9. Kết cấu luận văn 5
1.3. Hiệu quả về hoạt động cho vay đối với kháchhàng cá nhân 16
1.3.1. Khái niệm hiệu quả về hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân
Hàng hóa nói chung, muốn được người tiêu dùng lựa chọn thì nó phải thỏa mãn nhu cầu sử dụng, đáp ứng tốt nhất về mặt số lượng, chất lượng và giá cả. Trong đó yếu tố chất lượng là quan trọng hơn cả. Có thể hiểu chất lượng ởđây là năng lực của sản phẩm hay dịch vụ mang đến sự phù hợp với mục đích và mong muốn của người sử dụng.
Hoạt động tín dụng được cho là chất lượng khi mà nó đáp ứng một cách tốt nhất yêu cầu của các chủ thể liên quan trong quan hệ tín dụng, như mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng, đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng, đảm an toàn và hạn chế rủi ro về vốn, mang lại hiệu quả kinh tế, phù hợp và phục vụ sự phát triển kinh tế xã hội,…
Chất lượng tín dụng đối với KHCN là một khái niệm vừa cụ thể vừa trừu tượng. Đối với từng chủ thể, chất lượng tín dụng thể hiện ở những khía cạnh khác nhau:
- Dưới góc độ Ngân hàng: chất lượng tín dụng đối với KHCN tốt nghĩa là khoản tín dụng đó phải được tài trợ từ nguồn vốn tốt, được đảm bảo an toàn với rủi ro thấp nhất. Đồng thời, món vay này được sử dụng đúng mục đích cam kết ban đầu, được hoàn trả gốc và lãi vay đúng thời hạn, mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng với chi phí nghiệp vụ thấp nhất. Bên cạnh đó, khoản tín dụng có chất lượng còn tạo điều
kiện tăng uy tín và khả năng cạnh tranh của Ngân hàng trên thị trường tài chính, thiết lập và làm lành mạnh những mối quan hệ kinh tế, phục vụ cho sự phát triển của hệ thống.
- Dưới góc độ khách hàng: thì khoản tín dụng có chất lượng trước hết phải đáp ứng tối ưu nhu cầu vốn của họ, phù hợp về lãi suất và khả năng trả nợ cũng như kì hạn trả nợ của khách hàng. Thủ tục vay vốn đơn giản, thuận tiện, thu hút nhiều khách hàng trên cơ sởđảm bảo nguyên tắc tín dụng.
- Dưới góc độ nền kinh tế: khoản tín dụng chất lượng phải hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu dùng hợp pháp, góp phần phục vụ sản xuất, lưu thông hàng hoá, giải quyết công ăn việc làm, xây dựng các cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, khai thác khả năng tiềm tàng trong nền kinh tế, thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung vốn cho sản xuất, giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng kinh tế.