8. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
3.2.1.2. Tổ chức hướng dẫn, đào tạo nghiệp vụ soạn thảo và ban hành văn bản
tiếp thực hiện công tác này sẽ được nâng cao. Đồng thời công tác soạn thảo và ban hành văn bản cũng được đầu tư thực, nghiên cứu, xây dựng các biện pháp thực hiện hiệu quả hơn. Đặc biệt, Bộ cần nâng cao nhận thức cho các cán bộ công chức trực tiếp thực hiện công tác soạn thảo và ban hành văn bản về ý nghĩa của việc tuân thủ các quy trình xây dựng và ban hành văn bản hành chính đối với chất lượng của văn bản.
3.2.1.2. Tổ chức hướng dẫn, đào tạo nghiệp vụ soạn thảo và ban hành văn bản hành chính bản hành chính
Nâng cao trình độ cho cán bộ công chức, viên chức đặc biệt là cán bộ, công chức làm công tác soạn thảo văn bản là vấn đề cần thiết sớm được giải quyết. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cần có biện pháp tăng cường đầu tư và có kế hoạch lâu dài trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác soạn thảo văn bản hành chính. Các cán bộ làm công tác soạn thảo phải được trang bị những kiến thức chuyên môn sâu về lĩnh vực công việc tại Bộ, bên cạnh đó các yếu tố về nghiệp vụ, kỹ năng soạn thảo văn bản là những yếu tố không thể thiếu đối với những người làm công tác này.
Nhằm nâng cao trình độ cho cán bộ làm công tác soạn thảo văn bản, Lãnh đạo Bộ cần xác định mục tiêu hướng dẫn nghiệp vụ, đối tượng được hướng dẫn nghiệp vụ và phương pháp tổ chức hướng dẫn nghiệp vụ cho phù hợp. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có thể thực hiện các biện pháp:
phí thuê các chuyên gia về đào tạo, hướng dẫn, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng soạn thảo văn bản cho các cán bộ làm công tác soạn thảo văn bản ở các đơn vị thuộc Bộ;
Thứ hai: Thường xuyên tổ chức tập huấn kỹ năng soạn thảo văn bản để
cập nhật thông tin cho cán bộ soạn thảo văn bản ở các đơn vị thuộc Bộ. Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị, cá nhân thuộc Bộ thực hiện thống nhất các quy định hiện hành của nhà nước về công tác soạn thảo và ban hành văn bản;
Thứ ba: Lựa chọn các cán bộ có trình độ, có khả năng gửi đi đào tạo cơ
bản về lý luận và kỹ năng phân tích chính sách, kỹ năng soạn thảo văn bản ở trong và ngoài nước.
Thứ tư: Bên cạnh đội ngũ cán bộ làm công tác soạn thảo cần chú trọng
nâng cao năng lực, trình độ cho cán bộ làm công tác pháp chế của Bộ. Đây là lực lượng đóng góp một phần rất lớn vào việc nâng cao tính pháp lý, tính thống nhất, đồng bộ, tính khả thi của văn bản. Bộ cần tiến hành đánh giá khả năng, trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác pháp lý của Vụ Pháp chế để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, đáp ứng yêu cầu hoạt động của Vụ. Đồng thời bổ sung cán bộ có trình độ, hiểu biết pháp luật và nghiệp vụ pháp chế để từng bước hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động xây dựng và thẩm định văn bản của Vụ Pháp chế.
Các cấp lãnh đạo cần có kế hoạch tuyển dụng, bố trí sắp xếp nhân sự sao cho phù hợp giữa trình độ của cán bộ với công việc của cơ quan. Xây dựng bảng mô tả công việc rõ ràng cho từng vị trí việc làm, quy định rõ từ đầu công việc đối với từngvị trí việc làm tại từng đơn vị cụ thể.Trong việc lựa chọn cán bộ làm công tác soạn thảo cũng cần đưa ra những tiêu chí rõ cụ thể như:
Là người có kiến thức chuyên môn của ngành, lĩnh vực được giao soạn thảo (Văn thư – lưu trữ; Quả trị văn phòng; …);
Có kiến thức pháp luật liên quan đến chuyên ngành và công tác soạn thảo văn bản;
Am hiểu thực tế, có khả năng đưa ra đề xuất, sáng kiến trong quá trình soạn thảo;
Có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc…
Ngoài ra, lãnh đạo Bộ cần xem xét tình hình để bố trí thêm cán bộ làm công tác soạn thảo cho các đơn vị thuộc Bộ, tránh tình trạng cán bộ kiêm nhiệm nhiều công việc khác nhau, không chuyên tâm vào việc soạn thảo.
Việc nâng cao nhận thức, năng lực cho cán bộ làm công tác soạn thảo văn bản là một yêu cầu cấp thiết đặt ra hiện nay. Làm tốt công tác này sẽ góp phần nâng cao công tác xây dựng và ban hành văn bản của Bộ.