8. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
3.1.2. Đối với Bộ lao động –Thương binh và Xã hội
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác soạn thảo và ban hành văn bản, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành một số văn bản quy định liên quan tới công tác soạn thảo và ban hành văn bản tại Bộ có thể kể đến như: Quyết định số 1860/QĐ-LĐTBXH ngày 11/12/2006 quy định về việc ban hành quy chế làm việc của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Quyết định số 437/QĐ-BLĐTBXH ngày 30/3/2007 quy chế xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật về lao động, thương binh và xã hội; Quyết định số 1486/QĐ-LĐTBXH ngày 03/10/2013 quyết định ban hành quy chế văn thư và lưu trữ của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội… Tuy nhiên những quy định, quy chế trên chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầuthực hiện công tác soạn thảo và ban hành văn bản tại Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội một cách hiệu quả nhất. Bộ chưa xây dựng văn bản quy định về quy trình soạn thảo, ban hành văn bản hành chính cũng như chưa có chế tài cụ thể xử lí những văn bản soạn thảo và ban hành sai thể thức và kỹ thuật trình bày.
Vì vậy, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cần nhanh chóng triển khai thực hiện:
Xây dựng và ban hành quy chế về soạn thảo, ban hành văn bản hành chính của Bộ, trong đó quy định cụ thể:
Chi tiết từng bước quy trình xây dựng và ban hành văn bản phù hợp với tình hình thực tiễn hoạt động của cơ quan để các đơn vị, cá nhân dễ dàng áp dụng, thự hiện;
quan đối với mỗi công đoạn của quá trình soạn thảo;
Chế tài cụ thể xử lí những văn bản soạn thảo và ban hành sai thể thức và kỹ thuật trình bày
Mẫu hoá một số văn bản hành chính thông dụng nhằm giảm tới mức tối thiếu các lỗi vi phạm về cách trình bày, về thể thức của văn bản. (Mẫu hóa Một số văn bản hành chính của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem ở Phụ lục VII)
3.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Bộ Lao động – Thương binh và xã hội