Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Sà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (Trang 46)

8. Kết cấu của luận văn 5 

2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Sà

Huy động vn 2.1.1.1.

Nguồn huy động vốn của Sacombank liên tục tăng qua các năm. Kết quả vốn huy động đến hết năm 2016 đạt 332.023 tỷ đồng; đến hết năm 2017 đạt 368.469 tỷ đồng, tăng 36.446 tỷ đồng ( + 10,98%) so với năm 2016, hoàn thành mục tiêu tăng trưởng năm 2017 (8%); đến hết năm 2018 đã đạt trên 406.041 tỷđồng, tăng 37.572 tỷ đồng (10,19%) so với năm 2017, hoàn thành mục tiêu tăng trưởng năm 2018. Ta thấy cơ cấu vốn được thay đổi về chất theo hướng phát triển ổn định nguồn vốn từ dân cư và các tổ chức kinh tế.

Biểu đồ 2.1. Tăng trưởng nguồn vốn giai đoạn 2016 -2018

Đơn vị: tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo thường niêm của Sacombank

Hot động tín dng 2.1.1.2.

Hoạt động tín dụng của Sacombank liên tục tăng qua các năm. Kết quả cho vay đến hết năm 2016 đạt 198.859 tỷ đồng, tăng 15.199 tỷ đồng ( 8,28%) so với năm 2015; đến hết năm 2017 đạt 222.946 tỷđồng, tăng 24.087 tỷđồng ( 12,1%) so với năm 2016, hoàn thành mục tiêu tăng trưởng năm 2017 ; đến hết năm 2018 đã đạt trên 256.622 tỷđồng, tăng 33.676 tỷđồng (15,1%) so với năm 2017, hoàn thành mục tiêu tăng trưởng năm 2018. Dư nợ tăng trưởng tín dụng của Sacombank tăng qua các năm khá ổn định, góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế.

Biểu đồ 2.2: Tăng trưởng dư nợ giai đoạn 2016 -2018

Đơn vị: tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo thường niêm của Sacombank

332,023  368,469  406,041  0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 400,000 450,000 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 198,859  222,946  256,622  0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Kết qu hot động kinh doanh 2.1.1.3.

Kết thúc năm 2016, lợi nhuận trước thuế hợp nhất của Sacombank là 155,591 tỷ đồng thấp hơn năm 2015 là 542,409 tỷđồng. Ngân hàng cho biết, lãi thuần giảm chủ yếu do lãi suất cho vay giảm. Năm qua Sacombank đã kéo giảm thành công lãi suất huy động tại đơn vị mới sáp nhập xuống ngang bằng với mặt bằng lãi suất chung ( từ 6,15% xuống 5,77%), tiếp tục tăng trưởng bền vững.

Đến năm 2017 lợi nhuận trước thuế hợp nhất là 1.491,804 tỷđồng, gấp 9,5 lần so với năm 2016. Năm 2017 là năm đầu tiên Sacombank hoạt động theo Đề án tái cơ cấu đã được chính phủ, Ngân hàng nhà nước phê duyệt.

Kết thúc năm 2018, lợi nhuận thước thuế hợp nhất của Sacombank là 2.246,991 tỷđồng, vượt 22,3% so với kế hoạch Đại hội đồng cổđông giao.

Biểu đồ 2.3: Tăng trưởng kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2016 -2018

Đơn vị: tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo thường niêm của Sacombank

2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín 2.2.1.Tỷ lệ nợ quá hạn 156  1,492  2,247  0 500 1,000 1,500 2,000 2,500 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Bảng 2.2: Tỷ lệ nợ quá hạn của Sacombank giai đoạn 2016 – 2018

Đơn vị tính dư nợ: Tỷ đồng

Năm 2016 2017 2018

Dư nợ quá hạn 16.340 11.304 6.602 Tỷ lệ nợ quá hạn/TDN 8,22% 5,07% 2,57%

Nguồn: Báo cáo tài chính của Sacombank giai đoạn 2016 - 2018

Tăng trưởng tín dụng quá nhanh có thể dẫn đến nhiều hệ lụy khi chất lượng tín dụng không theo kịp tốc độ tăng trưởng quy mô tín dụng cao. Tại Sacombank giai đoạn 2016 – 2018 tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ bình quân đạt 5,28% và có sự tăng giảm qua các năm, nhưng nhìn chung chất lượng tín dụng ngày càng được cải thiện. Chất lượng tín dụng của Sacombank luôn được kiểm soát theo đúng định hướng và Ban lãnh đạo đã kịp thời khắc phục rủi ro, chấn chỉnh hoạt động tín dụng, kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng. Và kết quả tỷ lệ nợ quá hạn đã được kéo về mức an toàn dưới 3% vào cuối năm 2018 theo đúng tinh thần và chỉ đạo của NHNN về xử lý nợ xấu.

