Các nhân tố ảnh hưởng đến QLNN về đấu thầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng công tác đấu thầu tại ban quản lý dự án và phát triển quỹ đất thành phố mỹ tho (Trang 47)

2.11.1 Các nhân tố bên trong

- Hệ thống văn bản pháp luật về đấu thầu:

Văn bản quy định liên quan về đấu thầu luôn được thay đổi hoặc điều chỉnh lại cho phù hợp với thực tiễn. Từ đó giúp cho hoạt động đấu thầu ngày càng được hoàn thiện hơn, phù hợp với thực tế hơn.Tuy nhiên, làm cho chủ đầu tư không yên tâm và

35

luôn bị động với những thay đổi trong quy định. Vì vậy, việc cập nhập những thay đổi trong các quyđịnh về đấu thầu là rất cần thiết đối với phắa chủ đầu tư, vì nếu không kịp cập nhật thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới công tác tổ chức đấu thầu.

Trình tự phê duyệt thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán, dự toán, kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, báo cáo kết quả đấu thầu bị kéo dài, mất nhiều thời gian. Một mặt, cũng là do hệ thống văn bản pháp quy trong đấu thầu chưa được hoàn thiện. Mặt khác, cũng do các cán bộ phụ trách vấn đề trình duyệt không thường xuyên theo dõi sát sao quá trình phê duyệt với cấp trên để giải trình kịp thời những vấn đề phát sinh. Đối với việc xét thầu của gói thầu xây dựng được xem xét với điều kiện vượt qua 70/100 điểm kỹ thuật, còn lại là các yếu tố khác. Trong đó, yếu tố quyết định thắng thầu là giá bỏ thầu thấp nhất. Nhưng sự thật có hàng trăm, nghìn thủ thuật để biến chất lượng xấu trở thành tốt, làm thời gian chậm trở thành hợp lý, cho dù bị phạt tới 12% giá trị công trình cho khối lượng chậm bàn giao như quy định trong hợp đồng. Các loại tiêu cực, tham nhũng luôn tiềm ẩn trong tất cả các khâu của quá trình tư vấn, thiết kế, giám sát thi công, kiểm định, nghiệm thu, bàn giao công trình. Và nhà thầu có giá thấp nhất chưa chắc bị thua lỗ trong hoạt động xây dựng vì nhờ vào các hoạt động ngầm trong tất cả các mắc xắch.

Trước tình hình đó, có nhiều phản ứng từ phắa các nhà quản lý đầu tư và bản thân các nhà thầu. Dư luận xôn xao về nhiều cách giảm giá, trong khi đó các nhà thầu thì hoang mang. Nhiều nhà thầu phản đối đồng nghiệp bỏ giá thầu quá thấp, coi đó như một hành động phá giá.

Hơn nữa, trong Nghị định 58/2008/NĐ-CP và Nghị định 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 trước đây không quy định về giá sàn trong đấu thầu, nên đã không loại được các trường hợp phá giá, gây khó khăn cho việc quản lý nhà nước, cũng như đối với các doanh nghiệp làm ăn chân chắnh, ảnh hưởng xấu đến chất lượng công trình.

- Năng lực của chủ đầu tư (bên mời thầu):

Năng lực về nhân sự của bên mời thầu rất quan trọng, họ phải là những người rất am hiểu về các quy định của pháp luật về đấu thầu. Đồng thời, họ phải có kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực của gói thầu. Năng lực của chủ đầu tư đóng vai trò then chốt, là nhân tố quyết định đến thành quả của mọi công việc, bất kể là trong lĩnh vực nào. Đấu thầu cũng vậy, cho dù quy trình đấu thầu có hoàn thiện đến mấy mà

36

không được điều hành và thực hiện bởi những người có năng lực thì hoạt động đấu thầu cũng trở thành vô nghĩa.

Trong công tác đấu thầu, khi đưa ra yêu cầu cho bên tư vấn lập hồ sơ mời thầu, đôi lúc đưa ra những yêu cầu về gói thầu quá cao không bám sát các yêu cầu đã được duyệt, điều này dẫn đến không lựa chọn được nhà thầu ngay từ lần đấu thầu đầu tiên mà đôi khi phải tổ chức đấu thầu lại. Đó là do phắa chủ đầu tư muốn có những nhà thầu hoàn hảo nhất tham gia đấu thầu, nhưng khi đó không phải nhà thầu nào cũng đáp ứng được các yêu cầu quá cao như vậy, khi đó được một nhà thầu vượt qua được giai đoạn đánh giá về kỹ thuật, mặc dù các nhà thầu tham dự đều là những nhà thầu tiềm năng, có uy tắn.

