Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của một số ngân hàng nước ngoài27

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (Trang 40 - 45)

8. Kết cấu của luận văn 5 

1.3.1. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của một số ngân hàng nước ngoài27

9 Ngân hàng Bangkok của Thái Lan

Bangkokbank là một trong những ngân hàng trong hệ thống ngân hàng Thái Lan có một bề dày lịch sử, và đã từng chao đảo trước sóng gió của cuộc khủng hoảng 1997 -1998. Nằm trong một thị trường tài chính đang trong giai đoạn chuyển đổi, Bangkokbank đã và đang áp dụng mô hình QLRR theo mô hình tập trung và có sự giám sát và kiểm soát rất chặt chẽ. Đặc điểm công tác quản trị rủi ro của Bangkokbank như sau:

Đo lường rủi ro định tính: Do nằm trong thị trường tài chính đang phát triển và nền tảng công nghệ lạc hậu, đang trong quá trình chuyển đổi, Bangkokbank sử dụng mô hình định tính thông qua việc sử dụng hệ thống các chuyên gia phân tích đểđưa ra những đánh giá về khách hàng. Nếu như trước đây Bangkokbank không hề quan tâm đến dòng tiền khách hàng để nợ xấu có lúc lên đến 40% giai đoạn 1997-1998 thì giai đoạn này ngân hàng đặc biệt quan tâm đến việc phân tích “dòng tiền” và

“tài sản thế chấp” của khách hàng. Ngoài ra ngân hàng còn áp dụng các phương pháp phân tích tín dụng cổ điển, phương pháp chuyên gia, cho điểm tín dụng để đo lường rủi ro khách hàng.

Tổ chức quản trị rủi ro tập trung: Với những nỗ lực trong quá trình cải cách hoạt động quản trị rủi ro tín dụng nhằm nâng cao sự an toàn và bền vững của ngân hàng, Bangkok Bank đã xây dựng mô hình tổ chức quản trị rủi ro tập trung. Ngân hàng đã tách hẳn thành 2 bộ phận độc lập nhau: Bộ phận tiếp nhận và giải quyết hồ sơ và bộ phận thẩm định. Ngân hàng đã phân loại khách hàng theo từng nhóm khác nhau: khách hàng tiêu dùng, khách hàng kinh doanh, khách hàng cá nhân, từ đó, nhận ra tính chất khác nhau, làm cơ sở cho việc xác định nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận nói trên trong việc tiếp nhận và giải quyết hồ sơ quyết định, thẩm định.

Kiểm soát rủi ro tín dụng kép: Hiện tại, Bangkokbank đã dần bắt đầu áp dụng mô hình kiểm soát rủi ro tín dụng kép. Mô hình tín dụng kép được thể hiện qua ngoài việc kiểm soát tín dụng thông qua hệ thống kiểm soát tín dụng nội bộ của NHTM, NHTW, còn có hệ thống kiểm soát tín dụng bởi các cơ quan kiểm soát bên ngoài như Cục thông tin tín dụng được quản lý bởi các công ty tư nhân. Tất cả các ngân hàng báo cáo thông tin về Cục, sau đó Cục kết xuất thông tin chủ động thực hiện các báo cáo về khách hàng vay và lịch sử trả nợ vay hàng tháng cho các đơn vị liên quan theo yêu cầu. Trên cơ sở đó, thông tin được công bố minh bạch, công khai, chính xác.

9 Kinh nghiệm của ngân hàng Citibank

Một trong những tập đoàn tài chính có hiệu quả kinh doanh được đánh giá cao trên thế giới là Citigroup, trong đó kết quả hoạt động của Citibank đã tạo nên một nguồn thu lớn cho Citigroup. Chủ tịch tập đoàn Citigroup – Walter Wriston đã từng nói lên vai trò quan trọng của hoạt động quản lý rủi ro như sau: toàn bộ cuộc sống trong hoạt động ngân hàng là quản trị rủi ro.

Trong môi trường hoạt động ngân hàng, Citibank đã xây dựng một khung quản trị rủi ro, trong đó bao gồm các chính sách tín dụng được tuyên bố một cách rõ ràng, quy trình quản lý rủi ro, các công cụ và nguồn thông tin cần thiết để ra quyết định, về đội ngũ nhân sự có cùng một sự hiểu biết, một ngôn ngữ chung, trách nhiệm về vai trò của họ trong quy trình tín dụng. Khi những yếu tố này được hội tụ một cách đầy đủ sẽ tạo ra trong ngân hàng một văn hóa tín dụng hiệu quả.

Mô hình tín dụng thương mại được tiêu chuẩn hóa và phải trải qua 3 giai đoạn của quá trình xét duyệt: gặp gỡ khách hàng, thẩm định, thực hiện giao dịch.

