9. Kết cấu luận văn 5
2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại 63
2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan
- Từ phía khách hàng:
+ Các khách hàng vay vốn tại Agribank Chi nhánh Huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang hầu hết là các cá thể sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, những dự án sản xuất, kinh doanh của họ cũng chưa cụ thể, rõ ràng. Thêm vào đó, tình hình sản xuất kinh doanh cũng bị phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, nên đôi khi xảy ra rủi ro khá cao. Điều này gây khó khăn cho các cán bộ tín dụng trong việc thẩm định dự án và ra quyết định cho vay.
+ Ngoài ra, đối với các khách hàng được vay vốn thì một số lại yếu kém trong vấn đề quản lý và sử dụng vốn, có biểu hiện của việc sử dụng vốn sai mục đích, lừa đảo, chiếm dụng vốn của ngân hàng,…đây cũng là những bất cập, nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong hoạt động tín dụng đối với các khách hàng cá nhân sản xuất kinh doanh.
- Từ môi trường kinh doanh
+ Cho đến nay, môi trường pháp lý cho hoạt động tín dụng vẫn chưa đồng bộ và đầy đủ, chính sách tín dụng còn nhiều thiếu sót. Các cơ quan có thẩm quyền còn chưa đủ mạnh để có thể giải quyết các tranh chấp, tố tụng về hợp đồng kinh tế, hợp
đồng dân sự và phát mại tài sản hoặc chưa thực hiện kịp thời cấp giấy tờ sở hữu cho các chủ sở hữu làm cho việc thế chấp vay vốn Ngân hàng khó khăn phức tạp.
+ Do sự cạnh tranh về lãi suất cho vay và các dịch vụđi kèm giữa các Ngân hàng đã làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của Chi nhánh. Đặc biệt là các Ngân hàng cổ phần, ngoài việc đưa ra các hình thức ưu đãi hấp dẫn, các chương trình khuyến mãi lớn cho khách hàng, họ còn có ưu thế về tác phong làm việc chuyên nghiệp, tinh thần trách nhiệm cao nên thu hút một lượng lớn khách hàng.
- Từ phía Ngân hàng
+ Sự phát triển hoạt động cho vay của Chi nhánh chịu ảnh hưởng khá nhiều từ chính sách tín dụng của Chi nhánh Agribank Tỉnh Tiền Giang ban xuống. Chi nhánh Agribank Huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang là một trong những Chi nhánh trực thuộc vì vậy quy trình và nội dung hoạt động trong công tác tín dụng tại Chi nhánh phải có sự thống nhất và theo sự chỉđạo của Ngân hàng Agribank Tỉnh Tiền Giang.
+ Tính minh bạch, chính xác và kịp thời của thông tin và độ tin cậy của các cơ quan cung cấp tại Việt Nam còn nhiều hạn chế. Một kênh hữu ích có thể tham khảo thông tin là Trung tâm thông tin tín dụng CIC của NHNN nhưng thông tin không được cập nhật thường xuyên hay chưa đầy đủ, đặc biệt là đối với khách hàng có quan hệ tín dụng lần đầu.
2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan
+ Chất lượng hoạt động Maketing tại Agribank Chi nhánh Huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang chưa thực sự chú trọng khâu quảng cáo, tiếp thị sản phẩm, cụ thể: Băng rôn quảng cáo chủ yếu được treo tại các điểm, phòng giao dịch hay mẫu tin trên báo (mà việc đăng quảng cáo này cũng không thường xuyên), chưa có được một đoạn quảng cáo hay, đáng nhớ như các Ngân hàng khác. Các cán bộ phụ trách công tác bán và giới thiệu sản phẩm chưa được đào tạo bài bản về kỹ năng marketing, thuyết phục khách hàng, thiếu chủ động trong việc giới thiệu và bán chéo sản phẩm.
+ Về chính sách tín dụng: Ngân hàng vẫn chưa có được sự cụ thể hóa chính sách về từng chương trình tín dụng phục vụ cá nhân dẫn đến hoạt động cho vay vẫn còn thiếu tính đồng bộ. Chính sách tín dụng đối với khách hàng mới dừng lại ở chỗ
chấm điểm tín dụng chứ chưa đề cập một cách chi tiết vềđịnh hướng đối với từng nhóm khách hàng, từng nghành nghề cụ thể. Do đó, gây lúng túng trong việc tiếp cận khách hàng ở những lĩnh vực mới hoặc lĩnh vực mà Chi nhánh không thường xuyên cấp tín dụng.
+ Về công tác giám sát khách hàng: Việc thu thập thông tin để lưu trữ hoặc quyết định cấp tín dụng dựa trên việc phân tích tính khả thi của dự án chủ yếu dựa vào kết quả phân tích đánh giá trên phương diện kinh tế tài chính của dự án nhưng nguồn gốc số liệu, cơ sở để phân tích chủ yếu được lấy từ các nguồn có độ tin cậy không cao và trở nên khó khăn hơn đối với những khách hàng thiếu trung thực.
+ Về tổ chức bộ máy: Các CBTD phải thực hiện tất cả các công việc từ tìm kiếm khách hàng, giao dịch, kiểm tra hồ sơ, thẩm định, kiểm tra đối tượng vay vốn và tính khả thi của dự án, kiểm tra việc sử dụng vốn vay, đôn đốc khách hàng trả gốc và lãi đầy đủ, đúng hạn. Hơn nữa, việc này sẽ ngày càng khó khăn hơn khi Agribank Chi nhánh Huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang với số lượng khách hàng đến vay vốn khá nhiều, trong khi số lượng cán bộ tín dụng có hạn đều này làm ảnh hưởng phần nào đến hiệu quả trong hoạt động tín dụng tại Chi nhánh.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 đã giới thiệu về lịch sử hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức của Agribank Chi nhánh Huyện Châu Thành Tỉnh Tiền Giang. Ngoài ra, chương 2 còn nêu lên những thông tin tổng quan, số liệu về tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh về công tác huy động vốn, sử dụng vốn vốn mà chủ yếu là cho vay là đối tượng KHCN đây là đối tượng chiếm tỷ trọng hơn 90% trên tổng dư nợ toàn Chi nhánh và kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Từ việc dẫn chứng các cơ sở lý luận, chương này đã tập trung phân tích thực trạng hoạt động cho vay KHCN tại Chi nhánh thông qua một số chỉ tiêu như: Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ, tỷ lệ tăng trưởng doanh số, tỷ lệ thu lãi, hệ số thu nợ, chỉ tiêu nợ quá hạn, vòng quay vốn, thị phần, thu nhập từ hoạt động cho vay KHCN. Qua những phân tích, cho ta thấy được một phần thực trạng hoạt động cho vay KHCN của Ngân hàng và tìm ra những hạn chế còn tồn tại cũng như nguyên nhân của những tồn tại đó. Đây cũng là cơ sởđểđưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển hoạt động cho vay KHCN tại Agribank Chi nhánh Huyện Châu Thành Tỉnh Tiền Giang trong chương 3.
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY KHÁCH HÁNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN
HÀNG NÔNG NGHIỆPVÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH
TIỀN GIANG