Trong đấu thầu xây dựng, chủ đầu tư thường căn cứ vào một số tiêu chắ để đánh giá, lựa chọn nhà thầu trúng thầu: giá bỏ thầu; biện pháp kỹ thuật, chất lượng công trình; tiến độ thi công; năng lực và kinh nghiệm nhà thầu; biện pháp tổ chức thi công, bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh môi trường. Hiện nay, vẫn thiếu những chuyên viên giỏi về lĩnh vực kỹ thuật, nên khi tổ chức chấm thầu rất khó khăn, nhiều khi làm ảnh hưởng đến thời gian và chất lượng của kết quả đấu thầu.

- Năng lực các nhà thầu xây lắp:

Nhà thầu xây lắp là lực lượng tạo ra sự thành công hay thất bại của các cuộc đấu thầu. Không có các nhà thầu thì không có các cuộc đấu thầu và cũng chẳng cần có các quy định về đấu thầu. Tuy nhiên, chất lượng, năng lực của các nhà thầu cũng góp phần không nhỏ vào chất lượng của các cuộc đấu thầu, đặc biệt là trong đấu thầu xây dựng.

Năng lực đấu thầu của doanh nghiệp là toàn bộ năng lực về tài chắnh, thiết bị, công nghệ, lao động, marketing, tổ chức quản lý mà doanh nghiệp có thể sử dụng để tạo ra lợi thế của mình so với các đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập cao và phát triển bền vững. Trong đấu thầu xây dựng thì năng lực đấu thầu của doanh nghiệp chắnh là thị phần của nhà thầu xây dựng, doanh thu, lợi nhuận từ hoạt động đấu thầu, năng lực tài chắnh của doanh nghiệp, nguồn nhân lực có trình độ cao có kinh nghiệm, phương pháp quản lý, bảo vệ môi trường, uy tắn và thương hiệu của doanh nghiệp. Những yếu tố trên tạo cho doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh có nghĩa là tạo cho doanh nghiệp có khả năng triển khai các hoạt động với hiệu suất cao

37

hơn đối thủ cạnh tranh, tạo ra giá trị khác biệt cho khách hàng dựa trên những sự khác biệt hóa trong các yếu tố của chất lượng hoặc chi phắ thấp hoặc cả hai.

Năng lực tổ chức sản xuất của một số nhà thầu chưa tốt, còn hạn chế về tổ chức điều hành, làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công. Trong nhiều trường hợp, năng lực về thiết bị, tài chắnh của một số nhà thầu chưa tốt dẫn đến trong quá trình thực hiện gói thầu không đảm bảo tiến độ như đã cam kết trong hợp đồng, chất lượng thi công chưa đảm bảo yêu cầu, và cuối cùng dẫn đến bị thay thế bởi các nhà thầu khác vào thi công. Điều đó rất ảnh hưởng tới việc thi công, chất lượng công trình và việc quản lý của chủ đầu tư đối với các nhà thầu.

Khi quy mô của gói thầu lớn đòi hỏi năng lực của nhà thầu tham gia dự thầu cũng phải được nâng cao. Do vậy, việc liên danh, thuê thầu phụ để thực hiện gói thầu là rất phổ biến trong các cuộc đấu thầu. Nhưng nhiều khi, cùng với giá cả biến động, quan hệ thầu chắnh, thầu phụ không sòng phẳng dẫn đến ảnh hưởng đến chất lượng, tiến độ của gói thầu, ảnh hưởng đến công tác nghiệm thu, hoàn công và thanh quyết toán, giải ngân.

Vấn đề gây nhiều tranh cãi hiện nay là tình trạng nhà thầu bỏ giá quá thấp cũng đã xảy ra. Việc nhà thầu bỏ giá thấp ảnh hưởng rất lớn đến việc lựa chọn nhà thầu. Vì chưa chắc các nhà thầu có giá thấp đã có những giải pháp kỹ thuật tốt. Mục tiêu của việc đấu thầu là tìm ra được các nhà thầu thực hiện tốt việc xây dựng công trình và tiết kiệm được cho ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên theo quy định thì nhà thầu nào có giá đánh giá thấp nhất sẽ được chọn, do đó không thể làm trái với quy định của Nhà nước. Nên khi nhà thầu đưa giá thấp, nhưng yêu cầu về mặt kỹ thuật chỉ đáp ứng tối thiểu thì vẫn được chọn. Trong khi nhà thầu khác có thể đưa ra giá cao hơn một chút nhưng có biện pháp kỹ thuật tiên tiến thì lại không được chọn.

