Bài học kinh nghiệm đối với Agribank Huyện Châu Thành Tiền Giang 26 

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện châu thành tỉnh tiền giang (Trang 36 - 46)

9. Kết cấu luận văn 5 

1.3.5. Bài học kinh nghiệm đối với Agribank Huyện Châu Thành Tiền Giang 26 

Phát triển, mở rộng và đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay nói chung, hoạt động cho vay KHCN nói riêng luôn là vấn đề quan trọng hàng đầu đối với các NHTM, trong đó có Ngân hàng Agribank Chi nhánh Huyện Châu Thành Tỉnh Tiền Giang, từ những các kinh nghiệm thực tiễn nêu trên Agribank Chi nhánh Huyện Châu Thành Tỉnh Tiền Giang rút ra một số bài học sau:

Thứ nhất: có chính sách ưu đãi lãi suất khuyến khích khách hàng hoàn trả vốn đúng hạn; ưu tiên cho vay đối tượng khách hàng có kinh nghiệm trong hoạt động sản xuất kinh doanh, khách hàng có tài sản bảo đảm.

Thứ hai: Giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn vay cũng như tình hình tài chính của khách hàng nhằm đảm bảo khả năng trả nợ của khách hàng.

Thứ ba: Phát triển sản phẩm cho vay qua tổ/nhóm những khách hàng có cùng hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc những tổ/nhóm khách hàng có hoạt động sản xuất kinh doanh hỗ trợ nhau từ khâu cung cấp nguyên liệu – sản xuất – tiêu thụ sản phẩm; đồng thời xác định hạn mức cho vay cho từng ngành nghề, khu vực để đảm bảo chất lượng khoản vay và tạo điều kiện cho khách hàng phát triển.

Thứ tư: Ngân hàng cần có văn bản, quy trình thẩm định cho vay, đánh giá xếp hạng tín dụng hiệu quả, thường xuyên phân loại khách hàng nhằm xác định đúng chất lượng khoản vay, hạn chế cho vay dưới chuẩn.

vay, phù hợp với từng thời kỳ vì môi trường kinh tế, xã hội, chính trị,… luôn vận động không ngừng.

KT LUN CHƯƠNG 1

Chương 1 của luận văn đã hệ thống hóa tới một số lý luận cơ bản về KHCN, nhu cầu của KHCN, về NHTM và hoạt động cho vay cá nhân của NHTM. Luận văn đã phân tích sự cần thiết cho vay cũng như các nguyên nhân ảnh hưởng tới cho vay KHCN trong NHTM.Bên cạnh đó, Chương 1 của luận văn cũng đã đề cập tới kinh nghiệm cho vay KHCN của một số NHTM trên địa bàn tỉnh và tỉnh lân cận từ đó rút ra bài học cho Agribank Chi nhánh Huyện Châu Thành Tỉnh Tiền Giang. Tóm lại những vấn đềđược khái quát và trình bày trong Chương 1 được sử dụng làm cơ sở khoa học cho việc đi sâu phân tích, đánh giá tình hình thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Agribank Chi nhánh Huyện Châu Thành Tỉnh Tiền Giang.

CHƯƠNG 2: THC TRNG V HIU QU CHO VAY

ĐỐI VIKHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIP VÀ PHÁT TRIN NÔNG THÔN VIT NAM

CHI NHÁNH HUYN CHÂU THÀNH TNH TIN GIANG

2.1.Tổng quan về Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam - Chi nhánh Huyện Châu Thành Tỉnh Tiền Giang

2.1.1. Sự hình thành và phát triển

Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam - Chi nhánh Huyện Châu Thành Tỉnh Tiền Giang ( Agribank Châu Thành, Tiền Giang) tiền thân lả một Chi nhánh Ngân hàng nhà nước. Ngày 16/06/1988 Tổng Giám Đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam đã ký Quyết Định số 41/NH-QĐ thành lập Chi nhánh Ngân hàng Phát Triển Nông Nghiệp Tiền Giang và Chi nhánh Châu Thành trực thuộc, tọa lạc tại: Ấp cá, Thị Trấn Tân Hiệp, Huyện Châu Thành, Tỉnh Tiền Giang.

Với xuất phát điểm là một đơn vị thiếu vốn kinh doanh, chỉ thực hiện các nghiệp vụ Ngân hàng truyền thống như huy động vốn, cho vay thu nợ và chuyển tiền với kỹ thuật thủ công. Trong bối cảnh nền kinh tế chuyển đổi từ quan liêu bao cấp sang nển kinh tế thị trường với bao gian khó, Agribank Châu Thành, Tiền Giang khá chật vật trong việc thực hiện kế hoạch kinh doanh, ổn định đời sống người lao động tại đơn vị. Đặc biệt giai đoạn 1988 đến 1990, khi mà có nhiều đồng nghiệp đã không vượt qua được những khó khăn trong cuộc sống, đã phải nghĩ việc, khó khăn chồng chất những khó khăn.

