9. Kết cấu của luận văn
3.1.1. Định hướng phát triển kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu
Tỉnh Long An
3.1.1. Định hướng phát triển kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam tư và Phát triển Việt Nam
BIDV chi nhánh Mộc Hóa với định hướng phát triển trở thành một trong ba ngân hàng thương mại cổ phần bán lẻ hàng đầu Việt Nam, tiếp tục đặt trọng tâm hỗ
trợ, ưu tiên cho khối khách hàng cá nhân và BIDV chi nhánh Mộc Hóa. Tập trung xây dựng và củng cố hệ thống nền tảng cho phát triển nhân sự, quản trị rủi ro cùng công nghệ tiên tiến. Thúc đẩy tính chuyên nghiệp, từng bước vươn tới các chuẩn mực quốc tế. Đảm bảo sự phát triển nhanh, ổn định và bền vững.
Nâng cao hiệu quả của mạng lưới phân phối, tái sắp xếp lại hệ thống chi nhánh, các điểm bán hàng và hệ thống máy ATM. Tối ưu hoá sự phối hợp giữa các khâu, bộ
phận. Tăng cường các hoạt động giám sát, kiểm soát. Hoàn thiện, củng cố các quy trình vận hành cơ bản. Đáp ứng tốt nhất các nhu cầu của khách hàng. Xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp mang bản sắc BIDV chi nhánh Mộc Hóa.
Định hướng mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh
Phát huy các kết quảđạt được và những bài học kinh nghiệm trong quản trị năm 2018, HĐQT quán triệt phương châm hành động của năm 2019 là “Kỷ cương - Trách
nhiệm - Hiệu quả”, phấn đấu hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh của năm 2019, tạo tiền đề hoàn thành mục tiêu cơ cấu lại hoạt động BIDV giai đoạn 2017-2020 và định hướng chiến lược đến năm 2030 gắn với định hướng hội nhập quốc tế với các mục tiêu, định hướng lớn như sau: Tập trung nguồn lực, nỗ lực
và linh hoạt triển khai kế hoạch kinh doanh năm 2019, phấn đấu một số chỉ tiêu chủ
yếu: Tín dụng tăng trưởng tối đa 17%và trong giới hạn được NHNN giao; Huy động vốn tăng trưởng 17%và phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn; Phấn đấu tỷ lệ nợ xấu dưới 2%; Lợi nhuận trước thuếđạt 9.300 tỷđồng.
Các biện pháp trọng tâm triển khai:
- Nâng cao năng lực tài chính: Tập trung thực hiện tăng vốn điều lệ từ phát hành cổ phiếu cho Nhà đầu tư nước ngoài (bao gồm nhà đầu tư chiến lược và nhà đầu tư tài chính) và thực hiện các biện pháp tăng vốn khác.
- Chỉ đạo chủđộng, tích cực thực hiện Phương án cơ cấu BIDV gắn với xử lý nợ
xấu đến năm 2020, trong đó đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng tài sản, kiểm soát chất lượng tín dụng thông qua các biện pháp thu hồi nợ quá hạn, nợ bán VAMC, kiểm soát giới hạn tín dụng đối với những ngành nghề có hệ số rủi ro cao; chuyển dịch cơ
cấu tín dụng theo đúng định hướng.
- Tập trung gia tăng và củng cố chất lượng nền khách hàng, đặc biệt là phân khúc khách hàng bán lẻ và SMEs; đối với các phân khúc còn lại: chọn lọc các khách hàng tốt, ưu tiên hiệu quả, đảm bảo phù hợp với lợi ích kinh doanh và khẩu vị rủi ro của BIDV. Khuyến khích phát triển các ngành nghề theo định hướng của Chính Phủ, NHNN; các ngành nghề có tiềm năng phát triển trong dài hạn như năng lượng, viễn thông, công nghiệp hỗ trợ, y tế, giáo dục... và giảm dần mức độ tập trung vào nhóm các khách hàng lớn có mức độ rủi ro cao.
