Chế độ, chính sách đãi ngộ viên chức hành chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng viên chức hành chính tại viện hàn lâm khoa học và công nghệ việt nam (Trang 28 - 30)

7. Kết cấu của luận văn

1.4.3. Chế độ, chính sách đãi ngộ viên chức hành chính

Chế độ đãi ngộ viên chức bao gồm cả về vật chất và động viên về tinh thần.

Một là, cải cách tiền lương trên cơ sở làm tốt việc tinh giản bộ máy. Muốn cải cách được tiền lương, chúng ta phải thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XII), tiếp tục cải cách hành chính, tinh giản biên chế, thu gọn đầu mối của khu vực hành chính, sự nghiệp. Cần đánh giá, rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy và đánh giá chất lượng cán bộ, công chức, viên chức. Những trường hợp cán bộ, công chức có năng lực, phẩm chất kém và sức khỏe yếu thì cho ra khỏi biên chế. Trên cơ sở sắp xếp lại tổ chức bộ máy, xác

định rõ chức năng, nhiệm vụ, khối lượng công việc để quy định biên chế, cơ cấu cán bộ, công chức theo vị trí việc làm. Nhất là đối với các đơn vị sự nghiệp công lập. Cần sớm nghiên cứu để cải cách chính sách tiền lương, xác định đúng phần lương “cứng” theo hướng trả đúng giá trị lao động của vị trí việc làm và thu gọn các loại phụ cấp có tính chất tiền lương để bảo đảm công bằng giữa các ngành, lĩnh vực.

Hai là, nghiên cứu xây dựng chế độ tiền lương hợp lý. Cần chú ý lương cơ sở, hệ thống thang bậc lương sẽ được quy định như thế nào cho linh hoạt phù hợp cơ chế thị trường, phản ánh đúng năng suất lao động và hiệu quả công việc...

Ba là, tăng cường trọng dụng, đãi ngộ người có tài năng. Cần phân công công việc phù hợp với sở trường, khả năng của từng người, bảo đảm các điều kiện làm việc thuận lợi, các cơ hội được cống hiến. Thực hiện tốt các chính sách, chế độ đãi ngộ đối với người có tài năng như: tiền lương và thu nhập, điều kiện đi lại, nhà ở, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, cơ hội thăng tiến. Không nên đãi ngộ ở mức quá cao và quá sớm khi chưa thể đánh giá được chất lượng thực thi công vụ. Sau khi chứng tỏ khả năng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, sẽ quyết định chế độ đãi ngộ phù hợp vẫn có thể thu hút được nhiều người tài năng thật sự có tâm huyết với công việc.

Bốn là, tiếp tục thực hiện chủ trương khoán quỹ lương và chi phí hành chính ổn định một số năm nhằm tạo động lực giảm biên chế, khuyến khích cán bộ, công chức nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác. Có thể quy định hợp đồng công việc (thời vụ) đối với người ngoài cơ quan theo tinh thần dân chủ, công bằng và công khai. Như vậy, sẽ có một cơ chế linh hoạt trong thị trường lao động gắn với tính linh hoạt của thị trường sản xuất - kinh doanh, dịch vụ. Một cán bộ, công chức có thể làm việc cho nhiều cơ quan khác nhau và mỗi cơ quan khác nhau có thể sử dụng cán bộ, công chức của các cơ quan, đơn vị khác thông qua hợp đồng công việc.

Năm là, hoàn thiện, phát huy tác dụng thực sự của chế độ khen thưởng và kỷ luật dựa vào hiệu quả công tác và thành tích cống hiến trên cơ sở tăng

thẩm quyền cho người đứng đầu đơn vị. Cần thực hiện thí điểm việc đánh giá hiệu quả công việc của cán bộ, công chức hằng năm dựa trên hợp đồng lao động, giao việc với cán bộ, công chức. Có cơ chế khuyến khích tăng lương vượt bậc đối với cán bộ sau khi được xếp loại, nếu cán bộ, công chức nào trong 2 hoặc 3 năm liên tục không hoàn thành nhiệm vụ có thể bị buộc thôi việc. Xác định rõ thẩm quyền và trách nhiệm cụ thể của người đứng đầu đơn vị trong công tác cán bộ đi đôi với tăng cường kiểm tra, giám sát của cấp có thẩm quyền và nhân dân. Đổi mới công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật để thực sự là một nguồn lực động viên cán bộ, công chức tâm huyết, say mê với công việc, đồng thời tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong công vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng viên chức hành chính tại viện hàn lâm khoa học và công nghệ việt nam (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)