9. Kết cấu luận văn 5
3.2.2. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên 71
Nhân viên làm công tác tín dụng là người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng để phân tích và đưa ra quyết định cho vay hay không, do đó trình độ của CBTD có tính chất quyết định đến việc phát triển số lượng khách hàng, chất lượng tín dụng và ảnh hưởng tới rủi ro tín dụng. CBTD có đầy đủ trình độ, kinh nghiệm sẽ đưa ra được những ý kiến chính xác do đó cần tăng cường đào tạo để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng.
Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý rủi ro tín dụng có kinh nghiệm, khả năng nhạy bén trong xem xét, đánh giá các đề xuất tín dụng. Hướng dẫn, tập hợp, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, trình độ trong thẩm định, chú trọng nghiệp vụ tiếp thị, quảng bá hình ảnh sản phẩm, kỹ năng bán hàng, phong cách giao dịch, thương thảo hợp đồng và văn hóa kinh doanh của mỗi nhân viên tín dụng.
Đối với những nhân viên tín dụng thiếu tư cách đạo đức, thiếu trung thực trong chuyên môn nghiệp vụ cần có hình thức xử lý kịp thời tùy theo mức độ và hậu quả như chuyển công tác ở bộ phấn khác hay cho thôi việc.
Công tác đào tạo chất lượng nhân viên tín dụng: Đào tạo cán bộ có những am hiểu về các định mức kinh tế, kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp cũng như các nghành nghề kinh doanh khác để thực hiện thẩm định các dự án sao cho có hiệu quả. Thường xuyên tổ chức đào tạo, sát hạch nghiệp vụ trực tuyến nhằm nâng cao nghiệp vụ cho mỗi nhân viên tín dụng; tổ chức các lớp tìm hiểu các quy định về pháp luật, kỹ năng xử lý tình huống trong hoạt động tín dụng. Mỗi nhân viên phải tự giác học tập, nghiên cứu nâng cao hiểu biết để phục vụ cho công việc của mình. Thường xuyên giáo dục phẩm chất đạo đức, tác phong trong giao dịch với khách hàng; thực hiện xếp loại và đánh giá cán bộ thông qua kết quả thực hiện nhiệm vụ và kết quả thực hiện các chỉ tiêu tài chính theo tháng, quí, năm. Công tác đào tạo CBTD chủ yếu nâng cao các nghiệp vụ chuyên môn sau:
+ Kỹ năng chăm sóc khách hàng: Nhiệm vụ mỗi CBTD không chỉ là thẩm định khách hàng mà còn phải chủ động tìm kiếm khách hàng để làm được điều này đòi hỏi mỗi CBTD phải có những kỹ năng, kiến thức nhất định về maketing, tâm lý khách hàng nhằm thu hút được khách hàng mới và chăm sóc khách hàng cũ. Bên cạnh đó CBTD cần nắm rõ quy trình tín dụng, sản phẩm tại Chi nhánh và am hiểu
Ngân hàng khác để tiếp thị thu hút khách hàng mới, tăng cường mở rộng cho vay. + Kỹ năng tìm hiểu, thu thập thông tin: Cán bộ tín dụng phải tìm cách thu thập và khai thác thông tin có hiệu quả tránh cấp tín dụng cho khách hàng xấu và từ chối cho vay khách hàng tốt, làm ảnh hưởng uy tín, thương hiệu Agribank, nhằm tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả.
+ Kỹ năng tổng hợp, phân tích: Sau khi thu thập dữ liệu thông tin có chọn lọc, CBTD phải biết tổng hợp, phân tích thông tin chính xác từđó làm cơ sở phục vụ cho hoạt động tín dụng.
+ Kỹ năng đàm phán khách hàng: CBTD phải biết cách đàm phán thương lượng với khách hàng về các vấn đề có liên quan tới việc tuân thủ các điều khoản trong chếđộ, thể lệ tín dụng nhằm bảo vệ quyền lợi cho khách hàng và Ngân hàng.
Tạo mội trường làm việc và có chính sách đãi ngộ hợp lý:
+ Môi trường làm việc là một yếu tố hết sức quan trọng và được xem như nét văn hóa đặc trưng của mỗi Ngân hàng. Một môi trường làm việc mà ởđó mỗi nhân viên làm việc nghiêm túc, tận tâm, năng động, sáng tạo, mối quan hệ giữa nhân viên và ban lãnh đạo cởi mở, thắng thắn, chân thực, hòa đồng, giúp đỡ nhau vì sự phát triển chung của Chi nhánh, sẽ giúp mỗi nhân viên cảm thấy thoải mái, vui vẻ và tạo được sự gắn kết với Ngân hàng. Từ đó, tạo động lực chính cho việc nâng cao chất lượng kinh doanh tại Ngân hàng.
+ Đối với người lao động luôn mong muốn có thu nhập cao và cơ hội thăng tiến. Do đó, đi kèm với việc tuyển dụng được đội ngũ nhân viên tốt, Chi nhánh rất cần quan tâm đến chế độ đãi ngộ hợp lý nhằm giữ chân được nhân viên tốt, đồng thời tạo động lực làm việc cho nhân viên bằng cách xây dựng một khung lương hợp lý, cũng như một cơ chế bổ nhiệm, cơ cấu về chức vụ hợp lý.