Nâng cao nhận thức và tăng cường trách nhiệm của cán bộ lãnh đạo và

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) tổ chức công tác văn thư, lưu trữ tại văn phòng HĐND, UBND huyện trùng khánh, tỉnh cao bằng (Trang 74 - 76)

8. Cấu trúc của đề tài

3.2. Nâng cao nhận thức và tăng cường trách nhiệm của cán bộ lãnh đạo và

lãnh đạo và cán bộ công chức, viên chức về vai trò của công tác văn thư, lưu trữ

Nhận thức về vị trí, ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác văn thư, lưu trữ trong thời gian gần đây tuy đã có những chuyển biến tích cực nhưng một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức, viên chức vẫn chưa có nhận thức đầy đủ về công tác này, coi công tác văn thư, lưu trữ là sự vụ đơn giản ai cũng có thể làm được thậm chí không cần phải được đào tạọ Để có nhận thức đúng

đắn và đầy đủ về vị trí, ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác văn thư, lưu trữ cần phải tập trung, phổ biến một số văn bản đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành về công tác văn thư, lưu trữ như Luật số: 01/2011/QH13 ngày 11/11/2011của Quốc hội về Luật lưu trữ, Nghị định số: 09/2010/NĐ-CP ngày 08/02/2010 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định công tác văn thư, Nghị định 110/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 của Chính phủ về công tác văn thư, Thông tư 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2010 của Bộ Nội vụ về hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 19/6/2015 của Quốc hội ,…

Lãnh đạo cần có cái nhìn đúng đắn về vị trí, vai trò của công tác văn thư, lưu trữ. Trên cơ sở đó cần quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo và nên có sự đầu tư theo nhu cầu của công tác văn thư, lưu trữ. Nếu quan tâm thích đáng vào công tác này thì sẽ phát huy hiệu quả tốt nhất cho việc quản lý và bảo quản tài liệu lưu trữ. Tạo điều kiện để cán bộ, công chức làm công tác văn thư, lưu trữ nâng cao trình độ để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mớị Thường xuyên giáo dục tinh thần tự giác, tính tổ chức kỹ luật cao để tất cả cán bộ, công chức thực hiện tốt về công tác văn thư, lưu trữ .

Cán bộ văn thư, lưu trữ có tinh thần trách nhiệm trước mọi nhiệm vụ được giao, không nên tránh né, đùn đẩy trách nhiệm. Cán bộ văn thư, lưu trữ phải tự đánh giá về hoạt động về công tác văn thư, lưu trữ, xem công tác mình đang đảm nhiệm là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong quá trình hoạt động của cơ quan, mà thiếu nó hoạt động của cơ quan sẽ bị đình trệ.

Quản lý tốt các phương tiện trong thực hiện công tác văn thư - lưu trữ và sử dụng, quản lý tốt con dấu cơ quan, đây là trách nhiệm của cán bộ làm công tác văn thư. Cải cách lề lối làm việc một cách có khoa học, hiện đạị Nâng cao chất lượng quản lý tài liệu, chỉ đạo chặt chẽ việc giữ gìn tài liệu, giảm bớt những giấy tờ không còn hiệu lực pháp luật trong đơn vị.

Sắp xếp, tổ chức bố trí cán bộ, công chức làm công tác văn thư, lưu trữ ổn định, chú ý đào tạo chuyên sâu, bố trí cán bộ công chức có năng lực, có kinh nghiệm để tích lũy kinh nghiệm trong công tác văn thư, lưu trữ xây dựng mối quan hệ đồng bộ trong cơ quan để có nhận thức đúng đắn về công tác văn thư, lưu trữ là trách nhiệm chung, chứ không phải chỉ có cán bộ, công chức làm công tác văn thư mới có trách nhiệm.

Cán bộ, công chức, viên chức phải có nhận thức đúng đắn về vai trò của công tác văn thư, lưu trữ tại cơ quan mình, đó là công việc của cả tập thể chứ không riêng một cá nhân nàọ Để đưa công tác này đi vào nề nếp và đạt được những bước tiến dài, rất cần sự thay đổi nhận thức của không ít người, đặc biệt là cấp lãnh đạo các cơ quan, cần lắm sự chung tay, góp sức và sự đánh giá, ghi nhận khách quan của cả tập thể, đừng vì những nhận thức chưa đúng mà xem nhẹ công tác này và phủ nhận những đóng góp của đội ngũ những người làm văn thư, lưu trữ.

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) tổ chức công tác văn thư, lưu trữ tại văn phòng HĐND, UBND huyện trùng khánh, tỉnh cao bằng (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)