7. Kết cấu của luận văn
3.2.3. Đổi mới quản lý viên chức hành chính
Đổi mới quản lý và phát triển viên chức hành chính nhằm đảm bảo cả về số lượng và cơ cấu. Xây dựng và thực thiện quy hoạch phát triển viên chức hành chính từ đó hướng tới việc tạo nguồn, thu hút, tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ viên chức hành chính có chuyên môn sâu, linh hoạt và giải quyết công việc có hiệu quả cao. Hàng năm Viện Hàn lâm cần đưa công tác quy hoạch thành nhiệm vụ thường xuyên, từ đó có đánh giá kết quả, tổng kết và tìm ra nguyên nhân, thực trạng, đưa ra giải pháp phù hợp.
a) Nâng cao chất lượng tuyển dụng viên chức hành chính
Việc tuyển dụng viên chức hành chính có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức hành chính, cụ thể:
- Hoàn thiện việc tạo nguồn viên chức, quy trình tuyển chọn viên chức hành chính, mà trọng tâm là xây dựng và thực hiện quy chế tuyển chọn viên chức hành chính đúng với vị trí việc làm đã được phê duyệt.
- Hoàn thiện chế độ xét tuyển viên chức theo đặc thù. Giới thiệu công khai, rộng rãi về yêu cầu, tiêu chuẩn, điều kiện cần thiết của vị trí tuyển dụng, vị trí việc làm khi cần bổ nhiệm, để viên chức có thể tham gia thi tuyển, đảm bảo hiệu quả thiết thực.
- Hoàn thiện quy trình thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý viên chức hành chính tại các đơn vị trực thuộc Viện Hàn lâm.
- Ban hành chính sách thu hút trí thức, viên chức khoa học, công nghệ có trình độ cao ở trong nước và trí thức là người Việt Nam ở nước ngoài, các nhà khoa học quốc tế.
- Chú trọng nâng cao chất lượng tuyển dụng viên chức theo đúng vị trí việc làm. Không nhất thiết phải tuyển đủ số lượng, chỉ tiêu chưa dùng hết. Giành chỉ tiêu để tuyển dụng những người thật sự có mong muốn về làm việc tại các cơ quan, đơn vị có khả năng cống hiến cho Viện Hàn lâm.
- Tiếp nhận viên chức từ các cơ quan khác có đủ năng lực, trình độ chuyên môn, có nguyện vọng được phục vụ cho sự nghiệp phát triển của Viện Hàn lâm.
- Lập kế hoạch, ngắn hạn, dài hạn về việc tuyển dụng viên chức cho Viện Hàn lâm. Việc tuyển dụng viên chức ở các chức danh lãnh đạo, quản lý phải thông qua thi tuyển, đảm bảo công khai, minh bạch, công bằng đáp ứng vị trị lãnh đạo; đối với các chức danh chuyên môn phải đảm bảo công khai, minh bạch, dân chủ, khách quan, công bằng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức lãnh đạo, quản lý hành chính.
- Đổi mới hình thức và nội dung tuyển dụng viên chức hành chính, bố trí người được tuyển dụng đúng người, đúng việc, đúng vị trí việc làm.
- Thực hiện việc luân chuyển viên chức, nếu viên chức đó không đáp ứng được yêu cầu của vị trí công việc. Có giải pháp thu hút, đãi ngộ đối với sinh viên giỏi, các chuyên gia nước ngoài …
- Hoàn thiện chính sách xét tuyển đặc cách đối với viên chức hành chính đã có thành tích.
- Hoàn thiện quy định của pháp luật về tuyển dụng, bố trí, phân công nhiệm vụ phù hợp với trình độ, năng lực, sở trường của viên chức trúng tuyển; thực hiện chế độ thi nâng hạng viên chức; cần thiết thi tuyển cạnh tranh vào các vị trí lãnh đạo quản lý.
Đây là giải pháp cốt lõi, cả cho trước mắt và lâu dài, đảm bảo phát triển viên chức hành chính của Viện Hàn lâm đáp ứng yêu cầu chất lượng và số lượng, để đạt mục tiêu đề ra được cần có các giải pháp sau:
- Đổi mới chương trình, giáo trình, tài liệu và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng viên chức hành chính; chú trọng bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, ngoại ngữ, tin học văn phòng và kỹ năng thực thi nhiệm vụ phù hợp với lĩnh vực công tác.