Cạnh tranh giữa các nhà thầu trong đấu thầu xây dựng là quá trình doanh nghiệp tìm kiếm thông tin về đấu thầu, tìm kiếm thị trường sau đó tiến hành lựa chọn các gói thầu phù hợp với năng lực doanh nghiệp, đưa ra các giải pháp về tài chắnh và kỹ thuật các biện pháp thi công để tham gia đấu thầu. Nếu trúng thầu thì tiến hành ký kết và thực hiện hợp đồng cho tới khi bàn giao công trình cho Chủ đầu tư. Như vậy, muốn giành thắng lợi trong cuộc cạnh tranh gay go này thì nhà thầu phải có thực lực về mọi

38

mặt, không ngừng phát huyđiểm mạnh, phải tạo ra được sự khác biệt đối với các nhà thầu khác.

- Năng lực các tổ chức tư vấn - Năng lực của tư vấn thiết kế

Ngoài một số ắt các doanh nghiệp tư vấn có truyền thống, bề dày kinh nghiệm, còn lại là các doanh nghiệp tư vấn nhỏ lẻ mới hình thành trong những năm gần đây, còn yếu về năng lực.

Hiện nay thiếu các tư vấn chất lượng cao ở tầm vĩ mô trong việc đề xuất các chủ trương đầu tư xây dựng, quy hoạch, lập dự án,đề xuất các giải pháp kỹ thuật công nghệ chắnh xác, hợp lý, khả thi. Trong nhiều trường hợp đã để xảy ra các sai sót, phải điều chỉnh cho quá trình xây dựng gây tốn kém, lãng phắ, ảnh hưởng lớn đến chất lượng công trình.

Nhiều tổ chức tư vấn do đòi hỏi bức bách của công việc mà hình thành, chưa có những định hướng, chiến lược phát triển rõ rệt. Các Công ty tư vấn xuất hiện tràn lan, đã bắt đầu có hiện tượng một số doanh nghiệp tư vấn về việc thực hiện dịch vụ theo kiểu môi giới hoặc thuê mượn, thiếu thực lực gây hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động tư vấn. Chắnh vì vậy trong quá trình ậlp dự án, thiết kế công trình còn có nhiều thiếu sót:

Tư vấn còn lệ thuộc quá nhiều vào ý chắ của các cơ quan quản lý. Nhất là các dự án đi qua nhiều địa phương, các tư vấn đều lập theo đề nghị của địa phương về quy mô, hướng tuyến mà không chủ động theo đề xuất của mình, dẫn đến khi lập phải điều chỉnh lại. Công tác khảo sát điều tra địa chất, thủy văn không chắnh xác, giải pháp thiết kế đưa ra ở một số dự án không phù hợp, các công trình đang thi công dở dang, phải thay đổi giải pháp kỹ thuật, phải tạm dừng để điều chỉnh thiết kế hoặc thiết kế bổ sung.

Hơn nữa hiện nay nhu cầu đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông lớn, các tổ chức tư vấn không phát triển thêm, vẫn chỉ là các đơn vị trước đây, nhiều đơn vị chưa đầu tư phát triển về chiều sâu. Trong khi đó nhiều tổ chức tư vấn tư nhân được thành lập nhưng năng lực còn hạn chế, thiếu thiết bị khảo sát, phòng thắ nghiệm, thiếu chuyên gia giỏi, chưa thực hiện được các dự án lớn, kỹ thuật phức tạp. Do vậy trong nhiều năm qua, công tác tư vấn ở các công trình chủ yếu đang sử dụng ở hình thức chọn

39

chỉ định thầu, chưa áp dụng được việc tuyển chọn theo hình thức đấu thầu, điều này cũng là một yếu tố liên quan trực tiếp đến chất lượng thiết kế. Trình độ tư vấn thấp sẽ dẫn tới thiếu trách nhiệm với công việc tạo ra kết quả kém như: Thiết kế kỹ thuật có nhiều sai sót, dự toán tiên lượng tắnh thiếu làm cho công tác đấu thầu của các nhà thầu rất vất vả. Trong quá trình làm hồ sơ mời thầu rất khó khăn làm ảnh hưởng đến quá trình xét thầu. Nhìn chung Nhà thầu tư vấn chưa chịu trách nhiệm đến cùng đối với sản phẩm thiết kế của mình.

+ Năng lực của tư vấn lập hồ sơ mời thầu

Công tác chuẩn bị HSMT và tiêu chuẩn đánh giá là bước quan trọng trong quá trình đấu thầu, song trong nhiều trường hợp do chuẩn bị không tốt hoặc việc phê duyệt còn đơn giản nên đã có nhiều vướng mắc như:

HSMT được chuẩn bị một cách chung chung, mập mờ gây khó hiểu cho nhà thầu cũng như cho việc đánh giá. Trong đó khối lượng đưa ra sai lệch so với thiết kế; Tiêu chuẩn đánh giá không rõ ràng, không phù hợp với gói thầu. Chất lượng của HSMT được hình thành bởi tiêu chuẩn đánh giá thiếu cơ sở tin cậy sẽ gây ra những thắc mắc khiếu nại.