- Tiếp tục quản lý chi phí hiệu quả, cải thiện khả năng sinh lời, phấn đấu mục tiêu cải thiện chỉ số CIR trên cơ sở triển khai có hiệu quả các giải pháp tại Đề án Quản trị chi phí hiệu quả, cụ thể: (i) Tiếp tục rà soát chỉnh sửa hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý tài chính, tài sản, lao động tiền lương theo hướng nâng cao chất lượng và tinh giản số lượng; (ii) Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách quản lý (từ công tác tuyển dụng, đào tạo, đánh giá, tiền lương, các cơ chế tạo động lực, quản lý LĐ,…) để
phân bổ hiệu quả chi phí nhân viên, tạo sự gắn kết của người lao động với BIDV, nâng cao NSLĐ chung của hệ thống đặc biệt là bộ phận kinh doanh; (iii) Kiểm soát quản lý chi phí QLKD, đầu tư mua sắm TSCĐ & XDCT; (iv) Tăng cường trách nhiệm của
- Đẩy mạnh các nguồn thu phi tín dụng, đặc biệt tập trung phát triển thu dịch vụ
ròng nhằm cải thiện cơ cấu thu nhập ròng; Tiếp tục đa dạng hóa nền khách hàng trên cơ sở đẩy mạnh hoạt động ngân hàng bán lẻ, phát triển khách hàng doanh nghiệp SME, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; Đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ đặc biệt các dịch vụ ngân hàng phi tín dụng, tập trung phát triển các sản phẩm tiện ích, giàu tính công nghệ, hiện đại, phù hợp với từng phân khúckhách hàng, chú trọng cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm và phương thức phục vụ.
- Nâng cao năng lực công nghệ thông tin, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào điều hành và quản lý trong đó tập trung triển khai đúng tiến độ các dự án CNTT trọng điểm (dự án Core Banking, LOS...);ưu tiên phát triển chiến lược Ngân hàng số (digital banking) một cách toàn diện trên tất cả các mặt hoạt động kinh doanh, quy trình sản phẩm, kênh phân phối, phù hợp với xu hướng phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; Đẩy mạnh phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng số và các kênh phân phối hiện đại.
Tiếp tục chỉ đạo thực hiện chuyển đổi mô hình tổ chức gắn với nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự, hoàn thiện bộ máy nhân sự cấp cao
Tiếp tục thực hiện chuyển đổi mô hình tổ chức gắn liền với nâng cao chất lượng
đội ngũ cán bộ nhân sự trên cơ sở rà soát, đánh giá, tinh giản và sắp xếp lao động: thu gọn mô hình chi nhánh và tập trung nguồn nhân lực cho hoạt động kinh doanh; và rà soát hoàn thiện mô hình, chức năng nhiệm vụ Khối/Ban; tiếp tục lộ trình quản lý tập trung tại TSC, đặc biệt là việc xây dựng mô hình quản lý rủi ro tập trung. Hoàn thiện bộ máy nhân sự cấp cao để vận hành hệ thống.; Tăng cường chỉ đạo sắp xếp và phát triển mạng lưới và quản lý danh mục đầu tư, giám sát hoạt động của các công ty con, liên kết, đơn vị hải ngoại
Sắp xếp và phát triển mạng lưới Phòng giao dịch là kênh cạnh tranh mũi nhọn của BIDV đối với phân khúc khách hàng cá nhân và SMEs.Tiếp tục đẩy mạnh phân phối đa kênh, nâng cấp và hiện đại hoá kênh phân phối ngân hàng điện tử, số hóa để
tạo bước tiến vượt bậc trong mảng hoạt động ngân hàng bán lẻ, mạng lưới kênh phân phối hiện đại.
Nâng cao năng lực quản trị, điều hành, tăng cường kiểm tra, giám sát trong toàn hệ thống
Nâng cao năng lực quản trị, điều hành trên cơ sở tiếp tục hoàn thiện và chuẩn hóa cơ chế chính sách đảm bảo đơn giản hóa về thủ tục, quy trình nghiệp vụ; xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh của BIDV đến năm 2025và tầm nhìn đến 2030 với những giải pháp, chương trình hành động cụ thể; tăng cường chỉđạo KHKD trung hạn, kế hoạch tái cơ cấu đối với các đơn vị thành viên; tập trung nguồn lực để thực hiện lộ
trình áp dụng Basel II đúng tiến độ, hoàn thiện và nâng cấp hệ thống quản trị rủi ro phù hợp với các nguyên tắc chuẩn mực của Ủy ban Basel.
Tập trung phát triển thương hiệu, triển khai hiệu quả chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế
Gia tăng hình ảnh, uy tín và thương hiệu của BIDV trong và ngoài nước; truyền thông về tầm quan trọng và không ngừng bồi đắp giá trị văn hóa doanh nghiệp. Thực hiện tốt trách nhiệm với cộng đồng thông qua các hoạt động an sinh xã hội.
Chú trọng xây dựng lộ trình đạt được nền tảng của một “ngân hàng đạt chuẩn ASEAN” (Qualified ASEAN Banks -QABs) –gói cam kết thứ 6 (Tự do hóa dịch vụ tài chính –Cộng đồng kinh tế Asean AEC); triển khai hiệu quả mô thức quản trị ngân hàng theo thông lệ tốt.