Các chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả cho vay đối với kháchhàng cá nhân 19 

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện châu thành tỉnh tiền giang (Trang 29 - 34)

9. Kết cấu luận văn 5 

1.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả cho vay đối với kháchhàng cá nhân 19 

Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả cho vay là một nội dung trong việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM. Đểđánh giá chất lượng tín dụng người ta thường dùng các chỉ tiêu định tính và các chỉ tiêu định lượng sau đây:

1.3.3.1. Các chỉ tiêu định tính

Nhóm chỉ tiêu này nhằm đánh giá tình hình, quy chế, chếđộ, thể lệ tín dụng của Ngân hàng.

Khi cho vay vốn Ngân hàng phải tuân thủ ba nguyên tắc là: • Vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích.

• Vốn vay phải được đảm bảo bằng tài sản hoặc giá trị vật tư hàng hoá tương đương.

• Vốn vay phải được hoàn trảđủ cả gốc và lãi đúng kỳ hạn cam kết. Ba nguyên tắc tín dụng trên hình thành một quy luật nội tại của tín dụng. Trên thực tế cho thấy, một khi cả ba nguyên tắc ấy, hoặc một trong ba nguyên tắc ấy bị coi nhẹ, hoặc quá nhấn mạnh nguyên tắc này xem nhẹ nguyên tắc kia sẽ dẫn đến tình trạng khách hàng mất khả năng thanh toán, phá sản, đổ bể một dự án, một doanh nghiệp, một Ngân hàng. Khi nói đến chất lượng tín dụng chúng ta phải xem xét đến chất lượng tuân thủ nghiêm ngặt cả ba nguyên tắc trên.

- Uy tín của Ngân hàng phần nào phản ánh chất lượng của hoạt động tín dụng. Những Ngân hàng có lịch sử hoạt động lâu đời, nhiều kinh nghiệm, cơ sở vật chất trang thiết bị tốt, năng lực làm việc và phẩm chất đạo đức cán bộ tín dụng cao đương nhiên sẽ có nhiều khách hàng tiềm năng và khách hàng uy tín (khách hàng truyền thống). Hơn thế nữa, Ngân hàng sẽ luôn ý thức phải giữ gìn truyền thống tốt đẹp của mình, không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng tín dụng, thu hút ngày càng nhiều khách hàng tốt đến với mình.

Các chỉ tiêu định tính khó xác định hiệu quả cho vay khách hàng chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của cán bộ tín dụng và người quản lý cũng như các mối quan hệ của họ với khách hàng do đó trên thực tế nói đến chất lượng tín dụng thường chú ý nhiều đến các chỉ tiêu định lượng.

1.3.3.2. Các chỉ tiêu định lượng

Chất lượng hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân được coi là bảo đảm khi nó được tài trợ bởi nguồn vốn ổn định, thực hiện được mục tiêu tín dụng, khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả, hoàn trả vốn và lãi cho Ngân hàng đúng thời hạn cam kết. Đểđánh giá một chất lượng tín dụng trung và dài hạn dưới góc độ của Ngân hàng thì chúng ta có thể tính toán và xem xét các chỉ tiêu sau:

Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ cho vay KHCN:

Dư nợ năm nay – Dư nợ năm trước

Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ = x 100

cho vay KHCN (%) Dư nợ năm trước

Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưởng dư nợ cho vay KHCN qua các năm đểđánh giá khả năng cho vay, tìm kiếm KHCN và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch đặt ra của Ngân hàng.

Chỉ tiêu này càng cao tức là Ngân hàng đang cho vay KHCN được nhiều, mức độ hoạt động của Ngân hàng ổn định và có hiệu quả, ngược lại tức là Ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc cho vay đối tượng KHCN, nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng và thể hiện việc thực hiện kế hoạch cho vay chưa hiệu quả.