2.2.2.Tỷ lệ nợ xấu

Có thể nói thành công nhất trong hoạt động tín dụng của Sacombank giai đoạn này là công tác xử lý nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng và công tác quản lý rủi ro tín dụng. Theo dõi bảng số liệu về cơ cấu tín dụng theo nhóm nợ của Sacombank trong giai đoạn 2016 – 2018 có thể thấy: Tỷ lệ nợ đủ tiêu chuẩn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ của Sacombank.

Nợ xấu bao gồm dư nợ thuộc nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5, cách thức phân nhóm nợ giai đoạn 2016 - 2018 thực hiện theo thông tư số 02/2013/TT-NHNN và Thông tư 09/2014/TT-NHNN về sửa đổi, bổ sung Thông tư số 02/2013/TT-NHNN. Nợ xấu của Sacombank được thống kê theo bảng sau:

Bảng 2.3: Tỷ lệ nợ xấu của Sacombank giai đoạn 2016 – 2018

Đơn vị tính dư nợ: Tỷ đồng

Chỉtiêu 2016 2017 2018

Dư nợ xấu của Sacombank 13.744 10.404 5.461 Tỷ lệ nợ xấu của Sacombank 6,91% 4,67% 2,13%

Nguồn: Báo cáo tài chính của Sacombank giai đoạn 2016 – 2018

Ngay sau khi hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ ra đời, các chính sách tín dụng và chính sách khách hàng được thực hiện đồng bộ, theo đó Sacombank chỉ mở rộng quan hệ tín dụng với các khách hàng ở nhóm nợ tốt, thu hẹp dần dư nợở nhóm khách hàng xấu, đồng thời có kế hoạch giải pháp xử lý nợ xấu quyết liệt, nợ xấu của Sacombank được cải thiện đáng kể, từ 6,91% với số dư 13.744 tỷ đồng năm 2016 giảm xuống còn 2,13% năm 2018 số dư là 5.461 tỷđồng, thấp hơn tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống. Danh mục tín dụng được rà soát thường xuyên để phát hiện kịp thời các khách hàng có biểu hiện yếu kém về tài chính và có tình hình đột biến có nguy cơ không trả được nợ để chuyển nhóm nợ xấu và đồng thời lên ngay kế hoạch, biện pháp xử lý.

2.2.3.Trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng

Để tạo nguồn xử lý nợ xấu, trong giai đoạn này Sacombank đã phải tập trung nâng cao hiệu quả kinh doanh để trích lập dự phòng rủi ro. Trong 3 năm, Sacombank đã dùng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý đưa nợ xấu từ nội bảng sang theo dõi ngoại bảng. Sacombank cũng đã thực hiện trích đúng và đủ dự phòng rủi ro, đảm bảo đủ bù đắp khi có rủi ro xảy ra.

Thống kê của Sacombank cho thấy, số dư trích lập dự phòng RRTD cuối kỳ tăng dần qua các năm, tương ứng với sự tăng lên của số dự phòng trích lập trong năm. Khi tổng dư nợ tăng lên, ngân hàng cũng phải đối mặt với việc số dự phòng trích lập trong kỳ tăng tương ứng, bao gồm cả dự phòng chung và dự phòng riêng đối với từng nhóm nợ.

Hàng năm, con số dự phòng RRTD được dùng để xử lý rủi ro có xu hướng giảm, tỷ lệ dự phòng được dùng để xử lý rủi ro/Tổng dư nợ không có biến động mạnh, cá biệt năm 2016 tỷ lệ này là 0,9%, ngoài ra đều ở mức khá thấp và tỷ lệ này có xu hướng giảm Bảng 2.4: Trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng tại Sacombank Tiêu chí ĐVT 2016 2017 2018 Tổng dư nợ Tỷđồng 198.859 222.946 256.622 Tỷ lệ trích lập dự phòng % 1,26 1,39 1,28 Tỷ lệ xử lý rủi ro tín dụng/tổng dư nợ % 0,6 0,4 0,7

Nguồn: Báo cáo tài chính của Sacombank giai đoạn 2016 – 2018

2.3. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín Gòn Thương Tín

2.3.1.Chính sách quản trị rủi ro tín dụng và công tác tổ chức quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín

Chiến lược quản trị rủi ro tín dụng là một phần không tách rời và được lồng ghép trong chiến lược kinh doanh của Sacombank. Tầm nhìn và mục tiêu đến năm 2025 được Sacombank xác định trong Kế hoạch kinh doanh. Hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động chính, đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Sacombank.

