Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực liên quan đến hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện cần đước, tỉnh long an (Trang 75 - 76)

6. Kết cấu của luận văn

3.2.1.1. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực liên quan đến hoạt động tín dụng

Hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động ngân hàng nói riêng suy cho cùng là do con người thực hiện. Do đó yếu tố con người vẫn là yếu tố tiên quyết, quyết định sự thành bại của hoạt động doanh nghiệp. Đối với hoạt động NHTM mà trong đó có chất lượng tín dụng thì yếu tố con người lại càng quan trọng hơn. Do đó, để nâng cao chất lượng tín dụng, giải pháp nâng cao năng lực, trình độ, trách nhiệm và bồi dưỡng đạo đức đối với đội ngũ CBTD luôn phải được ưu tiên.

Tuyển chọn nhân sự có đạo đức nghề nghiệp, có tinh thần trách nhiệm, tâm huyết với nghề và giỏi chuyên môn sẽ giúp cho ngân hàng ngăn ngừa được những sai sót có thể xảy ra. Trình độ, năng lực, kinh nghiệm cũng như đạo đức nghề nghiệp của CBTD là nhân tố rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công tác thẩm định. Sự thành công trong hoạt động tín dụng phụ thuộc vào năng lực và trách nhiệm của CBTD. CBTD là người quản lý khoản vay từ khi tiếp nhận yêu cầu đầu tư cho đến khi hợp đồng tín dụng được kết thúc.

CBTD có một vai trò rất quan trọng đối với hoạt động của ngân hàng, mang lại lợi nhuận cho ngân hàng và cũng có thể đem đến rủi ro cho ngân hàng. Do vậy để hạn chế rủi ro trong công tác tín dụng ngay từ khâu tuyển dụng cán bộ làm công tác tín dụng cần phải chặt chẽ và có một số tiêu chuẩn cơ bản sau:

+ Có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng. Có tinh thần trách nhiệm, cầu thị.

+ Có phẩm chất đạo đức: đây chính là tiêu chuẩn quan trọng đối với cán bộ tín dụng, quyết định đến vấn đề rủi ro đạo đức trong kinh doanh. Không ngừng tự rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cá nhân.

+ Nắm vững các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như của NHNN Việt Nam, của Agribank.

+ Có kiến thức tổng thể về kinh tế thị trường, nhanh nhạy nắm bắt thông tin, am hiểu về pháp luật. Hiểu biết sâu sắc một số lĩnh vực nhất định có liên quan đến nghiệp vụ tín dụng. Luôn học hỏi, trau dồi nghiệp vụ để nâng cao trình độ chuyên môn.

+ Hiểu biết về xã hội và kỹ năng giao tiếp: yếu tố giúp cho khách hàng và ngân hàng hiểu nhau hơn, làm cho khách hàng có thiện cảm với ngân hàng, gắn bó với ngân hàng. Với kỹ năng giao tiếp tốt cán bộ tín dụng có thể tìm hiểu thêm được nhiều thông tin về khách hàng để phục vụ cho quá trình xử lý nghiệp.

Một thực tế cho thấy tín dụng ngân hàng không chỉ là một khoa học mà còn là một nghệ thuật, người CBTD cần phải vận dụng linh hoạt các kiến thức tổng hợp về kinh tế vi

mô, kinh tế vĩ mô, hoạt động tài chính, hoạt động kinh tế cùng với những trãi nghiệm thực tế để có thể đưa ra những quyết định tín dụng chính xác. Họ phải đảm nhiệm mọi công việc từ khâu tiếp xúc khách hàng đến khâu thẩm định, xét duyệt, kiểm tra cho đến khi thu nợ. Do vậy, việc cập nhật, trang bị kiến thức tổng thể cho CBTD là rất cần thiết.

Từ đó cho thấy để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực liên quan đến hoạt động tín dụng, giải pháp nhân sự của chi nhánh trong phạm vi chức năng của mình cần phải thực hiện:

* Đối với CBTD

- Triển khai kịp thời các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như của NHNN Việt Nam, của Agribank đến CBTD.

- Thường xuyên tập huấn nghiệp vụ cho CBTD. Tổ chức cho CBTD đi thực tế, tham quan học tập ở các đơn vị bạn.

- Tổ chức cho CBTD học tập kỹ năng giao tiếp.

- Hàng năm, chi nhánh cần tổ chức các đợt tập huấn, kiểm tra, thi nghiệp vụ nhằm khuyến khích CBTD nâng cao trình độ chuyên môn.

- Chi nhánh cần chú trọng hơn đến công tác bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm và thường xuyên bám sát cơ sở, tiếp cận khách hàng để nắm kịp thời những biến động của khách hàng, từ đó có những phương thức ứng phó phù hợp.

- Luôn quan tâm sâu sắc đến đời sống vật chất lẫn tinh thần của nhân viên nói chung, đội ngũ CBTD nói riêng. Coi trọng công tác thi đua khen thưởng cho những CBTD giỏi, đồng thời phải có những biện pháp xử lý nghiêm khắc những cán bộ biến chất.

* Đối với cán bộ quản lý: ngoài các tiêu chuẩn cơ bản của CBTD, cán bộ quản lý tín dụng của chi nhánh cũng cần được quan tâm hơn.

- Phải thường xuyên trao dồi nghiệp vụ, đạo đức, tác phong làm gương cho cấp dưới. Phản ứng nhanh chóng, chính xác đối với các biến động trong hoạt động tín dụng.

- Cập nhật kịp thời tình hình kinh tế - xã hội địa phương, cả nước cũng như thế giới. - Luôn hoà đồng nhưng khách quan với cấp dưới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện cần đước, tỉnh long an (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)