụng do Giám đốc trực tiếp điều hành, quy định rõ thẩm quyền của tổ kiểm tra nội bộ và phương thức hoạt động, duy trì việc kiểm tra định kỳ, tăng cường kiểm tra đột xuất việc chấp hành các quy trình, quy định nhằm phát hiện sớm rủi ro.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (Trang 80 - 83)