8. Kết cấu của khóa luận
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế
- Thứ nhất, về nhận thức:
+ Mặc dù Lãnh đạo Bộ Nội vụ luôn quan tâm, chỉ đạo việc cũng cố, kiện toàn và nâng cao trình độ của đội ngũ công chức tại Văn phòng Bộ nhưng sự chuyển biến chất lượng, số lượng vẫn chưa ngang tầm và chưa đáp ứng được những yêu cầu của thời kỳ mới đặt ra, đòi hỏi phải xây dựng bộ máy quản lý hành chính chuyên nghiệp, một đội ngũ công chức với trình độ cao phù hợp với công việc, mẫn cán với công vụ, phục vụ tốt nhất cho người dân.
+ Nhận thức của một bộ phận, công chức về vai trò, vị trí, nhiệm vụ của mình trong bộ máy hành chính với yêu cầu nhiệm vụ mới chưa rõ ràng, chưa thấy rõ yêu cầu đòi hỏi về kiến thức, kỹ năng công tác trong thực thi nhiệm vụ của mình, từ đó chưa thực sự tích cực phấn đấu vươn lên, tu dưỡng rèn luyện để nâng cao chất lượng công việc cũng như tinh thần trách nhiệm và đạo đức người công chức.
- Thứ hai, về công tác tuyển dụng:
Công tác tuyển dụng còn hạn chế, việc xét tuyển không qua thi tuyển dẫn đến tình trạng công chức không đảm bảo đủ chất lượng. Điều này cũng đồng nghĩa với việc mất cơ hội tìm kiếm việc làm đối với những người trẻ tuổi hoặc sinh viên mới ra trường sẽ không có cơ hội làm việc tại Văn phòng Bộ Nội vụ.
- Thứ ba, về công tác đào tạo, bồi dưỡng:
Công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức chưa theo kế hoạch, tiêu chí chưa rõ ràng, việc việc đào tạo, bồi dưỡng chỉ chú ý để công chức hoàn thành các tiêu chuẩn công chức, chú trọng bằng cấp, chứng chỉ mà chưa thực sự chú trọng đến chất lượng đào tạo, bồi dưỡng và phù hợp với nhu cầu, yêu cầu sử dụng trong thực tế, do đó, chưa khuyến khích ý thức tự đào tạo của công chức theo công việc cụ thể. Việc đào tạo, bồi dưỡng đã có những cải tiến về nội dung, chương trình nhưng vẫn còn nặng về lý thuyết, việc rèn luyện các kỹ năng thực hành còn ít, đặc biệt là kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết công việc. Vì vậy, vấn đề bồi dưỡng công chức tại Văn phòng Bộ Nội vụ đã có đầu tư về tổ chức, kinh phí nhưng hiệu quả đào tạo chưa cao.
- Thứ tư, về công tác bố trí, sắp xếp, sử dụng công chức:
Việc bố trí sử dụng công chức tại Văn phòng Bộ Nội vụ trong thời gian qua về cơ bản đảm bảo đúng ngành nghề được đào tạo, phát huy được năng lực, sở trường của công chức. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng phân công thực hiện công việc chưa phù hợp với trình độ.
- Thứ năm, về tiêu chuẩn đánh giá trình độ đội ngũ công chức:
Tại Văn phòng Bộ Nội vụ vẫn chưa xây dựng được bản tiêu chuẩn về trình độ đội ngũ công chức, dẫn đến khó khăn trong công tác đánh giá đối với đội ngũ công chức.
Công tác kiểm tra, đánh giá về trình độ đội ngũ công chức giúp phát hiện mặt xấu, mặt tốt của trình độ đội ngũ công chức tại Văn phòng Bộ Nội vụ, từ đó, phát hiện và ngăn chặn khuyết điểm, biểu dương ưu điểm của công chức. Tuy nhiên, công tác kiểm tra, đánh giá về trình độ chưa được quan tâm đúng mức, không được làm thường xuyên, còn nể nang. Chính sự lỏng lẻo của Lãnh đạo Văn phòng đối với việc kiểm tra, giám sát dẫn đến thái độ, ý thức nâng cao trình độ đối với đội ngũ công chức tại Văn phòng Bộ còn chưa cao.
- Thứ bảy, về chính sách đãi ngộ:
Mặc dù chính sách đãi ngộ với đội ngũ công chức Văn phòng Bộ Nội vụ đã có đổi mới, nhưng nhìn chung vẫn còn hạn chế. Những công chức có trình độ có phát huy được hay không còn phụ thuộc vào việc bố trí sử dụng, trong đó vấn đề đánh giá đúng năng lực, có hình thức trả lương hợp lý, những chính sách đãi ngộ tốt là một trong những vấn đề cơ bản và then chốt. Chế độ chính sách đãi ngộ còn hạn chế sẽ không thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao, chất lượng tốt, đồng thời không khuyến khích được đội ngũ công chức tự nâng cao trình độ bằng việc học hỏi trau dồi kiến thức để hoạt động hiệu quả hơn.
Tiểu kết:
Qua những số liệu thống kê khảo sát cụ thể cho thấy trình độ đội ngũ công chức tại Văn phòng Bộ Nội vụ là khá tốt và đã được sự quan tâm của các cấp Lãnh đạo Bộ và lãnh đạo văn phòng Bộ trong việc tạo điều kiện cho đội ngũ công chức văn phòng Bộ học tập để nâng cao trình độ của mình. Trình độ của đội ngũ công chức tại Văn phòng Bộ Nội vụ cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, góp phần vào sự phát triển của Bộ Nội vụ.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, đội ngũ công chức vẫn còn tồn tại một số những hạn chế về trình độ về chuyên môn, trình độ về lý luận
chính trị và quản lý nhà nước còn thiếu hụt do chưa được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức đầy đủ. Từ cơ sở lý luận và thực trạng trên, tác giả đề xuất một số giải pháp để nâng cao trình độ cho đội ngũ công chức tại Văn phòng Bộ Nội vụ cần có những giải pháp thiết thực hơn để đáp ứng nhu cầu hiện nay.
Chương 3
KIẾN NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC TẠI VĂN PHÒNG BỘ NỘI VỤ
ĐÁP ỨNG NHU CẦU HIỆN NAY