Đối với Hội sở Ngân hàng thương mại cổ phần phần Đầu Tư và Phát Triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh mộc hóa, tỉnh long an (Trang 79 - 80)

9. Kết cấu của luận văn

3.3.1. Đối với Hội sở Ngân hàng thương mại cổ phần phần Đầu Tư và Phát Triển

Vit Nam

Quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm đối với cán bộ trong việc thực hiện nghiệp vụ cho vay: Để mở rộng và nâng cao hiệu quả cho vay, BIDV cần quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn của cán bộ QLKH, có chế độ thưởng phạt rõ ràng nghiêm minh. Trong trường hợp cho vay nhưng không thu hồi được nợ thì cán bộ QLKH phải có trách nhiệm với ngân hàng. Ở đây chỉ nên áp dụng trách nhiệm, xử phạt hành chính, tuỳ từng trường hợp cụ thể mà ngân hàng quy mức trách nhiệm cụ thể đối với cán bộ ngân hàng làm mất vốn như: Đối với cán bộ

QLKH có nợ xấu thì đình chỉ cho vay mới để thu nợ, không được tiền thưởng, chuyển công tác khác, tìm nguyên nhân để quy trách nhiệm đền bù vật chất... Tuy nhiên phải được miễn trừ trách nhiệm đối với những khoản nợ quá hạn phát sinh do những nguyên nhân bất khả kháng như thiên tai, dịch bệnh, thay đổi cơ chế chính sách và những nguyên nhân khách quan khác. Bởi việc quy trách nhiệm hình sự trong trường hợp này sẽ dẫn đến nhiều cán bộ QLKH sợ trách nhiệm nặng không giám giải quyết cho vay, trở nên khắt khe trong việc xét duyệt cho vay, dẫn đến hoạt

động cho vay bị thu hẹp.

Giao kế hoạch KPI hàng năm đối với cán bộ QLKH. Dựa vào kết quả kinh doanh của các năm và chiến lược thị trường, ban lãnh đạo phân bổ chỉ tiêu KPI cho cán bộ phụ trách từng khu vực. Sự phân bổ này nhằm khuyến khích cán bộ QLKH tích cực hơn, tự tìm đến khách hàng có yêu cầu về vốn để cho vay. Việc giao KPI nhằm nâng cao quyền hạn, trách nhiệm cho cán bộ trong hoạt động cho vay. Đồng thời khi cán bộ QLKH có thành tích, ngân hàng phải khuyến khích về lợi ích vật

chất và tinh thần một cách kịp thời, như thưởng tác nghiệp, nâng lương trước thời hạn, tặng giấy khen...

Đối với hoạt động kiểm tra, kiểm soát, Ban kiểm soát tại HSC cần tiến hành kiểm tra công tác cho vay tại các Chi nhánh ít nhất 01 năm/lần để đánh giá một cách khách quan, độc lập quá trình cho vay tại các Chi nhánh hạn chế các rủi ro phát sinh

ảnh hưởng đến hệ thống. Bởi vì có những trường hợp hồ sơ tín dụng đã bỏ qua các

điều kiện cần thiết trong qui trình cho vay nhưng vẫn được Chi nhánh thông qua, trong quá trình tự kiểm tra tại Chi nhánh vẫn không thực hiện báo cáo. Nếu không có sự

kiểm soát chặt chẽ tại HSC, nguy cơ các Chi nhánh hoạt động không hiệu quả sẽ phát sinh, trở thành gánh nặng cho cả hệ thống khi rủi ro xảy ra. Từ đó, uy tín của ngân hàng sẽ bị giảm sút, ảnh hưởng đến kế hoạch dài hạn của hệ thống trong tương lai.

Có cơ chế hỗ trợ tài chính cho cán bộ làm công tác thẩm định. Hiện tại, với mức công tác phí theo quy định chung cho cán bộ QLKH là quá thấp (600.000đ/tháng), trong khi đó để công tác thẩm định đạt được hiệu quả cao, cán bộ

thẩm định ngân hàng phải đi thực tế thu thập số liệu về khách hàng…Ngoài ra, việc thường xuyên kiểm tra quá trình sản xuất kinh doanh, tình hình sử dụng vốn vay sau cho vay cũng sẽ tốn kém nhiều thời gian và chi phí của cán bộ QLKH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh mộc hóa, tỉnh long an (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)