Nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả của kiểm tra, kiểm soát nội bộ tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện cần đước, tỉnh long an (Trang 84 - 85)

6. Kết cấu của luận văn

3.2.2.7. Nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả của kiểm tra, kiểm soát nội bộ tạ

đó mà chất lượng tín dụng được nâng cao. Tuy nhiên, công tác này luôn vẫn phải duy trì và phát huy tốt hơn. Hiện chi nhánh đang thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay theo quyết định số 35/QĐ-HĐTV-HSX ngày 15/01/2014. Để cho bảo đảm tiền vay phát huy đúng nghĩa của nó thì chi nhánh phải:

+ Tuân thủ các quy định về bảo đảm tiền vay của Agribank.

+ Thường xuyên đánh giá lại giá trị của tài sản bảo đảm: việc đánh giá lại giá trị tài sản bảo đảm cần được tiến hành thường xuyên, CBTD phải thường xuyên kiểm tra trên hồ sơ đảm bảo tiền vay và kiểm tra tài sản tại hiện trường để kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh như: mất mát, hư hỏng, giảm giá trị, có sự chuyển nhượng người sở hữu, những biến động về giá trị thị trường của tài sản … qua đó để có biện pháp hạn chế rủi ro.

+ Yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm cho tài sản bảo đảm: Đối với những tài sản bảo đảm mà pháp luật quy định phải mua bảo hiểm, chi nhánh nên yêu cầu khách hàng phải mua bảo hiểm, việc thẩm định tài sản đảm bảo lại càng phải được thực hiện chặt chẽ, kỹ lưỡng. Kết quả thẩm định là cơ sở để khách hàng mua bảo hiểm với mức phù hợp. Việc mua bảo hiểm cho tài sản bảo đảm cũng là biện pháp nhằm hạn chế rủi ro cho ngân hàng khi tài sản bảo đảm bị sự cố.

3.2.2.7. Nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả của kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại chi nhánh nhánh

Kiểm tra, kiểm soát là việc làm hết sức cần thiết và quan trọng nhằm phát hiện, ngăn ngừa và xử lý kịp thời, chính xác những hiện tượng có thể dẫn đến rủi ro trong hoạt động của ngân hàng. Do đó:

- Cán bộ tín dụng phải phát huy tối đa tính khách quan, nhìn nhận vấn đề theo tình hình thực tế, theo số liệu cụ thể của công tác kiểm tra.

- Kiểm tra, kiểm soát phải đảm bảo kịp thời, thường xuyên, đánh giá sự việc một cách nhanh chóng và đưa ra kết luận chính xác.

Để nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng thì chi nhánh nên thường xuyên tổ chức các cuộc kiểm tra đột xuất tại đơn vị để kịp thời khắc phục và ngăn ngừa những sai sót phát sinh, tránh những sai sót được lặp đi lặp lại nhiều lần. Đối tượng thường được quan tâm trong các cuộc kiểm tra không chỉ dừng lại ở mặt hồ sơ mà còn phải kiểm tra thực tế tình hình kinh doanh của khách hàng, tình hình thực hiện phương án kinh doanh, thực trạng tài sản bảo đảm…. Việc làm này có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác tín dụng.

Tuy nhiên một thực tế xảy ra tại chi nhánh là không được cung cấp đầy đủ và thường xuyên thông tin từ phía khách hàng nhất là thông tin về kế toán tài chính, thị trường tiêu thụ sản phẩm, do vậy CBTD phải tranh thủ khai thác các thông tin này trong những lần tiếp xúc khi khách hàng đến ngân hàng trả lãi hoặc khi đến thăm trực tiếp cơ sở sản xuất kinh doanh của họ để biết được tiến độ thực hiện phương án, chiều hướng tốt hay xấu, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng như thế nào, giá trị thực tế của tài sản đảm bảo nợ vay ra sao…

Trong quá trình giám sát, nếu có phát hiện khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích cán bộ giám sát có thể kiến nghị thu hồi nợ trước hạn hoặc chuyển sang nhóm nợ xấu. Như vậy, việc kiểm tra giám sát tín dụng được thực hiện trước, trong và sau khi cho vay để xác định xem khách hàng có thực hiện đúng theo hợp đồng tín dụng không, có khả năng trả nợ không, là cơ sở để đánh giá chất lượng khoản vay, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng.

Sau các cuộc kiểm tra (bao gồm kiểm tra của chi nhánh, của Agribank, của NHNN Việt Nam và các cuộc kiểm tra, thanh tra khác …), chi nhánh phải tổ chức kiểm điểm lại những việc chưa làm được, những việc sai sót từ đó có biện pháp khắc phục kịp thời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện cần đước, tỉnh long an (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)