Các nhân tố bên ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng công tác đấu thầu tại ban quản lý dự án và phát triển quỹ đất thành phố mỹ tho (Trang 54)

- Về nguồn vốn: Nếu nguồn vốn không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật đấu thầu (từ các ngân hàng hay tổ chức tài chắnh nước ngoài hoặc của tổ chức, cá nhân trong nước) thì bên mời thầu có thể áp dụng các quy định riêng trong việc xét thầu và chỉ định thầu. Căn cứ vào nguồn gốc vốn đầu tư của dự án mà có thể phân loại chủ đầu tư theo các nhóm chắnh như sau:

+ Vốn ngân sách Nhà nước, đây là nhóm chịu sự điều chỉnh của Luật đấu thầu + Vốn nước ngoài, trong đó nếu các doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư xây dựng trực tiếp thì họ không chịu sự điều chỉnh của Luật đấu thầu. Còn nguồn vốn đầu tư gián tiếp thông qua chắnh phủ Việt Nam (như vốn ODA) thì vẫn chịu sự điều chỉnh của Luật đấu thầu.

+ Vốn của các cá nhân, tổ chức thuộc các thành phần kinh tế khác, đây là nhóm không chịu sự điều chỉnh của Luật đấu thầu.

- Về nhà cung cấp vật tư: Đây cũng là một trong những nhân tố có ảnh hưởng trong đấu thầu xây dựng. Khi xét thầu cần phải đề cập đến các nhà cung ứng vật tư, thiết bị mà các nhà thầu đưa ra. Trong thời đại của sự phân công lao động và chuyên môn hóa cao thì không có một doanh nghiệp nào có thể tự lo cho mình các đầu vào được. Để kinh doanh đạt hiệu quả thì doanh nghiệp phải tìm mua các vật tư đầu vào từ bên ngoài với điều kiện là người cung ứng phải giao hàng đúng hẹn, đúng chủng loại, đảm bảo yêu cầu về chất lượng và giá cả phải ổn định trong thời gian dài. Nếu các nhà cung cấp tăng giá hoặc giao vật liệu kém phẩm chất thì chất lượng và giá thành công trình sẽ bị ảnh hưởng, dẫn đến lợi nhuận và uy tắn của doanh nghiệp sẽ giảm, điều này đồng nghĩa với việc năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ bị giảm sút và cơ hội thắng thầu cũng giảm đi.

Vì vậy, để việc cung cấp vật tư, nguyên liệu đúng hạn và đảm bảo yêu cầu chất lượng thì doanh nghiệp cần phải tiến hành lựa chọn nhà cung cấp một cách cẩn thận. Tức là phải điều tra các điều kiện và hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà cung cấp đó có phù hợp với mình hay không, mặt khác không ngừng củng cố mối quan hệ tốt đẹp

42

với các nhà cung ứng, cùng nhau giải quyết những khó khăn trong quá trình thực hiện hợp đồng, tạo niềm tin cho nhau. Ngoài ra, nếu có điều kiện các doanh nghiệp xây dựng đầu tư xây dựng các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng như gạch, đá, xi măng... như vậy doanh nghiệp sẽ chủ động hơn trong quá trình thi công và hiệu quả mang lại sẽ lớn.

2.12. Kinh nghiệm đấu thầu xây dựng của một số nước trên Thế giới và tổ chức quốc tế

Hiện này, đấu thầu là một hoạt động phổ biến trên thế giới. Để không ngừng nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động đấu thầu của mình, chúng ta cần phải học hỏi kinh nghiệm đấu thầu của một số nước trên Thế giới như:

- Nga: Quy chế đấu thầu phù hợp cao với quy chế đấu thầu quốc tế, có cơ chế quản lý, giám sát, xử phạt nghiêm minh các hành vi tiêu cực trong đấu thầu.

- Hàn Quốc: Thiết lập một cơ quan tập trung với số lượng cán bộ chuyên gia lớn có nhiệm vụ tổ chức thực hiện đấu thầu tất cả các nhu cầu mua sắm hàng hoá và xây lắp công lớn của đất nước, những nhu cầu mua sắm hàng hoá và xây lắp có giá trị nhỏ cũng được phân cấp rõ ràng.

- Campuchia: Quy chế quản lý đấu thầu do nhà nước ban hành còn khá đơn giản, ngắn gọn nhưng việc tổ chức đấu thầu được tiến hành một cách tập trung thông qua một hội đồng chuyên trách do Nhà nước chỉ định.

- Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB): Ban hành riêng rẽ hai loại văn bản cho hoạt động đấu thầu theo hai phương thức đấu thầu xây lắp và đấu thầu mua sắm hàng hoá, quy định rõ tắnh hợp lệ của Nhà thầu, có chắnh sách rất rõ ràng đối với hành động gian lận và tham nhũng.

2.13. Kết luận

Qua phân tắch kinh nghiệm về công tác đấu thầu ở một số nước trên Thế giới, ta thấy có những bước tiến mới so với Việt Nam và có cơ chế giám sát tương đối chặt chẽ tạo nên tắnh minh bạch và công bằng cao trong hoạt động đấu thầu. Việt Nam cần nghiên cứu kỹ quy chế đấu thầu của Thế giới để có kế hoạch hoàn thiện hơn. Để tránh được những bất lợi, tổn thất này và đạt được những thành công trong việc quản lý dự án thì trước khi thực hiện đấu thầu, chúng ta phải có kế hoạch một cách cụ thể, chi tiết, rõ ràng và hoàn chỉnh.

45

3.5 Địa giới hành chắnh

Sau khi điều chỉnh địa giới hành chắnh huyện Châu Thành, huyện Chợ Gạo để mở rộng địa giới hành chắnh thành phố Mỹ Tho; điều chỉnh địa giới hành chắnh xã, thành lập xã thuộc thành phố Mỹ Tho, huyện Châu Thành, huyện Chợ Gạo:

Xã Đạo Thạnh có 1.031,47 ha diện tắch tự nhiên và 12.427 nhân khẩu. Xã Tân Mỹ Chánh có 931,59 ha diện tắch tự nhiên và 8.975 nhân khẩu. Xã Trung An có 1.063,03 ha diện tắch tự nhiên và 14.651 nhân khẩu.

Thành phố Mỹ Tho sau khi điều chỉnh, mở rộng có diện tắch tự nhiên là 8.154,08 ha (tăng 3.295,28 ha), dân số 204.142 người (tăng 94.725 người), 17 đơn vị hành chắnh phường Ờ xã (tăng 02 đơn vị). Diện tắch và dân số tăng thêm để mở rộng TP được điều chỉnh từ một phần của các xã: Long An, Phước Thạnh, Thạnh Phú, Bình Đức và toàn bộ xã Thới Sơn (huyện Châu Thành) và một phần các xã: Song Bình Ờ Lương Hoà Lạc (Chợ Gạo). 17 đơn vị hành chắnh cấp phường Ờ xã của TP Mỹ Tho khi được điều chỉnh mở rộng bao gồm các phường: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, Tân Long và các xã: Phước Thạnh, Trung An, Thới Sơn, Đạo Thạnh, Tân Mỹ Chánh, Mỹ Phong.

Thành phố Mỹ Tho có 8.154,08 ha diện tắch tự nhiên và 270.700 nhân khẩu, có 17 đơn vị hành chắnh trực thuộc, bao gồm các phường: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, Tân Long và các xã: Đạo Thạnh, Mỹ Phong, Phước Thạnh, Tân Mỹ Chánh, Thới Sơn, Trung An.

Ngày 05 tháng 02 năm 2016, Thủ tướng Chắnh phủ ban hành Quyết định số 242/QĐ-TTg về việc công nhận thành phố Mỹ Tho là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Tiền Giang. Như vậy, tắnh đến thời điểm này, thành phố Mỹ Tho là đô thị loại I thứ hai của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long sau thành phố Cần Thơ và là đô thị loại I thứ 17 của cả nước.

Dự kiến sau năm 2020, thành phố Mỹ Tho sẽ lập thêm 6 phường mới: Bình Tạo, Trung An, Trung Lương, Thạnh Mỹ, Thạnh Phong, Đạo Thạnh trên cơ sở giải thể 2 xã Trung An và Đạo Thạnh theo quy hoạch chung xây dựng thành phố Mỹ Tho đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

46

Bảng 3.5 Danh sách các đơn vị hành chắnh thuộc thành phố Mỹ Tho:

STT Tên đơn vị hành chắnh Diện tắch (kmỗ) Dân số (người) Mật độ (người/kmỗ) Số ấp/khu phố 1 Phường 1 0,77 20.567 26.710 6 khu phố: 1, 2, 3, 4, 5, 6 2 Phường 2 0,71 16.501 23.241 5 khu phố: 1, 2, 3, 4, 5 3 Phường 3 0,54 9.089 16.381 7 khu phố: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 4 Phường 4 0,79 10.408 13.175 11 khu phố: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 5 Phường 5 2,72 15.641 5.750 8 khu phố: 1, 2, 3, 5, 6, 7, 8, 9 6 Phường 6 3,11 13.686 4.401 12 khu phố: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 7 Phường 7 0,40 11.904 29.760 7 khu phố: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 8 Phường 8 0,70 23.250 33.214 8 khu phố: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 9 Phường 9 2,40 7.086 2.953 6 khu phố: 1, 2, 3, 4, 5, 6 10 Phường 10 2,83 10.433 3.687 6 khu phố: 1, 2, 3, 4, 5, Trung Lương 11 Phường Tân Long 2,73 3.456 1.266