- Xây dựng tiêu chuẩn và thực hiện chuẩn hóa đội ngũ viên chức hành chính, từ đó thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng viên chức hành chính, đảm bảo để mỗi viên chức áp dụng được ngay kiên thức đã học, thấy việc học tập là cần thiết để cho nhu cầu nâng cao kiến thức bản thân và nâng cao khả năng làm việc cho Viện Hàn lâm KHCNVN và đất nước, khắc phục tình trạng học tập chạy theo bằng cấp, trả nợ chứng chỉ.
- Đa dạng hóa hình thức đào tạo, bồi dưỡng: hàng năm có kế hoạch mở các lớp tập huấn, hội thảo, hội nghị về chuyên đề, về kiến thức quản lý hành chính nhà nước cho viên chức hành chính. Tăng cường công tác kiểm tra chất lượng các chương trình đào tạo, bồi dưỡng viên chức.
- Đối với viên chức đang trong diện quy hoạch lãnh đạo, quản lý phải có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị.
c) Đổi mới hoạt động đánh giá, khen thưởng, kỷ luật
Để công tác đánh giá viên chức hành chính thực sự hiệu quả cần đánh giá viên chức theo chức trách, nhiệm vụ và kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao cần có các tiêu chí đánh giá rõ ràng, gắn với yêu cầu nhiệm vụ được giao của viên chức, có thời gian và phải xuất phát từ thực tế công việc để có thể sử dụng được kết quả đánh giá hữu ích. Về nguyên tắc đánh giá, yêu cầu phải “bảo đảm khách quan, công bằng, chính xác và không nể nang, trù dập, thiên vị, hình thức”. kết quả đánh giá sẽ không được có trường hợp mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người đứng đầu “cao hơn mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị”. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có quyền chi tiết hóa các nội dung đánh giá cho phù hợp với đặc thù của đơn vị mình, bảo đảm đánh giá sát, đánh giá đúng mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cá nhân do mình phụ trách, quản lý. Cùng với đó trách
nhiệm, kết quả thực hiện nhiệm vụ của người lãnh đạo, quản lý được gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của tổ chức, đơn vị do mình lãnh đạo, quản lý, phụ trách.
- Việc đánh giá viên chức phải gắn vào vị trí việc làm, gắn với cơ chế, chính sách, phân tích điều kiện cụ thể mà viên chức hoạt động, xây dựng tiêu chí đánh giá, thang đánh giá cho từng chức danh. Việc đánh giá viên chức phải được thực hiện thường xuyên và lưu vào hồ sơ cán bộ.
- Hoàn thiện quy định của pháp luật về đánh giá viên chức trên cơ sở kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị, thực hiện loại bỏ những người không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật, mất uy tín với nhân dân, quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn đối với viên chức tương ứng với vị trí việc làm và có chế tài nghiêm đối với hành vi phạm pháp luật, vi phạm kỷ luật lao động, vi phạm đạo đức nghề nghiệp của viên chức.
- Đánh giá viên chức hàng năm cần được sử dụng làm căn cứ để lập quy hoạch phát triển nguồn nhân lực, bố trí việc làm, sử dụng viên chức đúng người, đúng việc, đúng năng lực, sở trường, phục vụ cho việc đào tạo, bồi dưỡng, giải quyết thôi việc, bổ nhiệm, đề bạt, thực hiện chế độ nâng lương trước niên hạn …
- Tăng định mức khen thưởng đối với cá nhân như chiến sĩ thi đua cấp cơ sở như hiện nay 15% trong tổng số viên chức là ít, không kích thích được viên chức và người lao động hăng say làm việc.
d) Hoàn thiện giải pháp tiền lương và phụ cấp theo lương
- Căn cứ Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 về Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập. Giao quyền tự chủ tài chính 100% cho các đơn vị sự nghiệp công lập để họ chủ động trong việc thực hiện chi trả lương, thưởng và các khoản phụ cấp khác cho viên chức.
- Tập trung nghiên cứu chính sách cải cách tiền lương, chế độ bảo hiểm xã hội, chế độ ưu đãi, phụ cấp theo nghề đối với viên chức hành chính.
- Áp dụng rộng rãi cơ chế khoán ngân sách, tự chủ tài chính. Tạo điều kiện và đảm bảo cho các cơ sở có quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong
việc tạo thêm các nguồn thu; tạo điều kiện để viên chức có thêm thu nhập từ chính công việc chuyên môn.