Hiện Sacombank áp dụng chính sách tín dụng số 39/2018/QĐ-HĐQT, ngày 10 tháng 04 năm 2018. Chính sách tín dụng được thiết lập nhằm mục đích thực hiện các mục tiêu chiến lược của Sacombank trở thành ngân hàng bán lẻ đa năng, lấy khách hàng làm trung tâm, lấy an toàn, hiệu quả làm kim chỉ nam, đồng thời tạo điều kiện tiếp cận tín dụng thuận lợi cho khách hàng.

Để hạn chế rủi ro tín dụng, sai sót và tiêu cực trong quá trình xem xét, thẩm định và ra quyết định cấp tín dụng, hoạt động cấp tín dụng phải được thực hiện công khai, minh bạch giữa khâu thẩm định, xét duyệt cấp tín dụng.

Căn cứđiều 21 của chính sách tín dụng số 39/2018/QĐ-HĐQT các trường hợp hạn chế cấp tín dụng được thể hiện cho các đối tượng sau đây: Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên đang kiểm toán tại Sacombank; Thanh tra viên đang thanh tra tại Sacombank; Kế toán trưởng của Sacombank; Cổ đông lớn, cổ đông sáng lập của Sacombank; Các công ty con, công ty liên kết của Sacombank hoặc doanh nghiệp mà Sacombank nắm quyền kiểm soát.

Ngày 25/7/2018, ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín khởi động dự án “Hoàn thiện khung cơ sở dữ liệu quản lý rủi ro” với sự tư vấn của Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam và triển khai giải pháp OFSAA của Oracle do Công ty TNHH Hệ thống thông tin FPT thực hiện. Việc hoàn thiện khung cơ sở dữ liệu quản lý rủi ro nhằm tạo nền tảng vững chắc cho Sacombank thực hiện hiệu quả các dự án phục vụ nhu cầu kinh doanh, quản trị rủi ro và áp dụng chuẩn mực Basel II. Theo đó, dự án này sẽ giúp đánh giá toàn diện hiện trạng thực tế về hệ thống dữ liệu của Sacombank, từ chính sách quản trị, giám sát, điều hành, đến cơ sở dữ liệu, công nghệ thông tin… nhằm đo lường mức độ đáp ứng hiện tại của Sacombank so với các tiêu chuẩn của Ngân hàng Nhà nước, Basel II và các thông lệ quản trị tiên tiến khác.

Lợi ích cần phải gắn liền với quản trị rủi ro và mọi hoạt động quản trị cần phải dựa trên nền tảng cơ sở dữ liệu. Đây là ý nghĩa quan trọng nhất mà dự án Hoàn thiện khung cơ sở dữ liệu quản lý rủi ro đem lại cho Sacombank. “Việc quản trị hệ thống dữ liệu là rất cần thiết và hỗ trợ đắc lực cho quá trình phân tích hành vi khách hàng để gia tăng trải nghiệm cho khách hàng thông qua các sản phẩm dịch vụ đa dạng. Với nền tảng công nghệ thông tin hiện đại và sự hiểu biết sâu sắc về quản trị rủi ro của Sacombank.

Căn cứ QĐ số 40/2018/QĐ-HĐQT, ngày 10 tháng 04 năm 2018 ban hành Quy chế phán quyết cấp tín dụng như sau:

Cơ cấu tổ chức hoạt động tín dụng của Ngân hàng: Ủy ban tín dụng xem xét và phê duyệt cấp tín dụng cho khách hàng có tổng mức cấp tín dụng lớn hơn 50 (năm mươi) tỷđồng.

Hội đồng tín dụng xem xét và phê duyệt cấp tín dụng cho khách hàng có tổng mức cấp tín dụng tối đa 50 (năm mươi) tỷđồng.

Xem xét và phê duyệt đối với các khoản cấp tín dụng tại chi nhánh và phê duyệt các khoản cấp tín dụng vượt mức phán quyết của ban tín dụng phòng giao dịch tiêu chuẩn trực thuộc trong phạm vi mức phán quyết được phân quyền.

