KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Một phần của tài liệu LUẬN VAN THẠC sĩ HOÀN THIỆN CÔNG tác đào TẠO NGUỒN NHÂN lực tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (Trang 37)

6. Bố cục đề tài

1.3. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.3.1. Khái niệm Ngân hàng Thương mại

Hoạt động của NHTM đa dạng, phức tạp và luôn thay đổi để bắt kịp sự thay đổi của nền kinh tế. Mỗi một nền kinh tế có một đặc thù riêng, tập quán và luật pháp ở mỗi Quốc gia một khác nên đã nảy sinh nhiều quan niệm, nhiều định nghĩa khác nhau về Ngân hàng. Luật TCTD Việt Nam ghi rõ: “Ngân hàng là một loại hình TCTD được phép thực hiện toàn bộ các hoạt động khác có liên quan”. Trong khái niệm này, hoạt động Ngân hàng được giải thích tại Luật NHNN “là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ Ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cung cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán”.

Dù có được xem xét định nghĩa như thế nào thì tập trung lại có thể nói NHTM là một tổ chức trung gian tài chính thực hiện 3 nghiệp vụ cơ bản là: nhận tiền gửi; cho vay và cung cấp các dịch vụ thanh toán cho khách hàng. Trong cơ chế thị trường, các Ngân hàng thương mại được xem là một doanh nghiệp nhưng là doanh nghiệp đặc biệt vì tài sản trong quá trình kinh doanh của các Ngân hàng thương mại đều phụ thuộc vào các khách hàng.

Theo Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 “Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận”. Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau: Nhận tiền gửi; Cấp tín dụng; Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.

Như vậy, Ngân hàng thương mại là định chế tài chính trung gian quan trọng vào loại bậc nhất trong nền kinh tế thị trường. Nhờ hệ thống định chế này mà các nguồn tiền vốn nhàn rỗi sẽ được huy động, tạo lập nguồn vốn tín dụng to lớn để có thể cho vay phát triển kinh tế.

1.3.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của NHTM

Ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp đặc biệt. Nét đặc biệt của Ngân hàng Thương mại được thể hiện ở các nội dung sau:

Lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng là tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng. Đây là lĩnh vực “đặc biệt” vì trước hết nó liên quan trực tiếp đến tất cả các ngành, liên quan đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội.Mặt khác, lĩnh vực tiền tệ - ngân hàng là lĩnh vực rất “nhạy cảm”, nó đòi hỏi một sự thận trọng trong điều hành hoạt động ngân hàng để tránh những thiệt hại cho nền kinh tế - xã hội.

Là một doanh nghiệp, nhưng nguồn vốn chủ yếu mà ngân hàng sử dụng trong kinh doanh là vốn huy động từ bên ngoài, trong khi đó vốn riêng của ngân hàng lại chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng nguồn vốn kinh doanh.

Trong tổng tài sản của ngân hàng, tài sản hữu hình chiếm tỷ trọng rất thấp, mà chủ yếu là tài sản vô hình.Nó tồn tại dưới hình thức các tài sản tài chính, chẳng hạn như các loại kỳ phiếu, cổ phiếu, hợp đồng tín dụng, khế ước nhận nợ và các loại giấy tờ có giá trị khác.

Hoạt động kinh doanh của NHTM chịu sự chi phối rất lớn bởi chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương. Một NHTM không thể mở rộng hoạt động kinh doanh khi ngân hàng trung ương đang áp dụng chính sách đóng băng tiền tệ, hạn chế lạm phát và ngược lại. Do đó, việc ngân hàng mở rộng hay thu hẹp hoạt động kinh doanh của mình đều phải chịu sự chi phối bởi chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương.

NHTM là một trung gian tín dụng, đóng vai trò một tổ chức trung gian đứng ra tập trung, huy động các nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế, biến nó thành nguồn vốn tín dụng để cho vay đáp ứng nhu cầu vốn kinh doanh và vốn đầu tư cho các ngành kinh tế, nhu cầu vốn tiêu dùng của toàn xã hội.