Đối với tất cả các khiếm khuyết trên thì chất lượng của HSMT mà cụ thể tiêu chuẩn đánh giá là nguyên nhân làm cho quá trình đấu thầu kéo dài thiếu tin cậy.

Khi có bộ HSMT kỹ và tốt, quá trình phân tắch dễ dàng đưa về cùng một mặt bằng xem xét, đảm bảo sự bình đẳng và minh bạch khi xét thầu. Sự yếu kém về chất lượng khi phải đáp ứng bộ HSMT viết kỹ và tốt sẽ thể hiện khá rõ trong hồ sơ dự thầu. Bên cạnh đó, HSMT được soạn kỹ và tốt dẫn tới công tác kiểm tra, giám sát và nghiệm thu trong quá trình thi công, quá trình thực hiện hợp đồng sẽ rất thuận lợi. Do đó, sự yếu kém về năng lực của nhà tư vấn lập HSMT sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến công tác đấu thầu và lựa chọn Doanh nghiệp thắng thầu.

- Một số vấn đề về vốn và việc áp dụng đơn giá trong đấu thầu:

Một thực trạng vẫn còn tồn tại là các gói thầu sử dụng vốn ngân sách nhà nước đều lâm vào tình trạng kế hoạch tài chắnh không đồng bộ với tiến độ triển khai dự án, tiến độ đấu thầu. Có những dự án lâm vào tình trạng bế tắc khi kế hoạch đấu thầu không bám sát kế hoạch vốn nên bên trúng thầu không triển khai được vì thiếu vốn hoặc vốn bố trắ không hợp yêu cầu.

40

Tình trạng thiếu vốn phổ biến trong thời gian vừa qua là nguyên nhân ảnh hưởng rất lớn tới kế hoạch hoàn thành công trình. Do vậy, chủ đầu tư phải điều chỉnh vấn đề trên cho phù hợp. Trong một số trường hợp việc cấp phát vốn đối với một số trường hợp vẫn thực hiện theo cơ chế cũ, gây chậm trễ về tiến độ giải ngân.

Việc vận dụng giá xét thầu xây lắp của từng địa phương có nhiều sự khác biệt, giá xét thầu được xem xét trên cơ sở giá dự thầu của nhà thầu. Bên cạnh đó chủ đầu tư cũng có những lựa chọn phù hợp với tình hình thị trường mà đưa ra mức giá xét thầu như sau:

Gmin <GXT < Gmax (1.1) Trong đó:

+ GXT: Mức giá xét thầu + Gmax: Mức giá tối đa + Gmin: Mức giá tối thiểu

Giảm giá thầu là biện phạm khá phổ biến đối với các nhà thầu hiện nay thường áp dụng. Để có thể giảm giá thành bắt buộc nhà thầu phải tắnh toán, phân tắch và quyết định vì lợi ắch cũng như điểm yếu của mình khi đưa ra mức giá hợp lý, có khả năng thắng thầu cao nhưng cũng phải đảm bảo thực hiện dự án có lãi khi trúng thầu.

Giá dự thầu của nhà thầu được xác định theo công thức: GDT = VL + NC + MTC + TT + C + TL + VAT +LT (1.2) Trong đó:

+ GDT : Giá trị dự thầu + VL: Chi phắ vật liệu + NC: Chi phắ nhân công + MTC: Chi phắ máy thi công + Chi phắ trực tiếp khác + Chi phắ chung

+ TL: Thu nhập chịu thuế tắnh trước + VAT: Thuế giá trị gia tăng

+ LT: Chi phắ lán trại

Giá dự thầu là một trong những tiêu chắ quan trọng để chủ đầu tư đánh giá, xem xét đưa ra giá trúng thầu. Như vậy chủ đầu tư phải kiểm tra kỹ lưỡng việc áp dụng

41

đơn giá có đúng không, có phù hợp với quy định của Nhà nước hay không. Nếu không kiểm soát được sẽ ảnh hưởng rất lớn tới việc thành công, hay thất bại của công cuộc đấu thầu.

2.11.2 Các nhân tố bên ngoài

- Về nguồn vốn: Nếu nguồn vốn không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật đấu thầu (từ các ngân hàng hay tổ chức tài chắnh nước ngoài hoặc của tổ chức, cá nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng công tác đấu thầu tại ban quản lý dự án và phát triển quỹ đất thành phố mỹ tho (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)