4 khu phố: Tân Thuận, Tân Hà, Tân Hoà, Tân Bình 12 Xã Đạo

Thạnh 10,31 8.598 1.234

6 ấp: 1, 2, 3A, 3B, 4, 5, Long Hoà A, Long Hoà B

13 Xã Trung An 10,63 12.028 2.077 9 ấp: 1, 2, 3, 4, 5, 8, Bình Tạo, Chợ, Đồng 14 Xã Mỹ Phong 10,44 13.329 1.277 7 ấp: Mỹ Lương, Mỹ Phú, Mỹ Hoà, Mỹ Hưng, Mỹ An, Hội Gia, Mỹ Lợi, Mỹ Thạnh

47

15 Xã Tân Mỹ

Chánh 9,32 12.220 1.311

6 ấp: Phong Thuận, Tân Tĩnh, Bình Phong A, Bình Phong B, Bình Thạnh, Bình Lợi

16 Xã Thới

Sơn 12,12 5.574 460

4 ấp: Thới Hoà, Thới Bình, Thới Thuận, Thới Thạnh

17 Xã Phước

Thạnh 10,17 12.240 1.204

5 ấp: Phước Hoà, Phước Thuận, Long Hưng, Long Mỹ, Giáp Nước

Toàn thành

phố 81,57 244.687 3.000 120

3.6 Quy hoạch thành phố Mỹ Tho

UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định 1336/QĐ-UBND về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) TP. Mỹ Tho đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Đến năm 2020, TP. Mỹ Tho có vai trò vị trắ trung tâm hành chắnh, chắnh trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học công nghệ của tỉnh và là trung tâm thương mại dịch vụ, công nghiệp, du lịch sinh thái của khu vực Bắc sông Tiền.

Hoàn thiện kết cấu hạ tầng đô thị, KT-XH. Cơ cấu kinh tế là công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp; nâng dần tỷ trọng khu vực dịch vụ trong cơ cấu kinh tế; phát triển thêm các cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa; gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm an ninh trật tự xã hội và nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân.

a.Công nghiệp

- Định hướng phát triển: Phát triển các ngành chế biến và tinh chế nông sản, thủy sản, thực phẩmẦ tạo ra các sản phẩm có giá trị cao và hướng về xuất khẩu; đầu tư mới ngành cơ khắ chế tạo và sửa chữa, điện - điện tử, hóa chất để phục vụ các ngành khác và phục vụ dân sinh; đầu tư cơ sở gia công may quần áo, giày da nhằm giải quyết lao động tại địa phương và lân cận; di dời các cơ sở gây ô nhiễm và ách

48

tắc giao thông trong các phường và khu vực đông dân cư sang các cụm công nghiệp; tắch cực hỗ trợ, ưu đãi cho hợp tác xã hoặc doanh nghiệp ngành nghề truyền thống. Sử dụng công nghệ nhiều tầng vào từng địa bàn, thắch hợp với trình độ lao động, từng bước đầu tư chiều sâu...

- Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu: Xây dựng hoàn chỉnh các khu, cụm công nghiệp: Khu công nghiệp Mỹ Tho, cụm công nghiệp Trung An mở rộng 20 ha, cụm công nghiệp Tân Mỹ Chánh (53 ha), cụm công nghiệp Mỹ Phong (20 ha)... Bố trắ các làng nghề sản xuất chiếu, thảm, làm bánh, mứt...

b. Xây dựng

- Định hướng phát triển: Tập trung vào công tác chỉnh trang, sửa chữa và xây dựng mới các công trình công cộng và dân dụng mà chủ yếu là các cơ sở công quyền, khu tái định cư, các khu dân cư mới và nhà ở trong dân, các cơ xưởng trong các khu, cụm công nghiệp, các cơ sở công nghiệp, thương mại - dịch vụ và các công trình phúc lợi công cộng.

- Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu: Xây dựng mới các trung tâm thương mại, khách sạn, cao ốc văn phòng tại ngã ba Trung Lương; xây dựng khu du lịch Thới Sơn; các khu dân cư mới, phố thị tại các phường mới; xây dựng mới và nâng cấp các chợ phường xã, chợ vựa, các cụm và nhà máy công nghiệpẦ Kiên cố hóa và xây dựng đúng chuẩn các trường mầm non, trường phổ thông các cấp, Trung tâm tổng hợp kỹ thuật hướng nghiệp; nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới các bệnh viện, trạm y tế và các cơ sở văn hóa, thể dục thể thao; xây dựng các cơ sở công quyền của các phường, xã mới và của thành phố tại khu đô thị mới Trung LươngẦ

c. Hạ tầng kỹ thuật

* Giao thông - Đường bộ:

+ Phát triển đường vành đai: ĐT 870B sẽ nối dài lên ĐT 878, từ đó hướng ra đường cao tốc; tuyến Lộ Xoài thông ra ĐT 879B hướng về Long An; tuyến Bến Chùa, song song với rạch Bến Chùa, từ thị trấn Chợ Bưng ra QL.1A; tuyến ĐH.31 thông từ ĐT.879B đến ĐT.879 thông ra đường cao tốc.

