Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện cần đước, tỉnh long an (Trang 64 - 67)

6. Kết cấu của luận văn

2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, nguồn vốn huy động kỳ hạn dài trên 24 tháng chưa đủ để đáp ứng tín dụng trung dài hạn đang trên đà tăng trưởng cao nguyên nhân do ngân hàng chưa tư vấn, giải thích kỹ cho khách hàng về sự an toàn và tiện lợi khi họ tham gia gửi vốn có kỳ hạn dài.

Thứ hai, dư nợ tín dụng:

- Nguyên nhân dư nợ tín dụng ít hơn nhiều so với huy động vốn:

* Chi nhánh hoạt động trên địa bàn một huyện thuần nông, số lượng doanh nghiệp ít, sản xuất nhỏ lẻ, có quy mô nhỏ, không có đủ tài sản thế chấp để đảm bảo tiền vay cũng như một số hồ sơ pháp lý không đảm bảo theo quy định. Mặt khác, một số CBTD vì quá bảo đảm an toàn mà chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn của người dân cũng là một trong các nguyên nhân dẫn đến dư nợ tín dụng còn thấp.

* Trên địa bàn có nhiều NHTM hoạt động, tuy nhiên một số cán bộ tín dụng còn có thái độ thờ ơ, chưa tận tình niềm nở với khách hàng có nhu cầu vay vốn, chưa giải thích rõ ràng về hạn mức đầu tư, về thủ tục để cho khách hàng sang ngân hàng khác hoặc có tư tưởng ngại khó ngại khổ, sợ trách nhiệm, bảo thủ, thoã mãn với thành tích, chưa chủ động tìm kiếm khách hàng mới, không muốn tăng trưởng tín dụng. Điều này đã làm giảm khả năng mở rộng tín dụng của chi nhánh.

* Hoạt động marketing của ngân hàng còn chưa thật sự tốt, chưa chủ động tìm đến khách hàng. Do đó chi nhánh chưa mở rộng được cho vay đúng mức, số lượng khách hàng vay vốn tăng chậm. Việc chăm sóc khách hàng đôi khi chưa được chú trọng đúng mức: chi nhánh hầu như chưa có chính sách cũng như các sản phẩm khuyến khích những khách hàng vay trả nợ đúng hạn nhằm mở rộng đầu tư và nâng cao chất lượng tín dụng.

- Nguyên nhân dư nợ tín dụng khách hàng doanh nghiệp ít hơn dư nợ tín dụng khách hàng cá nhân, đặc biệt năm 2017 và 2018: là do việc chuyển đổi đối tượng cho vay từ doanh nghiệp tư nhân thành vay cá nhân theo quy định của Agribank đã làm giảm sút mạnh về số lượng cũng như dư nợ của thành phần này trong tổng dư nợ cho vay của chi nhánh.

- Nguyên nhân tỷ trọng dư nợ tín dụng ngắn hạn có xu hướng tăng dần so với tín dụng trung hạn (minh chứng qua bảng 2.6) là do thời gian qua Huyện Cần Đước, tỉnh Long An là một huyện thuần nông và hiện đang tái cơ cấu cây trồng vật nuôi mạnh mẽ, đó là trồng màu và chăn nuôi heo, gà, nuôi tôm sú, tôm thẻ vòng đời của dự án này từ bốn tháng đến một năm.

- Nguyên nhân sản phẩm cấp tín dụng chủ yếu là cho vay truyền thống (minh chứng tại khoản b tiểu mục 2.1.3.2), chưa thật sự phù hợp với tiềm năng của Agribank là do : (1) Thiết kế sản phẩm, dịch vụ tín dụng là chức năng của Trụ sở chính Agribank; (2) Bản thân chi nhánh chưa mạnh dạn triển khai các sản phẩm dịch vụ mới ngoài các sản phẩm truyền thống trước nay ở địa bàn nông thôn.

Thứ ba, về chất lượng tín dụng

* Trình độ, năng lực của CBTD vẫn còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu công việc, khả năng thẩm định của cán bộ tín dụng còn hạn chế về mặt kinh nghiệm thực tế nên đối với các dự án mang tính chất kỹ thuật hay chuyên ngành, cán bộ tín dụng chưa đánh giá chính xác được tính khả thi thực sự của phương án, dự án.

* Quy trình tín dụng đôi khi chưa được chấp hành nghiêm túc (Tuân thủ quy trình tín dụng là yêu cầu bắt buộc phải thực hiện trong quá trình thẩm định, giám sát và thu nợ các khoản vay để đảm bảo an toàn và nâng cao chất lượng khoản cho vay). Bên cạnh đó, do địa bàn kinh doanh của chi nhánh thuộc vùng nông thôn rộng lớn nên việc thực hiện quy trình tín dụng nhiều khi còn tuỳ tiện, bỏ qua nhiều công đoạn nhất là việc kiểm tra sau giải ngân, không nắm được thông tin về tình hình sử dụng vốn của khách hàng. Do đó rủi ro tín dụng luôn tiềm ẩn.

