Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) khảo sát và đánh giá về trình độ đội ngũ công chức tại văn phòng bộ nội vụ (Trang 61 - 62)

8. Kết cấu của khóa luận

3.2.1.3. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ

tiên để xác định xem đội ngũ công chức có trình độ như thế nào và cần phải có những chính sách, yêu cầu đạt ra để quá trình tuyển dụng có được đảm bảo thì trình độ đầu vào của đội ngũ công chức tại Văn phòng Bộ Nội vụ mới được đảm bảo.

3.2.1.3. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ công chức tại Văn phòng Bộ Nội vụ công chức tại Văn phòng Bộ Nội vụ

Đào tạo, bồi dưỡng là một trong những giải pháp có ý nghĩa quyết định trong việc nâng cao chất lượng cũng như trình độ của đội ngũ công chức tại Văn phòng Bộ Nội vụ. Tuy nhiên, tùy theo trình độ của đội ngũ công chức tại Văn phòng Bộ mà đưa ra được những phương pháp đào tạo phù hợp nhằm đạt được kết quả tốt nhất. Văn phòng Bộ cần phải đổi mới hơn nữa trong việc tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ đội ngũ công chức, bao gồm:

- Thay đổi cách thức xác định nhu cầu đào tạo: Việc xác định nhu cầu đào tạo là nhằm tìm ra những thiếu hụt và khoảng cách giữa trình độ công chức tại Văn phòng Bộ Nội vụ so với yêu cầu vị trí công việc mà họ đang đảm nhiệm, bởi chỉ có công chức mới hiểu rõ mình đang thiếu kiến thức gì, cần đào tạo, bồi dưỡng những gì để thực hiện nhiệm vụ.

- Xây dựng được kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng: Xây dựng kế hoạch đào

tạo phải dựa trên những căn cứ chính xác, dự báo được sự phát triển của đội ngũ trong tương lai và có những biện pháp cụ thể để thực hiện các yêu cầu đã

lập ra; kế hoạch phải có tính thống nhất và đào tạo theo nhu cầu.

- Đổi mới nội dung, chương trình giảng dạy: Nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng phải sửa đổi để khắc phục những kiến thức mà công chức tại Văn phòng Bộ còn thiếu hụt: kiến thức về trình độ chuyên môn, kiến thức quản lý nhà nước, tin học, ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lãnh đạo.

- Đổi mới phương pháp đào tạo, bồi dưỡng công chức: Phương pháp đào tạo, bồi dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng, hiệu quả của một khóa đào tạo, bồi dưỡng; cần tập trung trọng tâm theo hướng “cầm tay chỉ việc”, hướng dẫn kỹ năng thực hành, thời gian hợp lý, thuận lợi cho công chức vừa học vừa công tác, nghiên cứu học tập mô hình kinh nghiệm.

- Đổi mới phương thức kiểm tra, đánh giá sau đào tạo, bồi dưỡng:

Kiểm tra, đánh giá phải được tiến hành thường xuyên trong tất cả các khâu của quá trình đào tạo để phát hiện kịp thời những sai sót và có sự điều chỉnh khi cần thiết. Đánh giá là khâu cuối cùng trong chu trình quản lý đào tạo: xác định nhu cầu đào tạo, lập kế hoạch đào tạo, tổ chức thực hiện kế hoạch, đánh giá đào tạo.

- Đào tạo, bồi dưỡng công công chức phải gắn liền với bố trí, sử dụng;

tránh tình trạng đào tạo không đúng chuyên ngành, chuyên môn nghiệp vụ.

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) khảo sát và đánh giá về trình độ đội ngũ công chức tại văn phòng bộ nội vụ (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)