6. Kết cấu của luận văn
2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan
* Môi trường kinh tế
Những năm gần đây, nền kinh tế phát triển nhanh và chuyển biến tích cực, do đó các NHTM đua nhau mở chi nhánh nhằm mở rộng mạng lưới. Hiện trên địa bàn Huyện Cần Đước hiện có 9 TCTD đang hoạt động (Agribank, Vietinbank, Vietcom bank, Sacom Bank, BIDV, Kiên Long Bank, HD bank, Liên Việt Postbank, QTD Gò Đen). Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt hơn trên nhiều mặt như lãi suất, phí dịch vụ, độ tin cậy của khách hàng với ngân hàng ...gây nguy cơ làm giảm số lượng khách hàng của chi nhánh.
Do tâm lý của nông dân trước những biến đổi khó lường của nền kinh tế nên người dân rất quan tâm đến vấn đề lạm phát, sự mất giá của đồng tiền dẫn đến hành vi gửi tiền có kỳ hạn ngắn phổ biến hơn là gửi tiền có kỳ hạn dài.
Các doanh nghiệp Việt Nam đứng trước nhiều thách thức của quá trình hội nhập, công tác quản lý vi mô trong sản xuất, xuất khẩu chưa tốt, dẫn đến tình trạng hàng hoá ứ đọng, không tiêu thụ được. Nhiều khách hàng cá nhân không bắt kịp những thay đổi cũng như những đòi hỏi ngày càng cao của thị trường nhất là về chất lượng, thị hiếu, chủng loại, giá cả sản phẩm dịch vụ, hơn nữa nhiều doanh nghiệp, hộ gia đình kinh doanh cá thể bị hạn chế năng lực trình độ và kinh nghiệm quản lý, khó khăn về vốn tích lũy ban đầu nên trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của thị trường thì việc sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm gặp vô vàn khó khăn. Ngoài ra, trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp luôn xảy ra điệp khúc được mùa mất giá hay ngược lại thường xuyên cũng như những vấn đề hàng giả, hàng kém chất lượng… và đây cũng có thể là nguyên nhân gây ra nợ quá hạn, nợ xấu cho ngân hàng.
* Môi trường tự nhiên
Trong những năm qua nước ta thường xuyên phải đối phó với thiên tai lũ lụt, dịch bệnh về cây trồng, vật nuôi đã tác động mạnh đến đời sống nhân dân và gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng tín dụng của chi nhánh.
Bên cạnh đó thị trường đầu ra nông sản không ổn định, còn phụ thuộc lớn vào thị trường Trung Quốc nên dễ bị chi phối về giá... những nguyên nhân trên đã ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm, gây thiệt hại đến thu nhập của người sản xuất, và làm hạn chế đến khả năng trả nợ vay ngân hàng.
* Môi trường pháp lý
Hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động tín dụng tuy có cải thiện nhưng chưa thật sự đồng bộ và phát huy được tác dụng, đôi khi còn bất cập. Ví dụ: Thông tư 39 quy định lãi suất cho vay tại khoản 2 điều 13: “Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam nhưng không vượt quá mức lãi suất cho vay tối đa do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định trong từng thời kỳ nhằm đáp ứng một số nhu cầu vốn: …” có thể gặp khó khăn khi thực hiện:
- “Phục vụ lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn theo quy định của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn” hay “Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ theo quy định của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ” là những chính sách rất đúng đắn nhưng để thực hiện triệt để thì không dễ dàng vì phát triển nông nghiệp, nông thôn hay phát triển công nghiệp hỗ trợ rất cần nguồn vốn trung dài hạn trong khi Thông tư 39 chỉ quy định đối với lãi suất cho vay ngắn hạn.