1.3.3. Đặc điểm nhân lực của NHTM ảnh hưởng đến đào tạo NNL

Nguồn nhân lực của NHTM là toàn bộ người lao động làm việc trong ngân hàng đó theo một cơ cấu có tính kế thừa, với nòng cốt là đội ngũ nhân sự trình độ cao, làm việc chuyên nghiệp, sáng tạo và có đạo đức nghề nghiệp, được tổ chức quản lý và phát triển nhằm làm tốt vai trò chủ thể trong quá trình thực thi chiến lược của NHTM, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế trong từng giai đoạn.

Nhân lực của ngân hàng thương mại có những đặc điểm sau:

Trình độ chuyên môn: chủ yếu ngành tài chính kế toán, tài chính ngân

hàng, các ngành thuộc khối ngành kinh tế.

Trình độ ngoại ngữ: do đặc điểm giao dịch ngân hàng với khách hàng

trong nước và khách hàng nước ngoài nên yêu cầu các nhân viên giao dịch ngoài khả năng giao tiếp bằng tiếng Việt còn phải có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh. Yêu cầu tiếng Anh cấp độ TOEIC; IELTS và TOEFL hoặc chứng chỉ quốc gia về tiếng Anh.

Trình độ công nghệ thông tin: Hầu hết trong quá trình thực hiện nghiệp

vụ, nhân viên ngân hàng đều sử dụng phần mềm hỗ trợ. Chính vì thế, yêu cầu trình độ công nghệ thông tin của nhân viên trong ngân hàng thương mại là phải sử dụng thành thạo và chính xác các phần mềm của hệ thống ngân hàng.

Ngoại hình: Hàng loạt các hoạt động giao dịch được diễn ra giữa nhân

viên ngân hàng với khách hàng. Trong giao tiếp thương mại, ngoại hình đóng vai trò quan trọng tạo thiện cảm từ cái nhìn đầu tiên cho đối phương. Chính vì

vậy, ngoại hình là điểm cần thiết đối với nhân viên ngân hàng, đặc biệt là nhân viên bộ phận giao dịch tại quầy và nhân viên tín dụng.

Ngoài những đặc điểm trên, môi trường hoạt động ngân hàng thường xuyên tiếp xúc với các doanh nghiệp và các khách hàng có trình độ cao nên nhân viên cần có những ky năng sau:

Đối với cán bộ quản lý, cần có những ky năng về lãnh đạo (tầm nhìn chiến lược, ra quyết định, phán đoán và xứ lý tình huống); ky năng làm việc chuyên môn (lập kế hoạch, phân tích vấn đề, đánh giá tính khả thi của dự án đầu tư); ky năng làm việc với người khác (giao tiếp nội bộ, giao tiếp đối tác bên ngoài, đàm phán, quản lý xung đột).

Đối với nhân viên nghiệp vụ, cần có những ky năng về chuyên môn (phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp, đánh giá tính khả thi của dự án kinh doanh, tư vấn tài chính) ky năng làm việc với người khác (giao tiếp chuyên nghiệp, làm việc nhóm, trung thực và chính xác).

1.4. NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.

1.4.1.Nhân tố bên ngoài

1.4.1.1. Môi trường cạnh tranh

Mức độ cạnh tranh ngày càng cao yêu cầu các ngân hàng thương mại phải nỗ lực nhiều hơn nữa trong quá trình phục vụ khách hàng. Các ngân hàng thương mại có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của mình thông qua nhiều tiêu chí khác nhau như đầu tư công nghệ mới, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, thực hiện các hoạt động marketing nhằm hài lòng nhu cầu khách hàng,… Trong đó, công nghệ và các hoạt động marketing có thể bị các đối thủ bắt chước một cách nhanh chóng nhưng nguồn nhân lực tốt là tài sản vô hình và không thể bắt chước được. Chính vì vậy, môi trường càng cạnh tranh thì các ngân hàng thương mại ngày càng quan tâm đến yếu tố con người và hoạt động đào tạo để tạo sự khác biệt mang đến hiệu quả trong kết quả kinh doanh

thông qua phục vụ tốt nhất khách hàng và từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại.

