Đẩy mạnh công tác kiểm tra, đánh giá, khen thưởng

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác soạn thảo và ban hành văn bản hành chính tại bộ lao động thương binh và xã hội (Trang 50 - 51)

8. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

3.2.1.3. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, đánh giá, khen thưởng

 Tổ chức kiểm tra nghiệp vụ soạn thảo và ban hành văn bản tại Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Lãnh đạo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cần tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị trực thuộc Bộ thực hiện các quy định về công tác soạn thảo và ban hành văn bản, định kỳ và thường xuyên tổ chức rà soát, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, trên cơ sở đó hệ thống hoá các văn bản theo từng lĩnh vực cụ thể như quy định về lĩnh vực lao động, xã hội…

 Trong quá trình rà soát và hệ thống hoá văn bản cần tiến hành phân loại và xác định những văn bản, những quy định nào không cần thiết, không còn hiệu lực hoặc chồng chéo, trùng lặp, hoặc cần bổ sung kết quả có thể được bổ sung vào chương trình xây dựng văn bản của Bộ dưới dạng các văn bản cần ban hành mới hoặc văn bản để sửa đổi bổ sung.

 Bên cạnh công tác kiểm tra rà soát, hệ thống hoá văn bản cần thường xuyên tiến hành kiểm tra văn bản nhằm phát hiện những nội dung trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo với các văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên để kịp thời đình chỉ thi hành hoặc sửa đổi bổ sung, bãi bỏ, huỷ bỏ đảm bảo tính hợp pháp, tính khả thi và tính thống nhất của văn bản.

Tăng cường công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hoá văn bản sẽ góp phần định hướng cho công tác soạn thảo văn bản của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, góp phần tạo nên tính đồng bộ, thống nhất của văn bản.

 Tổ chức Hội nghị sơ kết, tổng kết, thi đua, khen thưởng về công tác soạn thảo và ban hành văn bản hành chính

Công tác soạn thảo và ban hành văn bản hành chính tại Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội được đánh giá là một hoạt động quan trọng trong hoạt động chung của toàn cơ quan, là đầu mối trao đổi và quan hệ với cơ quan quản lý cấp trên và các Bộ, ngành. Vì vậy, cần thực hiện chế độ báo cáo đột xuất, báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê tổng hợp về công tác soạn thảo và ban hành văn bản.

Bên cạnh đó, lãnh đạo cơ quan tổ chức các Hội nghị sơ kết (1 lần/6 tháng), tổng kết (1 lần/1 năm) về văn thư, lưu trữ, trong đó trình bày rõ các nội dung hoạt động của cơ quan đối với công tác soạn thảo và ban hành văn bản. Tổ chức các Hội nghị là điều kiện để đánh giá các mặt tích cực cũng như các mặt còn tồn tại trong công tác soạn thảo và ban hành văn bản hàng năm.

Để nâng cao trách nhiệm cũng như tạo điều kiện cho cán bộ chuyên tâm hơn vào công tác, Bộ cũng cần có quy định cụ thể về trách nhiệm, cơ chế giám sát và động viên khen thưởng kịp thời đối với cán bộ làm công tác soạn thảo và ban hành văn bản. Từ công tác tổ chức thực hiện kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện soạn thảo và ban hành văn bản tại Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, lãnh đạo văn phòng Bộ phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ đưa ra các tiêu chuẩn bình xét khen thưởng đối với các cá nhân, đơn vị hoàn thành công tác soạn thảo và ban hành văn bản một cách xuất sắc.

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác soạn thảo và ban hành văn bản hành chính tại bộ lao động thương binh và xã hội (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)