* Sự phối hợp giữa bộ phận cho vay với các bộ phận chức năng khác chưa được chặt chẽ, đánh giá hiệu quả trong hoạt động tín dụng chưa được chú ý đúng mức, điều này ít nhiều đã ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng tại chi nhánh.

* Sự nhiệt tình trong công việc và tinh thần trách nhiện của CBTD chưa cao: Vẫn còn một số cán bộ tín dụng chưa thực sự đi sâu bám sát khách hàng để có thể tiếp cận và theo dõi tình hình biến động về tài chính, hoạt động kinh doanh và tình trạng của các tài sản đảm bảo để có thể kịp thời phát hiện các rủi ro, qua đó có hướng xử lý hoặc tư vấn cho khách hàng về phương án kinh doanh và sử dụng vốn một cách có hiệu quả cũng ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng.

* Cán bộ tín dụng vi phạm đạo đức nghề nghiệp, vi phạm quy định: CBTD có thể vi phạm đạo đức nghề nghiệp hoặc vi phạm quy định nội bộ, quy định của NHNN Việt Nam

hoặc chạy theo thành tích mà mở rộng tín dụng ồ ạt không có chất lượng cũng dẫn đến những rủi ro tín dụng cho chi nhánh.

* Cấp tín dụng còn nặng về tài sản đảm bảo: Cơ chế cấp tín dụng còn nặng về bảo đảm tiền vay (minh chứng qua bảng 2.7, cho vay có tài sản bảo đảm chiếm tỷ trọng trên 54% trở lên). Một số cán bộ do muốn an toàn nên không căn cứ hoàn toàn vào việc phân tích tình hình tài chính của khách hàng mà chỉ đơn thuần dựa vào tài sản đảm bảo tiền vay để cho vay. Ngoài ra, việc thẩm định, định giá tài sản bảo đảm đôi khi còn được thực hiện một cách chiếu lệ và mang tính thủ tục, chưa thực sự tuân thủ các quy định về bảo đảm tiền vay của Agribank, chưa thường xuyên đánh giá lại giá trị của tài sản bảo đảm. Cơ chế bảo đảm tiền vay và việc định giá tài sản đảm bảo trongquá trình thẩm định hồ sơ vay đóng vai trò quan trọng nhưng việc thẩm định, đánh giá, quản lý tài sản đảm bảo đôi khi vẫn còn gặp nhiều khó khăn như trên thực tế có sự chênh lệch khá lớn giữa giá quy định với giá thị trường hoặc do các yếu tố pháp luật.

* Hoạt động kiểm tra, kiểm soát chưa thật sự đạt được các mục tiêu đặt ra: Hoạt động kiểm tra, kiểm soát tại chi nhánh chất lượng chưa cao do khối lượng công việc nhiều mà nhân sự làm thì ít, cán bộ kiểm tra, kiểm soát chưa được đào tạo chuyên sâu. Kiểm tra sau khi cho vay đối với khách hàng chưa được chú trọng đúng mức, đặc biệt đối với những khách hàng lớn, có quan hệ tín dụng lâu dài. Đây là những đối tượng mà các cán bộ tín dụng có tâm lý cả nể, tin khách hàng mà bỏ qua công tác kiểm tra định kỳ. Vì thế chưa phát hiện kịp thời những dấu hiệu bất thường trong hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng và rủi ro đôi khi đã xảy ra.

* Thông tin phục vụ việc phân tích và ra quyết định tín dụng còn bất cập: thu thập thông tin tín dụng là tiền đề quan trọng cho công tác thẩm định và đánh giá phương án kinh doanh, thực hiện chính sách cho vay, kiểm tra giám sát và đánh giá tài sản bảo đảm. Tuy nhiên, công tác này tại chi nhánh còn nhiều hạn chế do trong quá trình thẩm định cán bộ tín dụng chủ yếu dựa vào các thông tin do khách hàng cung cấp trong khi tính trung thực của nguồn thông tin này là không bảo đảm. Các thông tin mà cán bộ sử dụng chủ yếu vẫn là thông tin trong hồ sơ khách hàng và các thông tin lưu trữ tại ngân hàng do đó mang tính chủ quan khá cao. Việc thực hiện công tác tài chính – kế toán trong các doanh nghiệp còn chưa nghiêm túc, nhiều doanh nghiệp vì muốn vay được vốn của ngân hàng nên trình các báo cáo tài chính sai lệch, không khớp đúng với hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các báo cáo tài chính hầu hết chưa được kiểm toán bởi công ty kiểm toán độc lập nên không đảm bảo độ tin cậy với người sử dụng. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến công

tác thẩm định của ngân hàng, dẫn đến đánh giá sai lệch về khách hàng vay, làm giảm chất lượng tín dụng.

*Ứng dụng công nghệ tin học trong quản lý tín dụng còn hạn chế.

Ngoài ra, ứng dụng công nghệ ngân hàng tại chi nhánh chưa đáp ứng được yêu cầu, phục vụ thu thập thông tin, phân tích khách hàng. Hệ thống thông tin báo cáo chưa phục vụ kịp thời cho hoạt động kinh doanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện cần đước, tỉnh long an (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)