9. Kết cấu luận văn 5
1.3.4. Bài học kinh nghiệm của các ngân hàng thương mại về hiệu quả cho vay
* Kinh nghiệm tại Agribank chi nhánh huyện Cần Đước, Tỉnh Long An
Agribank huyện Cần Được trong những năm qua đã có những kết quả tích cực trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân. Mở rộng, duy trì và thiết lập mối quan hệ lâu dài đối với khách hàng truyền thống: Khách hàng truyền thống được hiểu theo nghĩa đơn giản nhất là những khách hàng có quan hệ tín dụng thường xuyên, lâu đời từ trước đến nay. Thông qua mối quan hệ gắn bó lâu dài, Ngân hàng đã quá am hiểu về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, năng lực tài chính cũng
như năng lực quản lý,… của khách hàng. Do vậy, khi phát sinh những món vay mới của khách hàng, Ngân hàng sẽ giảm được tối thiểu các chi phí có liên quan tới thẩm định lẫn quy trình cho vay, thời gian xét duyệt giảm xuống thúc đẩy món vay được thực hiện nhanh hơn. Tăng cường hiệu lực của bộ máy kiểm tra, giám sát: Ngoài công tác giám sát do CBTD tiến hành, Agribank Chi nhánh huyện Cần Đước, Tỉnh Long An còn thường xuyên tăng cường tổ chức kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện chếđộ, quy trình tín dụng tìm ra những sai sót, vướng mắc vi phạm trong các khâu nghiệp vụ. Trên cơ sởđó có thểđề ra biện pháp khắc phục có hiệu quảđể củng cố chất lượng tín dụng, ngăn ngừa rủi ro.
* Kinh nghiệm tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Bưu Điện Liên Việt chi nhánh Tiền Giang
Để nâng cao chất lượng cho vay KHCN, Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu Điện Liên Việt chi nhánh Tiền Giang luôn thực hiện tốt quy trình cho vay. Đây là quy trình chặt chẽ bao gồm nhiều bước, CBTD cần phải theo sát quy trình, đặc biệt ở những khâu quan trọng như thẩm định, trong đó có khâu thẩm định tài sản đảm bảo. Tuy nhiên, các CBTD cũng phải rất linh hoạt trong việc áp dụng quy trình này vào từng trường hợp cụ thể. Đối với khách hàng đã có quan hệ tín dụng lâu dài với Ngân hàng thì các bước thu thập, điều tra thông tin là không cần thiết có thể giảm nhẹ do kế thừa thông tin có sẵn. Đồng thời thực hiện chuyên môn hóa CBTD, mỗi CBTD sẽđược giao phụ trách một nhóm khách hàng nhất định, có những đặc điểm chung về ngành nghề kinh doanh. Việc phân nhóm tùy theo năng lực, sở trường, kinh nghiệm của từng CBTD. Qua đó, CBTD có thể hiểu biết khách hàng một cách sâu sắc, tập trung vào một công việc của mình và giảm chi phí trong thẩm định, tìm hiểu khách hàng, giảm sai sót trong quá trình thẩm định, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng đồng thời tăng cơ hội tiếp cận nhiều khách hàng mới ở trong nhóm khách hàng đó.
* Kinh nghiệm tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam Tiền Giang
Ngân hàng Thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam Tiền Giang là một trong những ngân hàng có bước phát triển đột phá trong cho vay khách hàng cá nhân trong giai đoạn vừa qua.
Áp dụng chính sách lãi suất hợp lý, linh hoạt: Lãi suất là một yếu tố quan trọng trong việc thực hiện các khoản cho vay của NHTM. Căn cứ vào đặc điểm từng khoản tín dụng để phân chia thành các mức lãi suất khác nhau đảm bảo tính cạnh tranh của lãi suất trên thị trường cũng như khả năng sinh lời. Căn cứ vào đối tượng khách hàng là khách hàng cũ hay khách hàng mới, Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam chi nhánh Tiền Giang áp dụng các mức lãi suất khác nhau. Khách hàng cũ thường xuyên có quan hệ với Ngân hàng hoặc thường xuyên có số dư tiền gửi lớn và lịch sử quan hệ tốt, Ngân hàng phải sẵn sàng áp dụng mức lãi suất thấp nhất có thể. Đối với khách hàng mới cần phải tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh có đầu ra, đầu vào tốt không, qua đó Ngân hàng có biện pháp quản lý hiệu quả hơn.