1.4.1.2. Thị trường lao động

Để có nguồn nhân lực chất lượng cao, các nhà lãnh đạo cần giải bài toán hoặc là tuyển lao động có chất lượng cao từ bên ngoài hoặc là đào tạo nâng cao trình độ, tay nghề và ky năng cho nhân viên hiện có trong tổ chức mình. Điều này phụ thuộc vào cung cầu lao động trên thị trường. Nếu nguồn cung lao động chất lượng cao sẵn có và dồi dào trên thị trường và chi phí tuyển dụng phù hợp với khả năng của ngân hàng thương mại và thấp hơn chi phí đào tạo thì nhà quản trị sẽ cân nhắc quá trình đào tạo và có thể quyết định chọn phương án 1, tuyển lao động có chất lượng cao từ bên ngoài. Ở chiều hướng ngược lại, nguồn lao động chất lượng cao khan hiếm, chi phí tuyển dụng cao, mức độ sẵn có của nguồn lao động chất lượng cao bên ngoài thấp thì phương án đào tạo lao động bên trong là giải pháp khả thi hơn. Nhưng trên đây chỉ phân tích về cung cầu lao động mà giả sử các yếu tố khác bên trong các ngân hàng thương mại đều không thay đổi.

1.4.1.3. Yêu cầu của Luật pháp Nhà nước

Luật pháp của Nhà nước có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển nguồn nhân lực của đất nước nói chung và ngành ngân hàng nói riêng, trong đó có các bộ luật hay luật trực tiếp chi phối như Luật lao động, Bộ Luật dân sự, Luật bảo hiểm xã hội,…các luật này đòi hỏi ngành ngân hàng phải thực hiện đúng và áp dụng linh hoạt trong hoạt động của mình nhằm bảo vệ các lợi ích chính đáng của người lao động trong đó nhu cầu phát triển nghề nghiệp chuyên môn, nhu cầu thăng tiến…vv, đồng thời đảm bảo sự phát triển của các ngân hàng thương mại. Các tiêu chuẩn về từng loại nhân lực ngoài việc phải đáp ứng được yêu cầu, mục tiêu, nhiệm vụ công việc còn phải nhất quán với đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, với các tiêu chuẩn về trình độ học vấn, tuổi tác, kinh nghiệm do Nhà nước quy định.

1.4.1.4. Tình hình kinh tế.

Tình hình kinh tế đất nước ngày càng phát triển, mức sống của người dân ngày một tăng lên, nhu cầu học tập để nâng cao kiến thức, ky năng cũng sẽ tăng lên, từ đó người dân nâng cao thu nhập để đáp ứng nhu cầu cuộc sống tốt hơn

1.4.1.5. Trình độ phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ

Ngày nay, trên thế giới sự bùng nổ về khoa học ky thuật, công nghệ thông tin diễn ra mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực. Để phát triển thị phần, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường đòi hỏi các ngân hàng thương mại phải nhanh chóng áp dụng những thành tựu của khoa học ky thuật và công nghệ thông tin hiện đại vào hoạt động. Điều này yêu cầu các ngân hàng thương mại phải xây dựng được đội ngũ nhân lực có trình độ, khả năng nắm vững khoa học công nghệ, giúp xử lý công việc một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả.

1.4.2. Nhân tố bên trong

1.4.2.1. Mục tiêu, chiến lược và chính sách phát triển của ngân hàng thương mại.

Mỗi ngân hàng thương mại đều có những mục tiêu, chiến lược riêng cho từng giai đoạn phát triển. Những mục tiêu chiến lược này chi phối tất cả mọi hoạt động của ngân hàng thương mại trong đó có hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Khi ngân hàng mở rộng thị phần, phát triển đa dạng sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại thì người lao động cần phải được đào tạo lại để có những kiến thức, ky năng phù hợp với những thay đổi đó. Chính sách, triết lý quản lý, những tư tưởng, quan điểm của người quản lý cấp cao của tổ chức về cách quản lý con người trong tổ chức cũng ảnh hưởng rất lớn đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của ngân hàng và từ đó sẽ hình thành những định hướng, chính sách trong công tác này như chính sách tiền lương, đãi ngộ, khuyến khích người lao động.

