Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh mộc hóa, tỉnh long an (Trang 34 - 37)

9. Kết cấu của luận văn

1.4.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân

1.4.4.1. Các nhân tố chủ quan

Đây là những nhân tố thuộc về bản thân, nội tại ngân hàng liên quan đến sự phát triển của ngân hàng trên tất cả các mặt ảnh hưởng tới hoạt động tín dụng, bao gồm: Chính sách, công tác tổ chức, trình độ lao động, cơ sở vật chất - trang thiết bị...của ngân hàng. Một khoản vay có hiệu quả hay không? cao hay thấp? phụ thuộc cá nhân tố chủ

quan (hay nhân tố bên trong nội bộ ngân hàng), bao gồm:

Chính sách tín dụng: Đây là nhân tốảnh hưởng trực tiếp đến quy mô của hoạt

động cho vay nói chung và cho vay KHCN nói riêng. Chính sách tín dụng phù hợp với thực tế sẽ góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao và ngược lại. Chính sách tín dụng chính là đường lối, chủ trương đảm bảo cho hoạt động tín dụng đi vào đúng quỹđạo liên quan đến việc mở rộng hay thu hẹp tín dụng, nó có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của một ngân hàng. Đối với ngân hàng thương mại, chính sách tín dụng đúng đắn, linh hoạt

phù hợp với sự thay đổi của môi trường kinh tế - xã hội cũng như mục tiêu của ngân hàng, phải đảm bảo khả năng sinh lời của hoạt động tín dụng, trên cơ sở phân tán rủi ro, tuân thủ pháp luật đồng thời đảm bảo được tính công bằng. Chính sách tín dụng của ngân hàng ảnh hưởng đến quy mô của cho vay KHCN ở rất nhiều khía cạnh khác nhau song trực tiếp là ở 3 yếu tốđó là: lãi suất cạnh tranh, phương thức cho vay và các tài sản bảo đảm tiền vay:

Xây dựng và thực hiện quy trình cho vay: Nếu quy trình cho vay khách hàng cá nhân được xây dựng khoa học, hợp lý và thực hiện nghiêm trong toàn hệ thống ngân hàng sẽ góp phần giảm rủi ro, tăng hiệu quả kinh tế từ các khoản vay và ngược lại.

Trình độ nghiệp vụ, chuyên môn và đạo đức của cán bộ quản lý, cán bộ tác nghiệp liên quan đến hoạt động cho vay: Con người là yếu tố quyết định đến sự thành bại trong quản lý vốn tín dụng nói riêng và hoạt động quản lý ngân hàng nói chung. Kinh tế càng phát triển, các quan hệ kinh tế càng phức tạp, cạnh tranh ngày càng gay gắt, đòi hỏi trình độ của người lao động ngày càng cao. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo ngân hàng có tâm, có tầm, cùng với đội ngũ nhân viên có chuyên môn nghiệp vụ giỏi, có

đạo đức, có năng lực trong việc quản lý đơn xin vay, định giá tài sản thế chấp, giám sát số tiền vay và có các biện pháp hữu hiệu trong việc thu hồi nợ vay của ngân hàng,... giúp ngân hàng có thể có được những khoản tín dụng đảm bảo, ngăn ngừa

được những rủi ro khi thực hiện một khoản tín dụng.

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý: Cơ cấu tổ chức quản lý cho vay hợp lý, thông tin cho vay thông suốt, kịp thời, sự phối kết hợp giữa các bộ phận, cá nhân chặt chẽ sẽ góp phần làm giảm thiểu rủi ro và nâng cao hiệu quả của hoạt động cho vay và ngược lại.

Hoạt động kiểm soát nội bộ: Bao gồm các hoạt động kiểm tra, kiểm tra nằm ngay trong quá trình nghiệp vụ và hoạt động của bộ phận kiểm toán nội bộ. Nếu hoạt

động kiểm tra, kiểm soát nội bộ được tiến hành thường xuyên, đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả , rủi ro cho vay giảm, hiệu quả khoản vay tăng và ngược lại.

Ứng dụng công nghệ tin học, cơ sở vật chất trong quản lý cho vay khách hàng cá nhân: Trang thiết bị đầy đủ và hiện đại giúp cho ngân hàng có thể phục vụ tốt nhất các nhu cầu của khách hàng về các nghiệp vụ thực hiện cũng như các dịch vụ bổ trợ, tạo lòng tin, sự tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng và do đó thu hút khách

hàng đến giao dịch với ngân hàng. Đặc biệt với sự phát triển như vũ bão về công nghệ

thông tin như hiện nay, các trang thiết bị tin học đã giúp cho ngân hàng có được thông tin và xử lý nhanh chóng, kịp thời chính xác, trên cơ sở đó quyết định tín dụng đúng

đắn, không bỏ lỡ thời cơ trong kinh doanh giúp cho quá trình quản lý tiền vay và thanh toán được thuận tiện, nhanh chóng, chính xác.

