9. Kết cấu luận văn 5
2.3.2. Những hạn chế 60
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Agribank Chi nhánh Huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang vẫn tồn tại những hạn chế nhất định.
Một là: Về sản phẩm dịch vụ
Sản phẩm cho vay còn đơn điệu chưa linh hoạt. Các sản phẩm mà Agribank cung cấp đơn thuần như cho vay mua nhà, mua đất, xây sửa nhà; cho vay chăn nuôi, cải tạo vườn, trồng trọt; cho vay mua xe, cho vay hộ kinh doanh cá thể,… Trong khi
các Ngân hàng khác phát triển sản phẩm có nhiều tiện ích như Ngân hàng Đông Á cho vay tín chấp trong vòng 24 giờ, Sacombank cho vay tiểu thương không cần thế chấp, thu nợ trực tiếp tại địa điểm kinh doanh và chấp nhận trả góp linh hoạt ngày/tuần/tháng hay cho vay sản xuất kinh doanh trả góp hàng tháng với thời hạn cho vay lên 60 tháng.
Ngoài ra, các NHTM cổ phần khác cũng đưa ra một số sản phẩm tuy không mới về nội dung nhưng mới mẻ về hình thức, như sản phẩm cho vay mua nhà “Gia đình trẻ” hay sản phẩm cho vay mua ô tô “Ô tô xịn” của Techcombank,…Cùng với các hoạt động quảng cáo giới thiệu thì các sản phẩm này cũng được khách hàng biết tới và sử dụng.
Hai là: Về nhân sự và chăm sóc khách hàng
- Số lượng CBTD: Tổng dư nợ cho vay đối với KHCN tăng mạnh qua các năm trong khi số lượng cán bộ nhân viên KHCN tại Chi nhánh lại tăng không đáng kể, do phải quản lý nhiều khoản vay với nhiều khách vay, khối lượng công việc phải giải quyết nhiều, vì vậy dễ dẫn đến những sai sót không đáng có trong nghiệp vụ lẫn chăm sóc khách hàng.
- Giao dịch viên kế toán: Với xu hướng ngành Ngân hàng hiện nay là phát triển Ngân hàng bán lẻ nghĩa là phát triển sản phẩm dịch vụ mà đối tượng chính để phục vụ trên địa bàn đa phần là các khách hàng cá nhân nhỏ lẻ; điện tử hóa hệ thống Ngân hàng hạn chế sử dụng tiền mặt trong nông thôn bên cạnh đó là sự tăng trưởng vượt bậc về tín dụng cá nhân tại Agribank Chi nhánh Huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang đều này làm gia tăng khối lượng công việc lên bộ phận giao dịch viên kế toán so với số lượng giao dịch viên khá ít tại Chi nhánh từđó làm cho phong cách, thái độ và thời gian phục vụ khách hàng chưa tốt làm ảnh hưởng đến khách hàng và gây thiệt hại cho Chi nhánh khi khách hàng chưa thỏa mãn nên chuyển sang giao dịch tại các NHTM cổ phần khác.
Ba là: Về hoạt động maketing
Chưa được chú trọng đúng mức, một phần do hạn chế về mặt nhân lực vì chưa có bộ phân phụ trách riêng chuyên sâu do đó còn nhiều khách hàng chưa hiểu rõ về chương trình sản phẩm và cách thức hoạt động cho vay KHCN tại Chi nhánh.
chưa xác thực, đầy đủ, trung thực và chưa được tuyên truyền quảng bá đúng với thương hiệu Agribank, từđó tạo tấm lý lo ngại từ phía khách hàng.
Bốn là: Về thị phần
-Thị phần cho vay KHCN tại Chi nhánh mặc dù chiếm tỷ trọng tương đối tốt chiếm từ 20% trở lên trên địa bàn toàn Huyện Châu Thành, nhưng với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt khi mà trên địa bàn Huyện hiện nay các NHTM cổ phần không ngừng mở mới Chi nhánh và Phòng giao dịch với nhiều chương trình ưu đãi về lãi suất, phí và phong phú về quà tặng nhằm lôi kéo khách hàng. Hệ quả là số lượng KHCN tại Agribank Chi nhánh Huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang giảm liên tục, mặc dù trong giai đoạn này Chi nhánh có áp dụng chính sách sàn lọc khách hàng không tốt nhưng đều này cũng đáng báo động để Chi nhánh thêm cảnh giác từ đó điều chỉnh chính sách giữ khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới hiệu quả hơn.
Năm là: Về tài sản đảm bảo
Hiện nay Agribank Chi nhánh Huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang hoạt động tín dụng với cơ chế định giá tài sản đảm bảo là quyền sử dụng đất đối với đất nông nghiệp theo QĐ 44/2015/QĐ-UBND ngày 21 tháng 12 năm 2015, theo đó CBTD tự định giá tài sản theo khung giá do UBND tỉnh tiền Giang công bố mà giá trị thực tế thấp hơn nhiều so với giá chuyển nhượng mua bán trên thị trường, trong khi đó hiện nay các NHTM cổ phần có bộ phận định giá tài sản riêng và được định giá thị trường đối với loại đất cây lâu năm đều này làm ảnh hưởng đến số tiền cấp tín dụng, vì vậy Chi nhánh chưa thõa mãn nhu cầu vay vốn của một bộ phận khách hàng, khách hàng buộc phải chuyển dịch sang các NHTM cổ phần khác để vay vốn.
Sáu là: Về cách thức tổ chức làm việc
Hiện nay tại Agribank Chi nhánh Huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang mỗi CBTD vừa trực tiếp tìm kiếm khách hàng; thẩm định; định giá tài sản; thực hiện làm hồ sơ; đôn đốc nhắc nợ vay; thu và xử lý nợ quá hạn, nợ xấu; làm dịch vụ tài chính khác. Trong khi đó tại các NHTM cổ phần mỗi khâu đều có bộ phận chuyên trách chẳng hạn: Bộ phận tìm kiếm khách hàng; Bộ phận thẩm định; Bộ phận định giá tài sản; Bộ phận hỗ trợ tín dụng (chuyên hướng dẫn, thực hiện làm hồ sơđảm bảo tiền vay, hồ sơ tín dụng, giải ngân,….); Bộ phận pháp chế thực hiện xử lý nợ xấu;…Đều này làm ảnh hưởng không ít đến chất lượng và hiệu quả trong hoạt động
phát triển tín dụng cá nhân tại Chi nhánh.
Bảy là: Về công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ
Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ còn chồng chéo, chưa đạt sựđồng thuận cao nhất trong quy trình nghiệp vụ; tầng suất dày đặt làm ảnh hưởng phần nào đó đến hoạt động phát triền tín dụng cá nhân tại Chi nhánh cũng như khách hàng.
Tám là: Về hoạt động cho vay qua tổ nhóm
Hiện trên địa bàn Huyện Châu Thành số lượng các Chi nhánh và Phòng giao dịch NHTM cổ phần rất nhiều và thường xuyên tiếp cận các tổ trưởng tổ vay vốn, Hội nông dân cấp xã,… với nhiều chính sách ưu đãi nhằm mục đích lôi kéo tiếp thị thu hút khách hàng cá nhân từ Agribank Chi nhánh Huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang từđó làm cho một số tổ trưởng có sự so sánh và phát sinh tiêu cực hoặc hoạt động chưa tích cực làm ảnh hưởng hoạt động phát triền tín dụng cá nhân tại hoạt động phát triền tín dụng cá nhân tại Chi nhánh.