- Thông thường lãi suất được quy định theo điều này thấp hơn lãi suất huy động năm của các NHTM nhưng Thông tư 39 không quy định các hình thức hỗ trợ cho các NHTM, điều này khiến các NHTM có thể tìm mọi cách để né cho vay các đối tượng theo quy định này. Ngoài ra, quy định này có thể dẫn đến tiêu cực khi khách hàng vay lãi suất thấp ở ngân hàng này và gửi tiền với lãi suất cao hơn ở ngân hàng khác để hưởng chênh lệch.
Những thay đổi của chính sách nhiều khi còn mang tính chủ quan và thiếu nhất quán gây ra khó khăn và rủi ro cho cả ngân hàng và khách hàng trong quá trình vay vốn, phát mãi tài sản. Mặc dù Chính phủ, NHNN Việt Nam và các bộ ngành liên quan đã ban hành rất nhiều các văn bản pháp luật, quy định, thông tư nhằm hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng ngừa, kiểm soát rủi ro tín dụng nhưng trên thực tế những văn bản, quy định này vẫn chưa thực sự phát huy tác dụng và đã ảnh hưởng ít nhiều đến công tác quản lý chất lượng tín dụng tại ngân hàng.
Một trong những quy định của Luật đất đai có thể gây rủi ro rất lớn cho ngân hàng khi nhận thế chấp bằng giá trị quyền sử dụng đất. Tại thời điềm thế chấp, bên thế chấp có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và có đầy đủ các quyền theo quy định. Nhưng sau đó, trong nhiều trường hợp, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hay Tòa án ra quyết định hủy bỏ giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất vì đã cấp sai quy định, sai quy hoạch hoặc do tranh chấp từ nhiều năm trước. Thực tế này làm cho các ngân hàng cho vay nhận thế chấp bằng giá trị quyền sử dụng đất gặp nhiều rủi ro.
* Nguyên nhân thuộc về khách hàng
Một là, Thông tin khách hàng cung cấp cho ngân hàng còn hạn chế, không chính
xác.
Hai là, Một số khách hàng cố tình chây ì làm cho công tác thu hồi nợ gặp nhiều khó
khăn.
Ba là, Trình độ quản lý của các doanh nghiệp chưa cao, chưa theo kịp trình độ phát
triển của nền kinh tế đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Vì thế các doanh nghiệp rất dễ gặp rủi ro trong kinh doanh dẫn đến suy giảm khả năng trả nợ cho ngân hàng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Từ kết quả hoạt động của Agribank -Chi nhánh huyện Cần Đước giai đoạn 2016- 2018, chương 2 của luận văn đã phân tích và đánh giá hiệu quả các hoạt động kinh doanh cơ bản của chi nhánh bao gồm hoạt động huy động vốn, hoạt động cho vay, cung ứng các dịch vụ ngân hàng và kết quả hoạt động kinh doanh. Nhìn chung hoạt động kinh doanh của chi nhánh đều đạt được kết quả khả quan thể hiện ở tốc độ tăng trưởng hàng năm ổn định.
Về thực trạng chất lượng tín dụng tại chi nhánh, nội dung chương này đã đi sâu phân tích thực trạng chất lượng tín dụng thông qua các chỉ tiêu như cơ cấu dư nợ, tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu, hiệu suất sử dụng vốn, vòng quay của vốn tín dung, thu nhập từ hoạt động tín dụng. Từ đó rút ra được những kết quả đạt được, những mặt còn tồn tại và hạn chế, nguyên nhân của những tồn tại hạn chế đó. Tuy nhiên, nhìn chung chất lượng tín dụng của chi nhánh là khá tốt.
Tuy còn một số tồn tại và hạn chế nhưng Agribank -Chi nhánh huyện Cần Đước vẫn đảm bảo kinh doanh có lãi, góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Những vấn đề tồn tại và hạn chế nêu trên luôn cần được xem xét nghiêm túc để có biện pháp giải quyết hữu hiệu nhằm không ngừng củng cố và nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng, giúp cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngày càng phát triển bền vững.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM -CHI NHÁNH HUYỆN CẦN ĐƯỚC, TỈNH LONG AN TRONG THỜI GIAN TỚI