Vai trò của cho vay khách hàng cá nhân trong nền kinh tế thị trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh mộc hóa, tỉnh long an (Trang 25 - 28)

9. Kết cấu của luận văn

1.3.4. Vai trò của cho vay khách hàng cá nhân trong nền kinh tế thị trường

Hiện nay sự cạnh tranh giữa các NHTM ngày càng gay gắt nhất là tại các đô thị, nơi tập trung số lượng lớn các khách hàng có tiềm lực tài chính lớn và mật độ ngân hàng dày đặc. Dưới áp lực cạnh tranh về cung cấp dịch vụ ngân hàng trong mấy năm qua và sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, nhiều ngân hàng đã xác

định cho mình chiến lược phát triển theo định hướng ngân hàng bán lẻ.

Hoạt động cho vay KHCN nói riêng và nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ nói chung sẽ góp phần làm tăng thị phần của các NHTM, đưa hình ảnh của ngân hàng đến với

đông đảo đối tượng khách hàng, cung cấp cho khách hàng danh mục sản phẩm đa dạng, phục vụ tối đa mọi nhu cầu của khách hàng.

Việt Nam có môi trường chính trị ổn định, hệ thống pháp luật ngày càng được hoàn thiện, môi trường kinh tế tăng trưởng liên tục và ổn định qua nhiều năm. Sự phát triển của đời sống kinh tế xã hội và thu nhập gia tăng cũng dẫn đến những thay đổi trong thói quen tiêu dùng của người dân. Một trong những thay đổi đáng chú ý là tỉ lệ

hướng tăng lên. Chất lượng cuộc sống của người dân không ngừng được cải thiện, người tiêu dùng khó tính hơn và có nhu cầu cho cuộc sống cao hơn, đặc biệt là nhu cầu bức xúc về nhà ở, phương tiện đi lại và họ sẵn sàng vay để sắm sửa. Do đó, hoạt động cho vay khách hàng cá nhân sẽ còn tiếp tục tăng trưởng nhanh trong những năm tới.

1.3.4.1. Đối với ngân hàng thương mại

- Góp phần đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng: Nhằm tạo vị thế

vững chắc của mình trên thị trường cạnh tranh hiện nay, việc đa dạng hóa các hình thức cho vay dành cho khách hàng cá nhân đang được các ngân hàng đặc biệt quan tâm nhất là trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt để giành thị phần như hiện nay nhằm chiếm lĩnh thị phần trong lĩnh vực cung cấp các sản phẩm tài chính dành cho khách hàng cá nhân.

- Góp phần quảng bá thương hiệu cho ngân hàng: Do số lượng KHCN rất lớn nên việc phát triển cho vay KHCN cũng góp phần nâng cao khả năng nhận biết thương hiệu của ngân hàng đến khách hàng một cách nhanh chóng. Hoạt động cho vay KHCN tạo điều kiện thuận lợi cho các Ngân hàng trong việc bán chéo sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ như: tiền gửi tiết kiệm, giao dịch thanh toán, chuyển lương qua tài khoản, phát hành thẻ, dịch vụ ngân hàng điện tử… Khả năng cung cấp gói sản phẩm dịch vụ

tài chính cá nhân đồng bộ thỏa mãn tối đa nhu cầu khách hàng sẽ tạo nét khác biệt cho ngân hàng trong cạnh tranh với đối thủ, do đó góp phần nâng cao thương hiệu cho ngân hàng.

- Góp phần phân tán rủi ro cho ngân hàng: Nếu một ngân hàng chỉ tập trung cho vay các khách hàng doanh nghiệp có nhu cầu vốn lớn, vì lý do nào đó mà hoạt

động kinh doanh của các khách hàng này gặp khó khăn gây ảnh hưởng đến khả năng trả nợ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Do vậy, các ngân hàng phát triển cho vay KHCN như một sự phân tán rủi ro vì với số lượng khách hàng cá nhân đông, số tiền vay ít thì khi có một khách hàng hoặc một số ít khách hàng gặp rủi ro dẫn đến không có khả năng trả nợ thì ít gây ảnh hưởng đến tình hình hoạt

động kinh doanh của ngân hàng..

1.3.4.2. Đối với khách hàng

- Tạo điều kiện duy trì và mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh: Đối với nhóm khách hàng hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thì việc ngân hàng

cung cấp vốn vay kịp thời nhằm bổ sung nhu cầu vốn lưu động hay đầu tư tài sản cố định phục vụ hoạt động đã góp phần giúp cho cá nhân duy trì tốt hoạt động kinh doanh của mình và tạo điều kiện cho khách hàng yên tâm sản xuất, mở rộng hoạt động kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh trong ngành.

- Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống: Đối với nhóm khách hàng có thu nhập ổn định nhưng không có tài sản đảm bảo, hoạt động cấp cho vay thông qua các hình thức cho vay tín chấp, cho vay tiêu dùng cũng góp phần tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu cần thiết cho khách hàng trong việc trang trải chi phí gia đình như ốm đau, bệnh tật, học phí,… hay thỏa mãn nhu cầu mua sắm cho bản thân như nhà cửa, xe cộ, trang thiết bị gia đình,… thậm chí nhu cầu vốn cho hoạt động kinh tế của gia đình.

1.3.4.3. Đối với nền kinh tế

- Góp phần tạo sự năng động cho các thành phần kinh tế: Cho vay KHCN là kênh hỗ trợ vốn để người dân trang trải các chi phí phát sinh trong cuộc sống, thỏa mãn các nhu cầu từ thiết yếu cho đến xa xỉ với chi phí đắt đỏ, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống. Để có thểđáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng, buộc các thành phần kinh tế phải đẩy mạnh sản xuất, do đó tạo nhiều công ăn việc làm, tạo ra những khác biệt tích cực giúp tăng khả năng cạnh tranh trước các đối thủ trong và ngoài nước trong thời kỳ hội nhập.

- Góp phần tạo sự ổn định về mặt xã hội: Là một phần của tín dụng nói chung, cho vay KHCN cũng có vai trò tích cực đối với xã hội. Cho vay KHCN góp phần khai thác triệt để các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội rồi lưu thông các nguồn vốn này một cách trôi chảy và hiệu quả, từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn, từ nơi hiệu quả thấp đến nơi hiệu quả cao.

Cho vay KHCN giúp kích cầu trong nền kinh tế, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, thúc đẩy sản xuất trong nước. Do đó thu hút nhiều lực lượng lao động tham gia xây dựng, sản xuất tạo công ăn việc làm, hướng đến các mục tiêu xã hội như xóa đói, giảm nghèo, tăng thu nhập, giảm tệ nạn xã hội góp phần ổn định trật tự xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh mộc hóa, tỉnh long an (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)