Tỷ lệ tăng doanh số cho vay khách hàng cá nhân (DS CVKHCN): DS CVKHCN năm nay – DS CVKHCN năm trước

Tỷ lệ tăng doanh số = x 100 cho vay KHCN (%) DS CVKHCN năm trước

Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưởng cho vay KHCN qua các năm để đánh giá khả năng cho vay, tiềm kiếm khách hàng và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng của Ngân hàng. Chỉ tiêu dư nợ cho vay đối với KHCN phản ánh khối lượng tiền cấp cho hoạt động cho vay đối với KHCN tại một thời điểm.Nếu dư nợ cho vay cao thể hiện Ngân hàng có uy tín, cung cấp dịch vụđa dạng, phong phú cho khách hàng.Ngược lại, dư nợ thấp chứng tỏ Ngân hàng không có khả năng mở rộng được các khoản vay, hoạt động cho vay đối với KHCN còn yếu kém, khả năng tiếp thị khách hàng chưa cao.Tuy vậy, không có nghĩa là dư nợ càng cao thì hiệu quả cho vay càng tốt.

sởđể tăng dư nợ cho vay, vì thế chỉ tiêu tổng dư nợ cho vay đối với khách hàng cá nhân cho biết một phần về chất lượng của hoạt động này.

Tỷ lệ thu hồi lãi cho vay KHCN:

Tổng lãi đã thu cho vay KHCN trong năm

Tỷ lệ thu lãi = x 100 cho vay KHCN (%) Tổng lãi phải thu cho vay KHCN trong năm

Chỉ tiêu này dùng để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tài chính của Ngân hàng, đánh giá khả năng đôn đốc, thu hồi lãi từ các khoản cho vay KHCN và tình hình thực hiện kế hoạch tài chính cũng như tình hình tài chính của Ngân hàng càng tốt, ngược lại nghĩa là Ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc thu lãi từ hoạt động cho vay KHCN, ảnh hưởng đến doanh thu của Ngân hàng, chỉ tiêu này cũng thể hiện tình hình bất ổn trong cho vay KHCN, có thể nợ xấu trong Ngân hàng tăng cao nên ảnh hưởng đến khả năng thu hồi lãi của Ngân hàng và có thể ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ trong tương lai.

Hệ số thu nợ cho vay KHCN:

Doanh số thu nợ cho vay KHCN

Hệ số thu nợ = x 100 cho vay KHCN (%) Doanh số cho vay KHCN

Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu hồi nợ cho vay KHCN của Ngân hàng. Nó phản ánh trong một thời kỳ nào đó với doanh số cho vay KHCN nhất định thì Ngân hàng sẽ thu về được bao nhiêu đồng vốn. Tỷ lệ này càng cao càng tốt.

Tỷ lệ quá hạn cho vay KHCN:

Nợ quá hạn cho vay KHCN

Tỷ lệ nợ quá hạn = x 100 cho vay KHCN(%) Tổng dư nợ cho vay KHCN

Chỉ tiêu nợ quá hạn này cho thấy tình hình nợ quá hạn KHCN tại Ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của Ngân hàng trong khâu cho vay KHCN, tình hình đôn đốc thu hồi nợ của Ngân hàng đối với các khoản vay. Đây là chỉ tiêu được dùng đểđánh giá chất lượng tín dụng cũng như rủi ro tín dụng Ngân

hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay KHCN càng cao thể hiện chất lượng tín dụng KHCN của Ngân hàng càng kém và ngược lại. Nói chung trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng không có quá hạn là một thành công lớn của Ngân hàng. Tuy nhiên nợ quá hạn chưa phản ánh chính xác chất lượng tín dụng nếu số nợ đó vẫn có khả năng thu hồi.

Tỷ lệ nợ xấu cho vay KHCN:

Tổng nợ xấu cho vay KHCN

Tỷ lệ nợ xấu = x 100 cho vay KHCN(%) Tổng dư nợ cho vay KHCN

Chỉ tiêu này phán ánh trong tổng dư nợ có bao nhiêu phần trăm là nợ xấu (hay trong tổng dư nợ có bao nhiêu phần trăm bị rủi ro). Nợ xấu tăng làm tăng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, giảm lợi nhuận của Ngân hàng. Ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao chứng tỏ chất lượng tín dụng của Ngân hàng đó thấp, năng lực tài chính, năng lực quản lý cũng như năng lực hoạt động của họ yếu kém, vì vậy Ngân hàng cần phải xem xét lại hoạt động tín dụng của mình để tránh rơi vào tình trạng khó khăn.