1.4.2.2. Mô hình tổ chức, quy mô của ngân hàng thương mại

Mô hình tổ chức của ngân hàng thương mại có ảnh hưởng tới sự phát triển nguồn nhân lực sẽ thể hiện ở chỗ: mô hình tổ chức sẽ chi phối đến nhu cầu về số lượng, chất lượng, cơ cấu nhân sự của tổ chức. Mô hình tổ chức càng ổn định càng tạo điều kiện tốt cho việc phát triển nguồn nhân lực của tổ chức đó. Cơ cấu tổ chức trong ngân hàng thương mại cũng là một khía cạnh ảnh hưởng rất lớn đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, cơ cấu càng đơn giản thì việc ra quyết định càng nhanh chóng, sự trao đổi thông tin thuận lợi và mức độ gắn kết các bộ phận càng cao. Ngược lại, tổ chức bộ máy càng cồng kềnh, phức tạp thì quản lý càng khó, dẫn đến trong công tác đào tạo tiến trình đào tạo sẽ khó thực hiện một cách đồng bộ và linh hoạt. Ngoài ra sự thay đổi cơ cấu tổ chức cũng ảnh hưởng đến nhu cầu đào tạo trong các ngân hàng thương mại.

1.4.2.3 Điều kiện cơ sở vật chất, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ mới.

Khoa học ky thuật phát triển và việc ứng dụng các công nghệ mới vào hoạt động kinh doanh tạo ra những đòi hỏi buộc các ngân hàng thương mại phải phát triển nguồn nhân lực để phù hợp với nó, nhằm phát huy hiệu quả hệ thống cơ sở vật chất ky thuật hiện có của doanh nghiệp. Khi điều kiện cơ sở vật chất và công nghệ được đảm bảo thì công tác đào tạo và phát triển mới tiến hành một cách có hiệu quả, và ngược lại.

1.4.2.4 Quan điểm của tổ chức về đào tạo.

Người lãnh đạo là người quyết định cuối cùng quy trình đào tạo nên quan điểm của họ có ảnh hưởng đến công tác đào tạo của tổ chức. Nếu người lãnh đạo cho rằng việc đào tạo sẽ góp phần làm tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả làm việc cũng như hiệu quả kinh doanh thì họ sẽ thúc đẩy quá trình đào tạo và sẵn sàng đầu tư cho nguồn nhân lực. Nếu người lãnh đạo cho rằng đào tạo nguồn nhân lực là không cần thiết và người lao động sẽ tự

cải thiện mình để có thể tiếp tục làm việc lâu dài tại tổ chức mà không cần khóa đào tạo nào thì hoạt động đào tạo sẽ không thể diễn ra. Một số lãnh đạo rơi vào tình huống sau khi đào tạo nguồn nhân lực thì chưa kịp sử dụng họ đã rời khỏi tổ chức để sang nơi khác làm gây lãng phí và mất lòng tin về hoạt động đào tạo sẽ phản đối hoạt động đào tạo và không quan tâm đến đào tạo nữa.

Nguồn kinh phí cho hoạt động đào tạo sẽ tác động trực tiếp đến các khóa

đào tạo về mặt số lượng các khóa đào tạo và tần suất các khóa đào tạo được diễn ra trong năm. Nếu kinh phí cho hoạt động đào tạo lớn thì các khóa đào tạo sẽ diễn ra thường xuyên hơn hoặc số người được đào tạo nhiều hơn. Trường hợp ngược lại sẽ không ủng hộ cho hoạt động đào tạo hoặc hoạt động đào tạo sẽ ít được triển khai hơn và số người được đào tạo sẽ ít đi.

1.4.2.5 Trình độ, cơ cấu độ tuổi, giới tính người lao động.

Trình độ của người lao động: Nghiên cứu chất lượng lao động của lực lượng lao động hiện tại sẽ cho thấy những ai cần phải đào tạo? Đào tạo những gì? Nguồn nhân lực trong mỗi ngân hàng thương mại có trình độ cao, ky năng giỏi và đồng đều rất thuận lợi cho việc phát triển nguồn nhân lực. Lúc này tổ chức có thể lựa chọn sử dụng đa dạng hoặc phối hợp được nhiều giải pháp phát triển ngồn nhân lực, mang lại hiệu quả cao nhất cho cả ngân hàng và bản thân người lao động.

Cơ cấu lao động theo độ tuổi, giới tính: Về độ tuổi, nếu ngân hàng thương mại này có cơ cấu lao động trẻ hơn ngân hàng kia thì nhu cầu đào tạo sẽ có khả năng cao hơn. Điều này xuất phát từ đặc điểm tâm lý của người lao động là càng lớn tuổi thì nhu cầu học tập càng giảm đi.

Một phần của tài liệu LUẬN VAN THẠC sĩ HOÀN THIỆN CÔNG tác đào TẠO NGUỒN NHÂN lực tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w