6. Kết cấu của luận văn
3.2.2.5. Phòng ngừa nợ quá hạn, nợ xấu mới phát sinh, xử lý hiệu quả nợ xấu còn tồn
tồn đọng
- Nâng cao chất lượng công tác thẩm định cho vay, Chi nhánh cần quan tâm hơn nữa các nội dung của thẩm định, cần xác định việc thẩm định các dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, phục vụ đời sống là khâu quan trọng nhất trước khi cho vay, cần tuân thủ nghiêm túc quy trình, các quy định của ngành, của luật pháp, thẩm định chặt chẽ tính pháp lý của khoản vay. Phân tích chính xác năng lực kinh doanh, năng lực tài chính của khách hàng. Thu thập và đánh giá các thông tin phi tài chính như năng lực điều hành, môi trường, kiểm soát nội bộ, thương hiệu, vị thế cạnh tranh…
- Tăng cường công tác thu hồi nợ và chủ động giải quyết nợ có vấn đề, vấn đề này sẽ không phải đặt ra nếu khoản tín dụng được hoàn trả đầy đủ và đúng hạn. Tại chi nhánh thì tổng nợ xấu năm sau luôn giảm hơn năm trước và thấp hơn kế hoạch đặt ra. Trong thời gian tới, cần tiếp tục phát huy và tăng cường hơn nữa công tác giải quyết nợ có vấn đề một cách chủ động.
Trước hết phải có biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn nợ quá hạn như chấn chỉnh lại các thiếu sót ở các khâu trong quá trình cho vay, thiết lập bổ sung đầy đủ hồ sơ pháp lý,
hạn chế đến mức tối đa những kẽ hở trong khâu nghiệp vụ để phòng lừa đảo, chiếm đoạt vốn của ngân hàng.
Biện pháp phòng ngừa khoản vay dẫn đến nợ quá hạn, nợ xấu, nếu thẩm định là khâu đầu tiên quyết định để cho vay đối với một khách hàng thì quá trình đưa vốn ra, theo dõi sử dụng vốn và đôn đốc thu nợ cũng là những khâu không kém phần quan trọng. Khi một khách hàng được cho vay theo mục đích, đúng lúc, đúng thời điểm với số vốn ghi trong hợp đồng tín dụng thì việc quản lý vốn vay ở đây là theo dõi kiểm tra khách hàng có sử dụng đúng mục đích hay không. Những trường hợp nào sử dụng vốn sai mục đích thì phải xử lý ngay theo chế độ tín dụng. Ngoài ra, phải theo dõi bám sát hoạt động kinh doanh của khách hàng để phát hiện kịp thời khả năng có thể phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu, từ đó có biện pháp xử lý ngay, biện pháp này cần thực hiện đồng thời tiến hành kiểm tra việc sử dụng vốn vay, nếu thấy khách hàng bắt đầu có dấu hiệu dẫn đến rủi ro, dẫn đến nợ quá hạn thì ngân hàng cần phải có các biện pháp ngăn ngừa. Ngoài ra chi nhánh có thể yêu cầu khách hàng cung cấp thêm các tài sản bảo đảm để tăng cường an toàn cho khoản vay trong trường hợp tài sản thế chấp bị giảm giá trị, trường hợp cần thiết ngân hàng có thể thực hiện cơ cấu nợ cho khách hàng.
Trong trường hợp phát hiện một khoản vay có vấn đề, việc đầu tiên mà CBTD phải làm là xác định tính nghiêm trọng của vấn đề thông qua việc kiểm tra, phân tích từ các nguồn thông tin khác nhau. Chi nhánh dựa vào kết quả phân tích để đưa ra các biện pháp xử lý thích hợp. Đối với những khoản vay có vấn đề được xác định là có mức nghiêm trọng tương đối thấp thì ngân hàng có thể sử dụng nhóm biện pháp như sau:
+ Tư vấn cho khách hàng nhằm khôi phục tình hình tài chính: thông qua hoạt động này ngân hàng có thể tư vấn cho khách hàng nhằm thực hiện các biện pháp thích hợp để khôi phục tình hình tài chính của mình. Ví dụ như tư vấn cho khách hàng về một số chính sách kinh doanh: chính sách bán hàng, cách thức tổ chức hoạt động, tạm dừng kế hoạch cho đến khi tình hình tài chính được cải thiện, khuyến khích các doanh nghiệp thu hồi các khoản nợ chậm trả nhằm giảm bớt lượng vốn đang bị chiếm dụng…
+ Cơ cấu nợ cho khách hàng: biện pháp này sẽ giúp khách hàng duy trì hoạt động đồng thời giúp ngân hàng thu hồi đầy đủ khoản tín dụng sau này.
+ Cho vay thêm: trong trường hợp phương án đầu tư của khách hàng đang gặp khó khăn, có thể ảnh hưởng đến việc thu nợ mà nguyên nhân chủ yếu là do thiếu vốn, khi đó chi nhánh xem xét thấy khả năng phương án đó có thể phát triển tốt nếu được đầu tư thêm vốn hay không. Trường hợp này CBTD phải tiến hành giám sát chặt chẽ phương án sản
xuất kinh doanh, từng khoản chi phí, trực tiếp cùng doanh nghiệp điều hành phương án cho có hiệu quả và qua đó thu hồi nợ dần ...
Đối với các khoản nợ quá hạn thì chi nhánh cần xem xét lại các vấn đề trong quá trình thẩm định xem ngân hàng mắc những sai sót gì, trong khâu nào, vấn đề nào… Xem xét lại khả năng tài chính của khách hàng và quá trình khách hàng sử dụng vốn vay có đúng mục đích không. Từ đó đưa ra những giải pháp xử lý mang lại hiệu quả cao trong thời gian ngắn. Giải thích cặn kẽ cho khách hàng những hạn chế khi tiếp cận với các ngân hàng trong tương lai khi khách hàng để nợ quá hạn, nợ xấu phát sinh trong hiện tại.
Khi món nợ có nguy cơ không thể thu hồi đúng hạn và khách hàng vay vốn có thiện chí trả nợ, ngân hàng có thể gia hạn nợ hoặc điều chỉnh hợp đồng tín dụng tương ứng với một chu kỳ sản xuất của khách hàng, cho phép khách hàng tự khắc phục khó khăn về tài chính để hoàn trả nợ ngân hàng càng sớm càng tốt. Đối với khách hàng không có thiện chí trả nợ như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng thì chi nhánh cần cương quyết tiến hành thanh lý tài sản thế chấp theo các qui định của pháp luật để thu hồi nợ.
Trong trường hợp các biện pháp khác không mang lại hiệu quả, khách hàng cố ý dây dưa, chây ỳ, để nợ quá hạn kéo dài. Ngân hàng cần sử dụng những biện pháp cứng rắn hơn, kết hợp sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng để phát mại tài sản thế chấp, khởi kiện, cưỡng chế để thu hồi nợ.