Kiến nghị đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện châu thành tỉnh tiền giang (Trang 91 - 96)

9. Kết cấu luận văn 5 

3.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt

Nam – Chi nhánh tỉnh Tiền Giang

Một là, Hiện nay trên địa bàn thị phần khách hàng cá nhân ngày càng giảm sút do sự cạnh tranh gay gắt của các NHTM cổ phần không ngừng mở rộng về quy mô và chất lượng, vì vậy Chi nhánh cần xác định rõ khách hàng tiềm năng và đối

tượng khách hàng cần phát triển trong thời gian tới là thị trường bán lẻ đó là khách hàng cá nhân từđó Chi nhánh có chính sách cần thiết cho sự phát triển bền vững và hiệu quả trong hoạt động kinh doanh trong thời gian tới.

Hai là, Chi nhánh cần thực hiện tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ Ngân hàng đáp ứng yêu cầu của chương trình hiện đại hóa toàn Ngân hàng. Đặc biệt quan tâm và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ giao dịch và cán bộ kinh doanh vì đội ngũ này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng.

Ba là, Nghiên cứu và phát triển thêm nhiều sản phẩm mới phù hợp với tình hình thực tế trên địa phương. Thực hiện phát triển Ngân hàng theo hướng Ngân hàng đa năng nhằm đáp ứng yêu cầu của tình hình mới đồng thời nâng cao tínhcạnh tranh với các Ngân hàng bạn.

Bốn là, Quan tâm phát triển chiến lược Marketing trong toàn hệ thống nhằm nâng cao uytín cho Ngân hàng, tạo ra hình ảnh và thương hiệu đẹp để lôi kéo và thu hút kháchhàng, đồng thời tăng cường sức cạnh tranh trên thị trường.

Năm là, Thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo nghiên cứu trao đổi kinh nghiệm công tácgiữa Chi nhánh và các Phòng Giao Dịch. Khuyến khích ý kiến đóng góp xây dựng của cán bộ lãnh đạo và nhân viên để có định hướng xây dựng các chiến lược phát triển cho tương lai vì sự phát triển bền vững của Ngân hàng Agribank Chi nhánh Tỉnh Tiền Giang.

Sáu là, Ngân hàng Agribank Chi nhánh Tỉnh Tiền Giang nên xem xét kiến nghị giảm bớt một số giấy tờ có nội dung trùng lặp trong các hồ sơ vay vốn nhằm làm giảm thời gian thẩm định, giảm chi phí giấy tờ, chi phí quản lý và lưu trữ thông tin.

Bảy là, Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ cần tổ chức theo chuyên đề và có tính hợp lý, bên cạnh đó cần thống nhất trong quy trình, nghiệp vụ, tránh chồng chéo làm ảnh hưởng đến khách hàng cũng như sự tăng trưởng tín dụng.

KT LUN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở nghiên cứu những lý luận, các đánh giá và nhận xét về thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân cũng như chất lượng của việc cho vay khách hàng cá nhân đã được phân tích trong Chương 1 và Chương 2. Từđó, Chương 3 đã đưa ra được các nhóm giải pháp và kiến nghị trong thời gian tới, nhằm hướng tới mục tiêu cuối cùng là phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tăng trưởng đi đối với an toàn, hiệu quả hạn chế tối đa những rủi ro không đáng có cũng như đảm bảo lợi ích cho kinh tếđịa phương của Chi nhánh.

