Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện cần đước, tỉnh long an (Trang 27 - 29)

6. Kết cấu của luận văn

1.2.6. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại

Mức tăng hoặc giảm tuyệt đối của chỉ tiêu nghiên cứu (1.1)

Mức tăng trưởng tuyệt đối dư nợ (±) = tổng dư nợ năm (t) – tổng dư nợ năm (t-1)

Công thức (1.1) sử dụng để đánh giá quy mô tín dụng, cho người đọc thấy sự biến động ( mức tăng hoặc giảm tuyệt đối ) giữa kỳ này với kỳ trước hoặc giữa thực tế với kế hoạch về tổng dư nợ và mức dư nợ từng loại vay theo các tiêu chí phân loại thích hợp.

Mức tăng trưởng tương đối thể hiện : Tốc độ phát triển của chỉ tiêu nghiên cứu (1.2)

Mức độ của chỉ tiêu kỳ t

Tốc độ phát triển của chỉ tiêu nghiên cứu ( % ) = x 100 Mức độ của chỉ tiêu kỳ (t-1)

Tốc độ tăng hoặc giảm của chỉ tiêu nghiên cứu (1.3)

Mức tăng, giảm tuyệt đối

Tốc độ tăng, giảm của chỉ tiêu nghiên cứu (%) = x 100 Mức độ của chỉ tiêu kỳ (t-1)

Công thức (1.2) sử dụng để đánh giá việc thực hiện kế hoạch về tổng dư nợ tín dụng, mức dư nợ từng loại vay, doanh số cho vay, tỷ lệ thu lãi tiền vay…

Công thức (1.3) sử dụng để đánh giá tốc độ tăng hoặc giảm về tổng dư nợ tín dụng, mức dư nợ từng loại vay … kỳ này so với kỳ trước.

Các chỉ tiêu đánh giá cơ cấu tín dụng

Cơ cấu dư nợ phản ánh tỷ trọng của các loại dư nợ trong tổng dư nợ, theo công thức: Mức dư nợ loại i

Tỷ trọng dư nợ loại i (%) = *100 Tổng dư nợ

Phân tích cơ cấu dư nợ cho vay theo từng tiêu chí giúp ngân hàng phân tích, đánh giá và có quyết định thích hợp, có hiệu quả, qua đó biết được cần đẩy mạnh cho vay theo loại hình nào để cân đối với thực lực của ngân hàng.

Chỉ tiêu này cũng dùng để đánh giá tình hình thu lãi cho vay so với lãi phải thu hoặc giúp đánh giá khả năng tiếp thị, tình hình mở rộng thị phần của ngân hàng về hoạt động tín dụng.

Hiệu suất sử dụng vốn : Phản ánh mối quan hệ giữa cho vay và huy động vốn, vì chỉ có thể mở rộng quy mô cho vay nếu gia tăng được quy mô huy động vốn, ngược lại, nếu gia tăng quy mô huy động vốn, nhưng sử dụng vốn không tăng (hay cho vay không tăng) sẽ dẫn đến rủi ro cho ngân hàng

Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn được biểu thị bằng công thức: Tổng dư nợ

Hiệu suất sử dụng vốn (lần) =

Tổng vốn huy động

Hệ số này phản ánh kết quả sử dụng vốn để đầu tư của NHTM. Thông thường hệ số này nhỏ hơn 1. Nếu hệ số này quá cao phải chú ý tăng trưởng nguồn vốn để đảm bảo khả năng thanh toán, nếu hệ số này quá thấp cần tăng trưởng dư nợ hoặc giảm huy động vốn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện cần đước, tỉnh long an (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)