Sau 30 năm hoạt động bằng tất cả sự nổ lực nội tại của đơn vị; với sự chỉ đạo, hỗ trợ kịp thời của Agribank Chi nhánh Tỉnh Tiền Giang; sựđồng tình giúp đỡ của chính quyền địa phương các cấp đến nay Agribank Châu Thành, Tiền Giang đã đạt được những thành tựu tương đối đáng kể: Trở thành đơn vị thừa vốn, với cơ sở vật chất khang trang cùng phương tiện làm việc hiện đại, cơ cấu tổ chức ngày càng chặt chẽ với đội ngũ lao động có trình độđược đào tạo, nâng cao, đủ năng lực thực hiện các nghiệp vụ Ngân hàng của thời kỳ công nghệ thông tin phát triển. Vì thế, quy mô kinh doanh của đơn vị cũng ngày càng tăng trưởng rất nhiều so với ngày mới thành lập, thu nhập của người lao động tại đơn vị được cải thiện và nâng cao

hàng năm.

Bên cạnh đó Ngân hàng Agribank Chi nhánh Huyện Châu Thành Tỉnh Tiền Giang đang ngày càng phát triển, tăng cường tích lũy vốn để mở rộng đầu tư cùng các đơn vị kinh tế thuộc mọi thành phần kinh tế, nâng cao đời sống người dân tại địa bàn hoạt động, góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo ở nông thôn.

2.1.2.Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý

Đến 31/12/2019, tổng lao động của Agribank chi nhánh huyện Châu Thành, Tiền Giang là 54 người. Chi nhánh được tổ chức theo mô hình trực tuyến – chức năng, đứng đầu là Giám Đốc người lãnh đạo cao nhất, trực tiếp điều hành mọi hoạt động của Ngân hàng. Giám Đốc điều hành công việc hàng ngày thông qua các bộ phận giúp việc gồm ba phòng ban chức năng và hai Phòng giao dịch. Dưới quyền trực tiếp Giám Đốc có hai Phó Giám đốc phụ trách mảng tín dụng và mảng kế toán – ngân quỹ. Đây là những người trợ giúp Giám đốc trong quản trị điều hành một số công việc thuộc lĩnh vực được phân công và cùng với Giám đốc chịu trách nhiệm chung cho toàn bộ hoạt động chung của Ngân hàng: chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai công việc, thực hiện chủ trương chính sách và quan điểm của Đảng, Nhà nước, của nghành có liên quan đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng,…

Sơ đồ 2.1: Mô hình cơ cấu tổ chức của Agribank chi nhánh huyện Châu Thành

Nguồn: Báo cáo thường niên Agribank chi nhánh huyện Châu Thành, Tiền Giang năm 2019

Trong Báo cáo thường niên năm 2019 của Agribank Chi nhánh Huyện Châu Thành Tỉnh Tiền Giang với chức năng và nhiệm vụ của mỗi phòng ban như sau:

2.1.2.1. Phòng kế hoạch - kinh doanh

Thực hiện nghiệp vụ tín dụng tại trụ sở chính trung tâm; quản lý và sử dụng vốn; quản lý và điều hành thanh khoản các khoản tín dụng; xây dựng và quản lý kế hoạch kinh doanh, phát triển sản phẩm; xem xét, thẩm định và tư vấn cho Giám Đốc trong việc ra quyết định cấp tín dụng cho khách hàng theo quy định của Ngân hàng và của ngành; quản lý toàn bộ quy trình tín dụng từ khâu thẩm định khách hàng cho đến khi tất toán khoản vay; phụ trách mảng rủi ro tín dụng; thực hiện việc phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng; thường xuyên theo dõi tình hình khách hàng, lập phương án và thực hiện thu hồi nợđối với những khoản nợđã được xử lý rủi ro tín dụng.

Phòng kế toán – ngân quỹ Phòng kế toán – ngân quỹ

Phòng kế hoch – kinh doanh Phòng kế hoch – kinh doanh Phòng t chc hành chính nhân s Phòng t chc hành chính nhân s Phòng giao dch Vĩnh Kim

Phòng giao dch Vĩnh Kim Phòng giao dPhòng giao dch Long ch Long ĐịĐịnhnh Giám Đốc

Giám Đốc

Các Phó Giám Đốc Các Phó Giám Đốc

2.1.2.2. Phòng kế toán - ngân quỹ

* Chức năng: Quản lý toàn bộ dữ liệu và ngân quỹ của Chi nhánh. Phối hợp với các phòng ban khác để quản lý an toàn kho quỹ, toàn bộ hoạt động thu chi, cân đối của Chi nhánh.

* Nhiệm vụ:

- Bộ phận kế toán có nhiệm vụ quản lý hệ thống giao dịch trên máy, thực hiện mở, đóng giao dịch Chi nhánh hàng ngày. Nhận các dữ liệu tham số mới nhất từ Ngân hàng Agribank Chi nhánh Tiền Giang. Thiết lập thông số đầu ngày để thực hiện hoặc không thực hiện các giao dịch; Thực hiện kiểm soát sau: Kiểm soát tất cả các bút toán mới và các bút toán điều chỉnh; tra soát tài khoản điều chuyển vốn (ngoại tệ và VNĐ); Kiểm tra đối chiếu tất cả các báo cáo kế toán; kiểm soát các giao dịch trong và ngoài theo thẩm quyền, kiểm soát lưu trữ chứng từ, tổng hợp liệt kê giao dịch trong ngày, đối chiếu lập báo cáo và phân tích báo cáo cuối ngày của giao dịch viên theo quy định; Thực hiện công tác liên quan đến thanh toán bù trừ, thanh toán điện tử, thanh toán liên Ngân hàng.

- Bộ phận ngân quỹ có nhiệm vụ quản lý an toàn kho quỹ theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước và của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam; Thực hiện ứng tiền và thu tiền cho các quỹ tiết kiệm; Phối hợp với Phòng kế toán -Tổ chức hành chính thực hiện điều chuyển tiền giữa quỹ nghiệp vụ của Chi nhánh với các Phòng Giao Dịch của Ngân hàng Agribank Chi nhánh Huyện Châu Thành Tỉnh Tiền Giang trên địa bàn.

2.1.2.3. Phòng Tổ chức hành chính nhân sự

* Chức năng: Phòng tổ chức hành chính là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại Chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách của Nhà nước và quy định của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam. Thực hiện công tác quản trị và văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh, thực hiện công tác bảo vệ, an ninh an toàn Chi nhánh.

* Nhiệm vụ:

- Thực hiện quy định của Nhà nước và của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam có liên quan đến chính sách cán bộ về tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,…

- Thực hiện quản lý lao động, điều động, sắp xếp cán bộ phù hợp với năng lực trình độ và yêu cầu nhiệm vụ kinh doanh theo thẩm quyền của Chi nhánh.

- Thực hiện bồi dưỡng, quy hoạch lãnh đạo của Chi nhánh.

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo nâng cao trình độ về mọi mặt cho cán bộ, nhân viên Chi nhánh.

- Thực hiện việc mua sắm tài sản và công cụ lao động, trang thiết bị và phương tiện làm việc, văn phòng phẩm phục vụ hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh. Thực hiện theo dõi bảo dưỡng và sửa chữa tài sản, công cụ lao động theo uỷ quyền.

- Thực hiện công tác xây dựng cơ bản, nâng cấp và sửa chữa nhà làm việc.

2.1.2.4: Các Phòng Giao Dịch

Gồm hai Phòng Giao Dịch được phân bổ trên địa bàn Huyện Châu Thành, Tiền Giang bao gồm: Phòng Giao Dịch Long Định và Phòng Giao Dịch Vĩnh Kim. Các Phòng Giao Dịch trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh như huy động vốn, cho vay, các nghiệp vụ khác theo ủy quyền của Giám Đốc Chi nhánh.

2.1.2.5. Quy trình tín dụng tại Agribank huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang

- Quy trình tín dụng bao gồm những quy định mà Ngân hàng cần phải thực hiện trong toàn bộ quá trình cho vay, bắt đầu từ khâu Ngân hàng tiếp nhận đề nghị vay vốn của khách hàng, xem xét hồ sơ, thẩm định dự án, phương án xét duyệt cho vay, giải ngân, kiểm soát quá trình sử dụng vốn, thu hồi nợ vay, nhằm đảm bảo an toàn vốn tín dụng.

- Quy trình này bảo gồm sáu bước cơ bản:

+ Bước một: Tiếp cận khách hàng

Mục tiêu trong bước này là phát triển bền vững hệ thống khách hàng tốt trong quan hệ tín dụng với Ngân hàng thương mại.Trong bước này, các nhân viên ngân hàng phải tiếp cận trực tiếp cũng như gián tiếp với khách hàng.

+ Bước hai: Thu thập thông tin khách hàng

Bước này do cán bộ tín dụng thực hiện ngay sau khi tiếp xúc khách hàng. Nhìn chung một bộ hồ sơ vay vốn cần phải thu thập các thông tin như:

y Năng lực pháp lý, năng lực hành vi dân sự của khách hàng.

y Khả năng hoàn trả nợ vay (vốn vay + lãi). + Bước ba: Thẩm định khách hàng

Thẩm định khách hàng là việc xác định khả năng hiện tại và tương lai của khách hàng trong việc sử dụng vốn vay và hoàn trả nợ vay.

