6. Phương pháp nghiên cứu
1.2.4. Vai trò của dịch vụ ngân hàng điện tử
1.2.4.1. Đối với ngân hàng
Việc phát triển các dịch vụ thanh toán điện tử tiên tiến giúp chu chuyển vốn tăng nhanh và đáp ứng tốt hơn các nhu cầu thanh toán của nền kinh tế đất nước
đang thay đổi nhanh chóng. Chính điều đó sẽ làm cho luồng tiền từ mọi phía chảy vào Ngân hàng sẽ rất lớn và được điều hòa với hệ số hữu ích cao, làm thay đổi cơ
cấu tiền lưu thông, chuyển từ nền kinh tế tiền mặt qua nền kinh tế chuyển khoản. Với hệ thống Ngân hàng điện tử, việc rửa tiền, chuyển tiền bất hợp pháp, tham nhũng….bị hạn chế bởi sự kiểm soát hầu hết các chu chuyển tiền tệ của ngân hàng. Ngân hàng Trung Ương có thể phân tích, lựa chọn các giải pháp, sử dụng các công cụ điều tiết, kiểm soát cung ứng tiền tệ tối ưu nhằm điều hòa, ổn định tiền tệ đối nội và đối ngoại chủ động, có đủ điều kiện đểđánh giá tình hình cán cân thương mại, cán cân thanh toán, và diễn biến tốc độ phát triển kinh tế thông qua các nguồn dữ liệu được truy cập kịp thời, chính xác từ hệ thống mạng thông tin. Vì thế, sẽ nâng cao hơn vai trò cũng như phát huy hết chức năng của Ngân hàng Trung Ương trong hoạt động thanh tra, giám sát Ngân hàng kịp thời chấn
chỉnh những vi phạm, giữ vững an toàn hệ thống. Bên cạnh đó, thông qua mạng thông tin việc quản lý hệ thống kho quỹ, in ấn tiền, tổ chức điều hành văn phòng, quản lý hồ sơ cán bộ, đào tạo huấn luyện nghiệp vụ, hội họp từ xa trong nước và quốc tế… rất thuận tiện, giảm được đáng kể chi phí đi lại, chi phí tổ chức, tiết kiệm thời gian…
Ngoài ra, dịch vụ dịch vụ ngân hàng điện tử cũng đẩy mạnh việc liên kết, hợp tác giữa các ngân hàng ngày càng chặt chẽ, phát triển đa dạng, mạnh mẽ, rộng khắp trong nước và thế giới,…từ đó thiết lập các đề án phát triển nghiệp vụ kinh doanh sản phẩm và dịch vụ mới, sử dụng mạng lưới thanh toán điện tử, thông tin rủi ro, tư vấn pháp luật, kiểm toán phòng ngừa, lập quỹ bảo hiểm tiền gửi, xây dựng các chương trình đồng tài trợ, lập chương trình phối hợp đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ nhân viên, kể cả hình thức hợp tác trong lĩnh vực dịch vụ và văn hoá.
1.2.4.2. Đối với khách hàng của ngân hàng
Khách hàng có thể giao dịch mọi lúc mọi nơi và doanh nghiệp có thể ra lệnh mà không cần phải có mặt đồng thời nhân viên ngân hàng và chủ tài khoản tại công ty giúp tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại cho khách hàng. Không những thế, dịch vụ ngân hàng điện tử đã thực sự trở thành phương tiện hỗ trợ đắc lực giúp các khách hàng có thể chủđộng kiểm tra tình hình tài chính của mình.
Đối với khách hàng doanh nghiệp khi sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử
không chỉ giúp tiết kiệm chi phí đi lại khi cần chuyển khoản, thanh toán hoá
đơn,…mà còn giúp tiết kiệm chi phí lưu trữ bảo quản khi trả lương qua tài khoản thay cho trả lương bằng tiền mặt, nhân viên không cần trực tiếp đến ngân hàng để
thực hiện giao dịch nên có nhiều thời gian làm việc hơn. Hơn nữa chi phí sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử lại rất rẻ. Ngoài ra dịch vụ này còn giúp khách hàng tiếp cận thông tin tài khoản nhanh chóng, đặc biệt với những đối tượng khách hàng sử
dụng nhiều tài khoản khác nhau, giúp quản lý tiền tốt hơn do dịch vụ này có thể
giúp bạn tăng vòng quay của tiền. Mặt khác khách hàng sẽđược phục vụ tận tuỵ
và chính xác thay vì phải phụ thuộc vào thái độ phục vụ của nhân viên ngân hàng.
Dịch vụ ngân hàng điện tử góp phần thúc đẩy các hoạt động kinh tế thương mại, dịch vụ và du lịch của đất nước, tạo điều kiện mở rộng quan hệ kinh tế
thương mại với khu vực và thế giới. Đặc biệt góp phần thúc đẩy các hoạt động thương mại điện tử phát triển. Bên cạnh đó, dịch vụ ngân hàng điện tử giúp cho các ngân hàng tiếp cận được khách hàng tốt hơn, tiết kiệm được chi phí giao dịch, chi phí phát triển mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch, chi phí quản lý... Đây là lợi thế rất lớn giúp các ngân hàng trong nước tăng khả năng cạnh tranh với các ngân hàng thế giới trong thời kỳ hội nhập. Nâng cao nhận thức của người dân trong việc ứng dụng các công nghệ hiện đại từng bước đưa đất nước phát triển theo con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa.