8. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
3.2.2. Đối với các cán bộ trực tiếp thực hiện công tác soạn thảo và ban hành văn
hành văn bản
Trong công tác soạn thảo và ban hành văn bản hành chính thì cán bộ trực tiếp thực hiện công tác soạn thảo và ban hành văn bản đóng vai trò trực tiếp quyết định chất lượng của văn bản. Vì vậy, để xây dựng được những văn bản đảm bảo chất lượng thì yêu cầu đối với các cán bộ này cũng vô cùng nghiêm ngặt. Các cán bộ trực tiếp thực hiện công tác soạn thảo và ban hành văn bản cần:
Nhận thức được vai trò của công tác soạn thảo và ban hành văn bản hành chính cũng như trách nhiệm của bản thân trong mỗi văn bản khi soạn thảo và ban hành;
Không ngừng trau dồi trình độ chuyên môn, năng lực thực tiễn thông qua các kế hoạch bồi dưỡng chuyên sâu về kỹ năng soạn thảo văn bản, trao đổi kinh nghiệm về công tác ban hành văn bản khi có cơ hội giao lưu với các cơ quan khác;
Thường xuyênrà soát lại hệ thống văn bản quy định còn hiệu lực và cập nhật kịp thời các quy định mới về công tác soạn thảo và ban hành văn bản.
Trong những năm trở lại đây đã có rất nhiều các văn bản quy định, hướng dẫn về trình tự, thủ tục xây dựng và ban hành văn bản được ban hành, sửa đổi, bổ sung, thay thế, có thể kể đến như: Luật số 80/2015/QH13 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/06/2015 của Quốc hội quy định rõ thẩm quyền ban hành, nội dung văn bản quy phạm pháp luật; Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Thông tư số 25/2011/TT-BTT ngày 27/12/2011 về thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và văn bản quy phạm pháp luật liên tịch; Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính…Vì vậy, để có thể thực hiện công tác soạn thảo và ban hành văn bản hành chính thống nhất, đúng quy trình và tuân thủ quy định của pháp luật thì các cán bộ, công chức cần thường xuyên cập nhật các quy định hiện hành về công
tác soạn thảo và ban hành văn bản, so sánh, đối chiếu hệ thống quy định mới và cũ nhằm tìm ra sự khác biệt, cập nhật kịp thời những thay đổi được quy định mới trong nghiệp vụ. Qua quá trình nghiên cứu thường xuyên các văn bản quy định, hướng dẫn nghiệp vụ mới, các cán bộ công chức cần nắm vững quy trình xây dựng và ban hành văn bản hành chính, xác định rõ vai trò, trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân trong từng bước, từng khâu, từng bước trên cơ sở phù hợp với chức năng, nhiệm vụ mà các đơn vị được giao.