2.3.2.Nhận diện rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín

Hội đồng quản trị và Ban điều hành Sacombank đã ban hành nhiều quy trình, quy định về cấp tín dụng đối với từng đối tượng khách hàng, trong đó bao gồm những quy định, hướng dẫn thẩm định khách hàng, góp phần hỗ trợ cán bộ tín dụng trong công tác tiếp cận, thẩm định khách hàng và nhận diện RRTD. Năm 2017, Sacombank tiếp tục tích cực triển khai và hoàn thiện dự án trang bị giải pháp quản lý khoản vay nhằm hỗ trợ công tác đề xuất, thẩm định và phê duyệt tín dụng toàn hệ thống. Sau khi dự án được triển khai sẽ giúp quản lý thông tin tập trung, rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ tín dụng, tăng hiệu quả và chất lượng xử lý hồ sơ, nâng cao tính minh bạch, an toàn hệ thống ngân hàng, góp phần phục vụ triển khai Basel II theo quy định của NHNN.

Để nhận diện dấu hiệu rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng, Sacombank duy trì tương đối thường xuyên việc kiểm tra, giám sát các dấu hiệu rủi ro liên quan đến hoạt động kinh doanh của khách hàng cấp tín dụng nhằm cảnh báo và xử lý các tình huống xấu ảnh hưởng đến việc trả nợ của khách hàng. Nội dung kiểm soát rủi ro tín dụng đối với khách hàng giao dịch tại Sacombank trước khi xem xét cấp tín dụng cũng như sau khi cấp tín dụng cho khách hàng gồm: Tình hình tài chính của khách hàng; Tình hình sử dụng vốn vay và hiệu quả kinh tế phương án vay vốn; Các thay đổi, biến động liên quan đến tài sản bảo đảm tiền vay; Tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng cạnh tranh của khách hàng; Các thông tin về thị trường và tình hình quan hệ giao dịch với các TCTD khác.

Việc nhận diện dấu hiệu rủi ro thông qua các công việc thường xuyên như: Thu thập, phân tích các báo cáo tài chính, các chứng từ liên quan đến việc sử dụng vốn vay của khách hàng theo định kỳ; Tái định giá tài sản đảm bảo tiền vay theo định kỳ 6 tháng một lần đối với tài sản đảm bảo là động sản và 12 tháng đối với bất động sản; Tiếp xúc khách hàng và kiểm tra tại địa đỉểm hoạt động sản xuất kinh

doanh hoặc nơi cư ngụ của khách hàng đứng tên vay vốn; Giám sát các họat động của khách hàng thông qua mối quan hệ với khách hàng khác và Giám sát khách hàng thông qua những thông tin thu thập khác.

2.3.3.Đo lường rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín Thương Tín

Với mục tiêu chiến lược là ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam, Sacombank đã luôn tiên phong áp dụng các thông lệ quốc tế tốt nhất để quản trị hoạt động kinh doanh, đặc biệt là quản trị RRTD. Sacombank đã ban hành quyết định số 303/2005/QĐ-HĐQT, ngày 11/08/2005 quy định hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng là hệ thống đánh giá khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ của khách hàng và ước lượng mức độ rủi ro trong cấp phát tín dụng, giúp đáp ứng tốt hơn đối với các yêu cầu về việc phân loại nợ và trích lập dự phòng được quy định theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN của NHNN, đồng thời, tạo bước quan trọng trong việc thu thập các dữ liệu cần thiết để tiến tới xây dựng mô hình định lượng RRTD theo tiêu chuẩn quốc tế (Basel II). Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Sacombank đã đáp ứng các điều kiện về xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của NHNN. Đây là một bước đi mới, nhằm tiếp cận từng bước với việc đo lường và tính toán rủi ro theo Hiệp ước Basel II (theo phương pháp tiếp cận xếp hạng nội bộ). Theo đó, khách hàng được chấm điểm và xếp hạng tín dụng được chia thành 3 nhóm: Khách hàng doanh nghiệp, khách hàng cá nhân và khách hàng định chế tài chính. Trong đó, phần mềm chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp là cốt lõi. Ngoài ra, Sacombank hiện đang sử dụng kết quả chấm điểm là một trong những tiêu chí hàng đầu để thẩm định, đánh giá khách hàng và là căn cứ phân cấp thẩm quyền phán quyết tín dụng và xác định mức cấp tín dụng đối với khách hàng. Đối với mỗi hạng khách hàng khác nhau, chi nhánh có mức ủy quyền phê duyệt tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)