Theo quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam thì “ ít nhất mỗi quý một lần, trong 15 (mười lăm) ngày đầu tiên của tháng đầu tiên của mỗi quý tổ chức tín dụng, Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài phải tự thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng đến thời điểm cuối ngày làm việc cuối cùng của quý trước, căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng theo quy định tại Điều 10, Điều 11 của Thông tư này và gửi kết quả tự phân loại, cam kết ngoại bảng cho CIC”.

Thông tư số 02/2013/TT-NHNN cũng quy định về việc phân loại nợ và cam kết ngoại bảng đối với các tổ chức tín dụng thực hiện theo Điều 10, Điều 11 như sau:

+ Nhóm 1 (Nợđủ tiêu chuẩn): Nợ trong hạn và được đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ và gốc đúng hạn hoặc nợ dưới 10 ngày và được đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn,…

+ Nhóm 2 (Nợ cần chú ý): Nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày, nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu,…

+ Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): Bao gồm nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày, nợ gia hạn lần đầu, nợđược miễn giảm hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng,…

+ Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ): Bao gồm nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợđược cơ cấu lại lần đầu, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần hai,…

+ Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn): Bao gồm nợ quá hạn từ 360 ngày, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần hai quá hạn theo thời hạn trả nợđược cơ cấu lại lần hai, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn.Trong các khoản nợ thuộc nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5 được xem là các khoản nợ xấu.

Vòng quay vốn:

Doanh số thu nợ KHCN

Vòng quay vốn = cho vay KHCN (vòng) Dư nợ bình quân cho vay KHCN

Trong đó:

Dư nợđầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ Dư nợ bình quân trong kỳ =

2

Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn cho vay KHCN của Ngân hàng, thời gian thu hồi nợ của Ngân hàng là nhanh hay chậm. Vòng quay vốn càng nhanh thì được coi là tốt và việc đầu tư càng được an toàn.

Chỉ tiêu về lợi nhuận

Lợi nhuận từ hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân Chỉ tiêu =

Tổng lợi nhuận

Chỉ tiêu này cho ta thấy rõ vị trí của hoạt động cho vay đối với KHCN trong hoạt động của Ngân hàng, trong tổng lợi nhuận của mọi hoạt động của Ngân hàng

thì có bao nhiêu phần trăm là lợi nhuận từ nghiệp vụ hoạt động cho vay đối với KHCN. Tỷ lệ này càng cao thì thu nhập mang lại từ hoạt động cho vay đối với KHCN càng lớn hay nói cách khác là thu nhập từ những khoản cho vay có chất lượng tốt sẽđóng góp một phần rất lớn thu nhập của Ngân hàng. Ngược lại, nếu các khoản tín dụng chất lượng không tốt, không những không thu được gốc và lãi mà còn làm tăng chi phí của Ngân hàng, điều này kéo theo sự sụt giảm của lợi nhuận.

Tỷ lệ thu nhập từ cho vay KHCN trên tổng thu nhập:

Chỉ tiêu này phản ánh trong một đồng thu nhập từ hoạt động cho vay có bao nhiêu đồng thu về từ hoạt động cho vay KHCN, chỉ tiêu này nói lên hiệu quả hoạt động cho vay KHCN của Ngân hàng. Chỉ tiêu này càng lớn thể hiện hoạt động cho vay KHCN đang mang lại nguồn thu nhập cao cho Ngân hàng.

Hiệu suất sử dụng vốn vay:

Chỉ tiêu này phản ánh tỷ lệ vốn cho vay trong tổng nguồn vốn huy động. Nó xem xét, đánh giá tỷ trọng cho vay đã phù hợp với khả năng đáp ứng vốn của bản thân Ngân hàng cũng như của nền kinh tế hay chưa.

Tổng dư nợ

Hiệu suất sử dụng vốn (%) = x 100 Tổng nguồn vốn huy động

Tỷ lệ này trên thực tế giao động từ 30% đến 100%. Thông thường vào khoảng trên 80% là tốt, còn nếu dưới hoặc trên mức đó, thậm chí xấp xỉ 100% có thể sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới Ngân hàng. Lúc đó tính thanh khoản của Ngân hàng sẽ bịđe dọa do khối lượng dự trữ không được đảm bảo.

1.3.4. Bài học kinh nghiệm của các ngân hàng thương mại về hiệu quả cho vay đối với khách hàng cá nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện châu thành tỉnh tiền giang (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)