KT LUN

Với mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tổng hợp lý luận, phân tích đánh giá thực trạng và đưa ra các giải pháp để phát triển là đối tượng tín dụng cá nhân nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Agribank Chi nhánh Huyện Châu Thành Tỉnh Tiền Giang trong thời gian tới, luận văn “Hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam - Chi nhánh Huyện Châu Thành Tỉnh Tiền Giang” đã thực hiện được những nội dung chủ yếu sau:

Một là, luận văn trình bày tổng quan lý luận cơ bản về tín dụng cá nhân.Trong đó đề cập khái niệm, đặc điểm; vai trò của tín dụng cá nhân đối với các chủ thể trong nền kinh tế; các sản phẩm tín dụng cá nhân; những chỉ tiêu đánh giá sự phát triển tín dụng cá nhân của NHTM. Luận văn đưa ra những bài học kinh nghiệm từ các NHTM khách trên địa bàn về tình hính phát triển tín dụng cá nhân từ đó chỉ ra bài học kinh nghiệm phát triển tín dụng cá nhân cho Ngân hàng Agribank Chi nhánh Huyện Châu Thành Tỉnh Tiền Giang.

Hai là, luận văn đi vào nghiên cứu thực trạng phát triển tín dụng cá nhân ở Ngân hàng Agribank Chi nhánh Huyện Châu Thành Tỉnh Tiền Giang cùng những vấn đềđặt ra trong phát triển tín dụng cá nhân ở Ngân hàng Agribank Chi nhánh Huyện Châu Thành Tỉnh Tiền Giang như: sản phẩm tín dụng cá nhân; những kết quảđạt được trong triển khai tín dụng cá nhân giai đoạn 2017-2019.

Ba là, trên cơ sở những nguyên nhân hạn chế và những định hướng phát triển của Ngân hàng Agribank Chi nhánh Huyện Châu Thành Tỉnh Tiền Giang, luận văn đưa ra các nhóm giải pháp để phát triển tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Agribank Chi nhánh Huyện Châu Thành Tỉnh Tiền Giang như: phát triển sản phẩm tín dụng cá nhân; cải tiến quy trình, chính sách tín dụng cá nhân; giải pháp hỗ trợ và giải pháp phát triển nguồn nhân lực.

Những giải pháp nêu trên cần phải được triển khai một cách đồng bộ và vững chắc nhằm thực hiện được chiến lược phát triển Ngân hàng bán lẻ song hành với bán buôn, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và giữ vững vị thế của Ngân hàng Agribank Chi nhánh Huyện Châu Thành Tỉnh Tiền Giang trong thời kỳ cạnh tranh và hội nhập.

DANH MC TÀI LIU THAM KHO

[1] Quốc hội (2010). Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/6/2010.

[2] Quốc hội (2017). Nghị quyết số: 42/2017/QH14 ngày 21/06/2017 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.

[3] Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2016). Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016. Quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng,Chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.

[4] Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, 2019. QĐ số

225/QĐ-HĐTV-TD ngày 09/04/2019 về Quy chế cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam; QĐ số

1225/QĐ-NHNo-TD ngày 18/06/2019 về Quy định, quy trình cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.

[5] Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, 2014. QĐ số

35/QĐ-HĐTV-HSX ngày 15/01/2014 về Ban hành Quy định giao dịch bảo đảm cấp tín dụng trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.

[6] Nguyễn Đăng Dờn và cộng sự (2017). Lý thuyết tài chính tiền tệ, NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.

[7] Nguyễn Đăng Dờn và cộng sự (2014). Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, NXB kinh tế TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.

[8] Chất lượng tín dụng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Cần Đước tỉnh Long An ”_Tác giả: Võ Đức Thanh (2019), Đại học Kinh Tế Công Nghiệp Long An.

[9] Lê Minh Mẫn (2019), Phát triển tín dụng cá nhân tại Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam Chi nhánh Tiền Giang”, Đại học Kinh Tế Công Nghiệp Long An.

[10] Phạm Ngọc Minh Tâm (2019), Hiệu quả tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu Điện Liên Việt – chi nhánh Long An

[11] Nguyễn Ngọc Yến Trâm (2019), Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam Chi nhánh Thành Phó Tân An, Tỉnh Long An, Đại học Kinh Tế Công Nghiệp Long An.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện châu thành tỉnh tiền giang (Trang 91 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)