Những mặt còn hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện cần đước, tỉnh long an (Trang 63 - 64)

6. Kết cấu của luận văn

2.3.2. Những mặt còn hạn chế

Thứ nhất, tín dụng trung hạn tăng nhanh nhưng tốc độ tăng của nguồn vốn huy động có kỳ hạn dài trên 24 tháng chậm hơn đã tạo ra “rào cản” cho việc mở rộng quy mô tín dụng trung hạn của chi nhánh (số liệu minh chứng: bảng 2.1và bảng 2.6).

Thứ hai, dư nợ tín dụng có tăng trưởng cả số tương đối lẫn số tuyệt đối, nhưng tốc độ tăng dư nợ không theo kịp tốc độ gia tăng huy động vốn dẫn đến hiệu suất sử dụng vốn suy giảm, thể hiện qua bảng 2.13.

Thứ ba, cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu dư nợ của chi nhánh, chưa phù hợp với cơ cấu của nguồn vốn huy động và dư nợ trung hạn thấp nên ít có được nguồn thu nhập lãi suất cao (minh chứng tại bảng 2.6).

Thứ tư, hoạt động tín dụng của chi nhánh chưa đa dạng khách hàng, tập trung chủ yếu là khách hàng cá nhân (minh chứng tại bảng 2.5), dư nợ đối với doanh nghiệp chưa nhiều (minh chứng tại bảng 2.4). Bên cạnh đó, sản phẩm cấp tín dụng chủ yếu là cho vay truyền thống (minh chứng tại khoản b tiểu mục 2.1.3.2), chưa thật sự phù hợp với tiềm năng của Agribank. Điều này làm giảm khả năng cạnh tranh trong tương lai của chi nhánh.

Thứ năm, mặc dù nợ quá hạn, nợ xấu tại chi nhánh có giảm trong thời gian qua nhưng vẫn tồn tại và luôn là nguy cơ chực chờ ảnh hưởng đến CLTD của chi nhánh. (số liệu tại bảng 2.11 và bảng 2.12).

Thứ sáu, cơ chế cấp tín dụng vẫn còn nặng về bảo đảm tiền vay (minh chứng qua bảng 2.5), vì vậy đã ảnh hưởng đến quá trình đầu tư của khách hàng cũng như ảnh hưởng đến kế hoạch tăng trưởng dư nợ tín dụng. Một số cán bộ không căn cứ vào việc phân tích tình hình tài chính của khách hàng mà chỉ đơn giản dựa vào tài sản bảo đảm để cho vay. Ngoài ra, việc thực hiện bảo đảm tiền vay đôi khi còn chưa được thực hiện một cách nghiêm túc theo quy định.

Thứ bảy, hoạt động kiểm tra kiểm soát của chi nhánh chưa thường xuyên, chủ yếu kiểm tra theo chuyên đề, theo chương trình kế hoạch, kiểm tra đột xuất còn hạn chế. Kiểm tra, kiểm soát hoạt động cho vay còn mang tính chất hình thức, chất lượng kiểm tra chưa cao, kiểm tra sau khi giải ngân chưa được thực hiện thường xuyên.

Thứ tám, Thu thập thông tin tín dụng của chi nhánh còn gặp nhiều khó khăn, cán bộ tín dụng phải thu thập từ nhiều nguồn thông tin khác nhau với độ chính xác không cao. Các

thôngtin này chủ yếu vẫn là thông tin trong hồ sơ khách hàng và các thông tin được lưu trữ tại ngân hàng. Việc thẩm định thường dựa trên những thông tin chủ quan do khách hàng cung cấp. Thông tin tín dụng chưa thực sự chất lượng đã tạo ra không ít khó khăn cho chi nhánh khi quyết định đầu tư và là một trong những nguyên nhân lớn có thể gây ra các rủi ro tín dụng cho chi nhánh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện cần đước, tỉnh long an (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)