6. Bố cục đề tài
1.2.7. Đánh giá kết quả đào tạo
Tiêu thức quan trọng nhất trong việc đánh giá chương trình đào tạo vẫn là hiệu quả làm việc của nhân viên có thay đổi theo hướng tổ chức đã mong muốn hay không. Do đó cần so sánh hiệu quả làm việc của nhân viên trước và sau khi được đào tạo để xác định liệu chương trình đào tạo có đáp ứng được
mục tiêu đào tạo và có phù hợp với mục tiêu tổ chức hay không. Trong đánh giá kết quả công tác đào tạo có thể dựa vào cá tiêu chí sau:
Tiêu chí đánh giá kết quả đào tạo nguồn nhân lực:áp dụng bốn cấp độ
đánh giá hiệu quả đào tạo theo mô hình Kurt Patrick.
Phản ứng của người học: Sau quá trình đào tạo cần phải đánh giá phản
ứng của học viên đối với khóa học (học viên thỏa mãn như thế nào đối với khóa học). Mục đích thu thập phản ứng của người học nhằm cung cấp những thông tin định tính cho nhà đào tạo. Công cụ để thực hiện việc thu thập là bảng câu hỏi đo lường phản ứng của người học. Những câu hỏi có thể liên quan đến nội dung khóa học; phương pháp truyền tải như thế nào; các phương tiện truyền thông được sử dụng là gì; phong cách của người đào tạo, cơ sở vật chất hay là những tiện nghi mà khóa học cung cấp, tài liệu sử dụng trong khóa học là gì. Đánh giá học viên ở những điểm sau: Liệu học viên có sử dụng những ky năng hoặc thông tin đã được đào tạo trong khóa học hay không (cấp độ 2); Họ có kế hoạch thay đổi thái độ hành vi của mình hay không (cấp độ 3); Họ có hy vọng cải thiện kết quả thực hiện công việc hay không (cấp độ 4); Xác định những thứ mà người lãnh đạo cần tìm kiếm;
Kết quả học tập: Thông thường người học được đánh giá về kiến thức, ky năng và thái độ đạt được sau khóa học. Các phương tiện được dùng để đo lường việc học: bài thi cuối khóa hoặc bài thuyết trình cuối khóa. Các phương pháp dùng để đo lường là dùng phỏng vấn, khảo sát, hoặc các bài kiểm tra cuối khóa dùng để so sánh trình độ học viên trước và sau khi tham gia vào khóa học, quan sát trực tiếp mức độ tiến bộ của học viên. Cần chú ý, để đánh giá sự tiến bộ của người học ta cần sử dụng nhóm so sánh (nhóm này không tham gia vào khóa học) để so sánh với nhóm thực nghiệm (nhóm này tham gia vào khóa đào tạo).
Tác động đến kết quả kinh doanh: Đo lường những kết quả có thể đạt
được và có tác động tích cực đối với “điểm mấu chốt” hay còn gọi là kết quả cuối cùng như doanh số bán hàng; Hiệu suất công việc; Lợi nhuận thu được. Tuy nhiên định nghĩa “kết quả cuối cùng” này phụ thuộc vào mục tiêu đào tạo đã được đề ra trước đó.
Các giai đoạn đánh giá
Giai đoạn 1: Xác định mục tiêu đặt ra có đạt hay không? (Có 2 phương pháp)
+ Phương pháp 1: Kiểm tra kiến thức, kinh nghiệm của học viên sau khóa học.
+ Phương pháp 2: Dùng phiếu đánh giá.
Giai đoạn 2: Tiến hành thu thập thông tin về kết quả học tập của các học viên sau đào tạo.
Đánh giá hiệu quả của chương trình đào tạo đó là việc kiểm tra xem sau khi đào tạo các học viên đã áp dụng các kiến thức đã học được vào trong thực tế để thực hiện công việc như thế nào? Hoặc có thể thống kê năng suất lao động, sự thuyên chuyển trong công việc.
Đánh giá kết quả đào tạo theo 4 tiêu chí cơ bản: Phản ứng; hành vi; học thuộc và mục tiêu
Phản ứng: Cần đánh giá phản ứng của học viên đối với chương trình đào
tạo. Họ có thích chương trình hay không? Nội dung chương trình có phù hợp với nội dung công việc thực tế hay không?...
Hành vi: Hành vi của người được đào tạo có thay đổi gì do kết quả tham dự khoá học hay không?
Học thuộc: Kiểm tra xem các học viên đã nắm vững những nguyên tắc, ky năng, các vấn đề theo yêu cầu của khoá đào tạo chưa?
Mục tiêu: Đây là vấn đề cơ bản, quan trọng nhất. Kết của cuối cùng của học viên có đạt được mục tiêu đào tạo hay không?