+ Phát triển hệ thống đường đối ngoại: Tuyến Ấp Bắc - QL 1A, đường liên huyện Trung An, ĐT 879, ĐT 879B, nâng cấp đường Lộ Me lên cấp V.

49

+ Phát triển hệ thống đường trục đô thị bao gồm 2 tuyến chắnh theo hướng Bắc - Nam và Đông - Tây: trục Bắc - Nam, nâng cấp đoạn nối dài phắa Bắc cầu Hùng Vương; trục Đông - Tây, lộ Y tế - Lý Thường Kiệt - Nguyễn Trãi - Anh Giác, đoạn từ vòng xoay Ấp Bắc đến đường Lý Thường Kiệt sẽ thay thế bằng 2-3 tuyến đường nhỏ. Hệ thống đường hành lang đô thị, gồm các tuyến chắnh: tuyến hành lang Tây, đường Lý Thường Kiệt, tuyến hành lang Tây - Bắc, lộ Đạo Thạnh, có vai trò ngày càng quan trọng, cần nâng cấp lên đường đô thị; tuyến hành lang Đông, tuyến Lộ Ma và Trần Nguyên Hãn.

- Đường thủy:

+ Đường thủy do trung ương quản lý: tuyến sông Tiền có chiều dài trên địa bàn 8,2 km, sẽ nâng cấp theo kế hoạch của Trung ương.

+ Đường thủy cấp địa phương quản lý bao gồm sông Bảo Định và kênh Xáng, nâng cấp và xây kè tại một số điểm, đạt tiêu chuẩn đường thủy cấp 4 có khả năng thông ghe tàu trên 500 tấn.

* Thủy lợi

- Nạo vét các kênh rạch tạo nguồn thuộc hệ thống Bảo Định. - Chống sạt lở trên cù lao Tân Long.

* Thoát nước mưa

+ Tại khu chức năng đô thị trung tâm, cải tạo và nâng cấp theo hướng tận dụng các công trình hiện có và quản lý chặt chẽ; từng bước xây dựng hệ thống thoát nước thải tách riêng khỏi hệ thống hiện hữu. Tại các phường 5, 6, 8, 9, 10, Tân Long, đầu tư thay các mương thoát nước bằng hệ thống cống tròn; tiến hành xây dựng hệ thống cống trên khu vực chưa có hệ thống thoát nước kết hợp với nạo vét kênh rạch, nâng cao trình đô thị.

+ Tại các khu chức năng đô thị mới, trên cơ sở quy hoạch xây dựng, tiến hành xác định chỉ giới đỏ và xây dựng hệ thống cống thoát nước mưa. Trên các tuyến cống chắnh, quy hoạch chỉ giới và các giếng tách tràn nhằm tạo thuận lợi cho việc tách 2 hệ thống thoát nước mưa và nước thải sau này.

+ Xây dựng các tuyến cống tròn thoát nước mưa trong khu vực đường hẻm, từng bước xây dựng và thay các mương thoát nước bằng hệ thống cống tròn tại các trung tâm xã và các cụm dân cư nông thôn.

50

+ Tại các khu, cụm công nghiệp, tiến hành xây dựng hệ thống thoát nước mưa theo quy hoạch.

3.7. Chức năng chủ yếu và hình thức thực hiện quản lý dự án của đơn vị Ban quản lý dự án và phát triển quỹ đất thành phố Mỹ Tho Ban quản lý dự án và phát triển quỹ đất thành phố Mỹ Tho

Ban QLDA và phát triển quỹ đất thành phố Mỹ Tho là đơn vị sự nghiệp công lập, trực thuộc UBND thành phố Mỹ Tho. Ban có tư cách pháp nhân đầy đủ, được sử dụng con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc và ngân hàng thương mại theo quy định tại điểm 2, điểm 3 và điểm 4 Điều 63 Luật Xây dựng; Điều 17 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chắnh phủ.

Ban thực hiện các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ đầu tư và trực tiếp tổ chức quản lý thực hiện các dự án được giao; chịu trách nhiệm trước pháp luật và người quyết định đầu tư về hoạt động của mình;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng công tác đấu thầu tại ban quản lý dự án và phát triển quỹ đất thành phố mỹ tho (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)