Ba giai đoạn trong chính sách tín dụng chủ chốt của Citibank bao gồm: hình thành chiến lược và kế hoạch cho vay; tiến hành cho vay khách hàng; đánh giá và báo cáo thực thi. Trong các giai đoạn này trách nhiệm của các bộ phận tham gia được thể hiện một cách rất cụ thể, rõ ràng như sau: Uỷ ban quản lý (Management Committee) thực hiện các nhiệm vụ: thiết lập mục tiêu hoạt động và tiêu chuẩn danh mục đầu tư đối với ngân hàng; đặt hạn mức tín dụng đối với Uỷ ban chính sách tín dụng; Uỷ ban chính sách tín dụng (Credit Policy Committee) thực hiện các nhiệm vụ sau: đặt ra hạn mức tín dụng cùng với Uỷ ban quản lý; xây dựng chính sách tín dụng; quản lý và đánh giá danh mục đầu tư và quản trị rủi ro.

Bộ phận quản trị rủi ro (Line Management) thực thi các nhiệm vụ: lập ra chiến lược kinh doanh; nhận định thị trường mục tiêu và mức chấp nhận rủi ro; gặp gỡ khách hàng và đánh giá rủi ro, xét duyệt dư nợ rủi ro; theo dõi việc hoàn trả và các hồ sơ tín dụng, theo dõi và duy trì giao dịch, giải ngân cho nhà đầu tư: theo dõi các vấn đề phát sinh trong quá trình tín dụng; xúc tiến tiến độ khoản vay.

Mục tiêu của quy trình tín dụng hiệu quả là đảm bảo ngân hàng hoạt động đạt hiệu quả cao, rủi ro được giảm thiểu một cách thấp nhất với lợi nhuận mục tiêu.

1.3.2.Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín

Cần xây dựng chiến lược, chính sách và quy trình tín dụng, quản lý hoạt động cho vay một cách chặt chẽ, khoa học, nhưng phải phù hợp với thực tế. Do trình độ của cá nhân và DN còn nhiều hạn chế, do đó nếu thủ tục cho vay rườm rà, phức tạp sẽ gây khó khăn trong việc vay vốn. Các NH cần chú trọng đến việc cho vay trung dài hạn để đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển phục vụ sản xuất, họ thường dùng tới 30% nguồn vốn để cho vay đối tượng trung, dài hạn.

Trong quản trị, điều hành hoạt động tín dụng, nên áp dụng lãi suất linh hoạt, tạo điều kiện cho khách hàng tính toán lựa chọn hình thức vay có hiệu quả nhất.

Thường xuyên tăng cường kiểm soát rủi ro để đảm bảo toàn bộ hệ thống ngân hàng luôn thực hiện cho vay đúng quy trình tín dụng.

Để chủ động kiểm soát rủi ro, phòng ngừa rủi ro thì các NH phải thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo và bồi dưỡng kiến thức để nâng cao năng lực đánh giá, phân tích tài chính, thẩm định dự án đầu tư cho cán bộ tín dụng.

Đồng thời các NH phải chủ động nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu đầu vào nhằm phục vụ cho việc phân tích, đánh giá, đo lường rủi ro tín dụng.

Phải sử dụng kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ khi thực hiện việc phân loại rủi ro. Các tiêu chí sử dụng để phân loại các khoản vay phải bao gồm các tiêu chí, định lượng và định tính.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trên cơ sở hệ thống hoá những vấn đề cơ bản về quản trị RRTD của NHTM, luận văn đã làm rõ những vấn đề sau đây: Rủi ro tín dụng là rủi ro lớn nhất, đa dạng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, do nhiều nguyên nhân khác nhau, có các biểu hiện khác nhau và phương pháp đo lường khác nhau, ảnh hưởng sâu rộng, nhiều mặt đến một NHTM. Trong quản trị RRTD có các nội dung và nguyên tắc cụ thể, từ xác định mục tiêu đến xây dựng chiến lược và triển khai thực thi chính sách quản trị RRTD; đồng thời có nhiều mô hình quản trị RRTD, có các chính sách quản trị RRTD mà NHTM cần phải tuân thủ, hoặc lựa chọn. Trên thế giới, nhiều NHTM ở các quốc gia khác nhau, có các kinh nghiệm khác nhau, cũng như có các thông lệ quốc tế về quản trị RRTD khác nhau đã được luận văn rút ra, làm bài học tham khảo cho các NHTM Việt Nam cũng như Sacombank.

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CHƯƠNG 2.

TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN GIAI ĐOẠN TỪ 2016 - 2018

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)