Tăng trưởng dư nợ đi đôi với kiểm soát nâng cao chất lượng tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện cần đước, tỉnh long an (Trang 78 - 80)

6. Kết cấu của luận văn

3.2.2.2. Tăng trưởng dư nợ đi đôi với kiểm soát nâng cao chất lượng tín dụng

- Giải pháp về tổ chức, điều hành công tác thẩm định, đảm bảo sắp xếp cán bộ có đủ trình độ, năng lực, chuyên môn, trách nhiệm làm công tác tín dụng. Phân công cán bộ thẩm định cũng phải căn cứ vào trình độ, kinh nghiệm, thế mạnh của từng người. Mảng thẩm định khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân phải tách rời nhau. Tránh phân địa bàn chồng chéo nhau. Giao kế hoạch dư nợ cụ thể cho từng CBTD theo từng tháng, quý, năm. Theo dõi, sơ kết, tổng kết và có chế độ thưởng phạt phân minh đối với CBTD.

- Phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả giữa các bộ phận chức năng tại chi nhánh, để hoạt động kinh doanh của chi nhánh được thông suốt ở tất cả các khâu thì các bộ phận chức năng cần phải có sự phối kết hợp chặt chẽ với nhau, hỗ trợ nhau hoàn thành tốt công việc.

- Mở rộng địa bàn đầu tư, chi nhánh cần xây dựng kế hoạch mở rộng mạng lưới kinh doanh sang các địa bàn lân cận dưới sự cho phép của Agribank chi nhánh Tỉnh Long An. Phòng giao dịch Long Hòa cần mở rộng đầu tư ra các xã vùng thượng của huyện.

- Chủ động tăng cường tìm kiếm khách hàng, cán bộ chi nhánh cần tăng cường tìm hiểu về nhu cầu của khách hàng, tiến hành phân loại khách hàng, lựa chọn những khách

hàng mục tiêu. Tiếp cận các khách hàng mới nhằm giới thiệu những khả năng mà ngân hàng có thể đáp ứng, kích thích nhu cầu vay vốn của khách hàng, theo đó chi nhánh cũng sẽ có cơ sở để đưa ra những sản phẩm tín dụng đáp ứng nhu cầu của khách hàng về số lượng, thời gian, lãi suất… tạo được sự khác biệt hơn so với các đối thủ đang cạnh tranh gay gắt như hiện nay.

- Thực hiện chính sách giá cả hợp lý, chi nhánh nên nghiêm túc thực hiện phân loại khách hàng để từ đó có chính sách hợp lý với từng đối tượng. Đối với những khách hàng truyền thống, uy tín chi nhánh nên có chính sách lãi suất phù hợp, có thể áp dụng mức lãi cho vay thấp hơn các nhóm khách hàng khác khi cần thiết.

- Tăng cường công tác tiếp thị, xét về bản chất, ngân hàng cũng giống như các doanh nghiệp kinh doanh khác trên thị trường, hoạt động ngân hàng cũng cần phải có vốn, có mua – có bán, có lợi nhuận ... nhưng hoạt động chủ yếu của ngân hàng là kinh doanh tiền tệ và cung cấp các dịch vụ ngân hàng. Trong đó, “ Tiếp thị ngân hàng'' là một tiến trình mà ngân hàng hướng mọi nỗ lực vào việc thoả mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng một cách chủ động, từ đó thoả mãn nhu cầu và mong muốn của ngân hàng.

Hoạt động tiếp thị có vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Để tăng quy mô, tăng khả năng cạnh tranh, thu hút được nhiều khách hàng thì ngân hàng cần phải tạo ra sự khác biệt so với ngân hàng khác. Càng nhiều khách hàng đến với ngân hàng thì ngân hàng càng có nhiều cơ hội để lựa chọn những khách hàng tốt, hoạt động cho vay của ngân hàng ngày càng được mở rộng và phát triển, chất lượng tín dụng của ngân hàng sẽ ngày càng được cải thiện. Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là quy luật tất yếu nên để tồn tại, các ngân hàng cần phải đưa ra được chiến lược tiếp thị phù hợp. Hiện tại chi nhánh chưa có phòng dịch vụ marketing nên hoạt động này mới chỉ dừng lại ở việc thực hiện một số chương trình quảng cáo khuyến mại hay tiết kiệm dự thưởng theo hướng dẫn, chỉ đạo của Agribank chi nhánh Tỉnh Long An. Còn việc đi sâu nghiên cứu nhu cầu của khách hàng, phân loại thị trường mục tiêu thì hầu như là không có và đây là một hạn chế của chi nhánh. Do vậy trong thời gian tới để nâng cao chất lượng tín dụng, chi nhánh cần phải chú trọng hơn đến hoạt động này. Cụ thể chi nhánh phải chủ động tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, uy tín của ngân hàng, giới thiệu các sản phẩm mà ngân hàng cung cấp đến khách hàng tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận các sản phẩm của ngân hàng thông qua các kênh thông tin tại địa phương như Đài phát thanh truyền hình Huyện, Đài phát thanh các Xã… Chăm sóc chu đáo khách hàng truyền thống, định kỳ mở hội nghị

khách hàng… qua đó lắng nghe khách hàng để từ đó có thể khắc phục những sai sót đồng thời phát huy những mặt mạnh của đơn vị.

- Phân tích đánh giá các đối thủ cạnh tranh trên địa bàn, chi nhánh cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng các đối thủ cạnh tranh trên địa bàn để từ đó xây dựng chiến lược cạnh tranh có hiệu quả. Có như vậy chi nhánh sẽ có những giải pháp kịp thời, phù hợp để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và kịp thời loại bỏ những món vay không hiệu quả, những lĩnh vực đầu tư nhiều rủi ro, từ đó đưa ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao, những khoản tín dụng lành mạnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện cần đước, tỉnh long an (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)