+ Bước bốn: Quyết định và hợp đồng

Trong khâu này, Ngân hàng sẽ ra quyết định đồng ý hoặc từ chối cho vay đối với một hồ sơ vay vốn của khách hàng. Khi ra quyết định, thường mắc hai sai lầm cơ bản:

• Đồng ý cho vay với một khách hàng không tốt. • Từ chối cho vay với một khách hàng tốt.

Cả hai sai lầm đều ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh tín dụng, thậm chí sai lầm thứ hai còn ảnh hưởng đến uy tín của Ngân hàng.

+ Bước năm: Giải ngân, thu nợ và giám sát tín dụng

Ở bước này, Ngân hàng sẽ tiến hành phát tiền vay cho khách hàng theo hạn mức tín dụng đã ký kết trong hợp đồng tín dụng. Nguyên tắc giải ngân: phải gắn liền sự vận động tiền tệ với sự vận động hàng hóa hoặc dịch vụ có liên quan, nhằm kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng và đảm bảo khả năng thu hồi nợ. Nhưng đồng thời cũng phải tạo sự thuận lợi, tránh gây phiền hà cho công việc sản xuất kinh doanh của khách hàng. Nhân viên tín dụng thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay thực tế của khách hàng, hiện trạng tài sản đảm bảo, tình hình tài chính của khách hàng,... đểđảm bảo khả năng thu nợ.

+ Bước sáu: Thanh lý hợp đồng tín dụng

Đây là bước cuối cùng trong một quy trình cấp tín dụng. Một khoản tín dụng có thểđược kết thúc theo một trong hai cách sau:

y Thanh lý mặc nhiên: là việc chấm dứt hiệu lực của hợp đồng tín dụng khi khoản nợđã hoàn trảđầy đủ theo thỏa thuận.

y Thanh lý bắt buộc: là việc Ngân hàng dựa trên cơ sở pháp lý để tìm kiếm các nguồn bù đắp nhằm xử lý các khoản nợ đến hạn nhưng khách hàng không tự giác hoặc không hoàn trảđúng hạn.

2.2.Tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Chi nhánh Huyện Châu Thành Tỉnh Tiền Giang giai đoạn từ năm 2017 đến 2019

Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu về tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank Chi nhánh Châu Thành giai đoạn 2017-2019

Đơn vị tính: Tỷđồng

Nguồn: Báo cáo thường niên của Agribank chi nhánh huyện Châu Thành, Tiền Giang giai đoạn 2017-2019

Qua bảng số liệu 2.1 tổng hợp mốt số chỉ tiêu chính về tình hình hoạt động kinh doanh tại Agribank Chi nhánh Huyện Châu Thành, Tiền Giang qua các năm đều tăng trưởng tốt và vượt chỉ tiêu do Agribank Chi nhánh Huyện Châu Thành, Tiền Giang đề ra, cụ thể:

Tổng nguồn vốn huy động tăng liên tục từ năm 2017 – 2019 với quy mô năm sau cao hơn năm trước, đạt lần lượt là 2.250 tỷđồng; 2.397 tỷđồng; 2.802 tỷđồng so với năm kế hoạch năm 2017 – 2019 thì tỷ lệ hoàn thành lần lượt là 112,56%; 95,35%; 105,82%.

Dư nợ tín dụng giai đoạn năm 2017 – 2019 so với năm kế hoạch đạt lần lượt là 98,03%; 92,52%; 100%; Tỷ lệ nợ xấu được duy trì ở dưới mức 0,25% trên tổng

2017 2018 2019 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) 1. Số dư huy động vốn Tỷ đồng 2.250 2.397 2.802 147 6,53% 405 16,90% - Kế hoạch giao Tỷ ồ 1.999 2.514 2.648 - Tỷ lệ hoàn thành % 112,56% 95,35% 105,82% 2. Dư nợ tín dụng Tỷ đồng 1.295 1.348 1.462 53 4,09% 114 8,46% - Kế hoạch giao Tỷ 1.323 1.457 1.462 - Tỷ lệ hoàn thành % 97,88% 92,52% 100% 3. Nợ xấu Tỷ đồng 3,082 2,823 1,695 -0,26 -8,40% -1,13 -39,96% - Kế hoạch giao Tỷ đồng 0,25% 0,25% 0,25% -Tỷ lệ hoàn thành % 0,24% 0,21% 0,12% 4. Lợi nhuận -Doanh thu Tỷ đồng 161,2 203,9 241,3 -Lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng 45,5 63,3 77,5 17,8 39,12% 14,2 22,43%

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện châu thành tỉnh tiền giang (Trang 36 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)