1.4.4.2. Các nhân tố khách quan

™ Nhân t khách hàng

Khách hàng chính là đối tác hay con nợ của NH trong hoạt động cho vay. Do vậy khách hàng có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động cho vay của NH. Khi việc cho vay chưa diễn ra thì vai trò của các điều kiện về phía ngân hàng là quan trọng. Tuy nhiên khi hợp đồng cho vay được ký kết, khách hàng đã vay được vốn của ngân hàng thì chính khách hàng mới là người quyết định hiệu quả của món vay từ đó ảnh hưởng đến việc trả nợ cho ngân hàng. Khả năng trả nợ của khách hàng được quyết

định bởi các yếu tố sau:

9 Phương án sử dụng vốn vay của khách hàng: Phương án sản xuất kinh doanh khả thi sẽ đem lại lợi nhuận mong muốn cho khách hàng từđó sẽ đảm bảo khả năng trả nợđầy đủ, đúng hạn cho ngân hàng và ngược lại.

9 Yếu tố pháp lý: Yếu tố pháp lý đối với khách hàng cá nhân được đảm bảo góp phần giảm rủi ro cho vay, nói cách khác tăng hiệu quả cho vay và ngược lại.

9 Đạo đức khách hàng: Bên cạnh việc xem xét về trình độ chuyên môn, khả năng tài chính của khách hàng, cán bộ cho vay cũng phải đánh giá khách hàng trên khía cạnh đạo đức. Tính trung thực, mức độ thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng cho vay là điều kiện tiên quyết đểđảm bảo khoản vay có an toàn và hiệu quả không.

9 Ngoài ra, trình độ quản trị điều hành sản xuất kinh doanh, kinh nghiệm quản lý, vốn tự có…cũng là các nhân tố quyết định đến kết quả kinh doanh của khách hàng và ảnh hưởng đến khả năng trả nợ và lãi vay cho ngân hàng.

™ Nhân t thuc nn kinh tế

9 Môi trường kinh tế: Bất cứ biến động nào của nền kinh tế vĩ mô như lạm phát, biến động về tỷ giá….. đều có thể có tác động đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng và khách hàng. Một nền kinh tế tăng trưởng ổn định là điều kiện thuận lợi để ngân hàng mở rộng cho vay và các khách hàng mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng năng suất

lao động, thu hồi vốn nhanh và đạt được lợi nhuận cao, trả nợ đầy đủ và đúng hạn cho ngân hàng giúp ngân hàng đảm bảo được hiệu quả của khoản vay và ngược lại.

9 Đặc điểm thị trường nơi ngân hàng hoạt động: Mỗi một thị trường có các đặc

điểm, thói quen, mức thu nhập, hay điều kiện kinh tế xã hội khác nhau. Nếu là thành thị hoặc nơi tập trung đông dân cư, có mức thu nhập khá, trình độ học vấn cao thì nhu cầu vay của khách hàng cá nhân sẽ tăng cao hơn so với các vùng nông thôn, hẻo lánh và khả năng trả nợ bao gồm lãi vay của khách hàng cho ngân hàng đầy đủ, đúng hạn hơn và ngược lại.

9 Môi trường pháp lý: Môi trường pháp lí bao gồm hệ thống các chính sách kinh tế, pháp luật được ban hành bởi cấp có thẩm quyền (NHNN, Chính phủ…) liên quan

đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân được ban hành đầy đủ, đồng bộ, không chồng chéo, hướng dẫn thực hiện đầy đủ, chi tiết, cụ thể, rõ ràng sẽ thuận lợi cho việc thực hiện của ngân hàng và khách hàng, sẽ góp phần giảm thiểu rủi ro, tăng hiệu quả

khoản vay và ngược lại.

9 Điều kiện tự nhiên: Điều kiện tự nhiên không thuận lợi (như lũ lụt, hỏa hoạn, dịch bệnh...) sẽ ảnh hưởng đến đời sống hay kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng vay, từđó ảnh hưởng đến khả năng trả nợ ngân hàng và ngược lại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh mộc hóa, tỉnh long an (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)