Đối tượng đào tạo

Một phần của tài liệu LUẬN VAN THẠC sĩ HOÀN THIỆN CÔNG tác đào TẠO NGUỒN NHÂN lực tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (Trang 64)

6. Bố cục đề tài

2.3.3. Đối tượng đào tạo

Sau khi xác định được nhu cầu đào tạo, các phòng ban, đơn vị lập danh sách những nhân viên có nhu cầu đào tạo và gửi lên phòng hành chính tổng hợp trình lên ban giám đốc Agribank Kiên Giang xem xét. Để xác định được đối tượng đào tạo, ban lãnh đạo thường dựa vào các yếu tố sau:

- Căn cứ vào quy hoạch cán bộ. Cán bộ nằm trong diện quy hoạch cho các chức vụ lãnh đạo sẽ được ưu tiên cho các chương trình đào tạo sau đại học, các chương trình đào tạo kiến thức nâng cao về ky năng quản lý cũng như lý luận chính trị.

- Hai là đào tạo bồi dưỡng thường xuyên đối với những cán bộ mới, tập huấn theo nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn cho nhân viên theo nhiệm

vụ được giao. Khi lựa chọn đối tượng được đào tạo Ban giám đốc chi nhánh còn phải xét đến động cơ, thái độ của các nhân viên xem họ có thực sự mong muốn được đưa đi đào tạo hay không, độ tuổi và trình độ chuyên môn. Từ đó lựa chọn ra những nhân viên có đủ tiêu chuẩn để cử đi tham gia các khóa học đào tạo.

Bảng 2.7. Các đối tượng được đào tạo của Agribank Mỹ Lâm Kiên Giang 2017-2019

Đối tượng 2017 2018 2019 Tổng

Cánbộ quản lý 1 1 1 3

Cán bộ tín dụng 8 7 9 24

Giao dịch viên 7 8 9 24

Tổng cộng 16 16 19 51

(Nguồn: Agribank Mỹ Lâm Kiên Giang)

Trong ba năm qua, toàn chi nhánh Agribank My Lâm Kiên Giang đã tiến hành đưa đi đào tạo 51 lượt, trong đó tập trung chủ yếu là đào tạo giao dịch viên và cán bộ tín dụng. Trong khi đó cán bộ quản lý 3 lượt người trong 3 năm.

2.3.4. Nội dung và phương pháp đào tạo

Căn cứ vào nhu cầu đào tạo từ các phòng ban, phòng tổng hợp lập kế hoạch và trình lên ban lãnh đạo Agribank Kiên Giang để xem xét và phê duyệt thực hiện chương trình đào tạo. Khi cần thiết, ban lãnh đạo Agribank Kiên Giang có thể đề xuất các trường hợp đào tạo ngoài kế hoạch. Phòng hành chính tổng hợp có trách nhiệm liên hệ với Trường Đào tạo cán bộ Agribank để lựa chọn và đăng ký khóa học phù hợp với nhu cầu của CBNV. Khi có thư mời thông báo nhập học, phòng tổng hợp của Agribank Kiên Giang ban hành thông báo để cử cán bộ, nhân viên đi học. Nội dung đào tạo thường được trường đào tạo cán bộ Agribank phối hợp với phòng tổng hợp và

Ban giám đốc Agribank Kiên Giang để thiết kế nội dung đáp ứng được yêu cầu của đơn vị.

Thực trạng xác định kiến thức đào tạo: Nội dung kiến thức đào tạo thường được tập trung vào định hướng công việc, chuyên môn nghiệp vụ, phân tích doanh nghiệp, thẩm định dự án, cập nhật chính sách mới của nhà nước, triển khai quy trình làm việc mới, vận dụng công nghệ mới, ky năng giao tiếp, bán hàng, phân tích thị trường và marketing hoặc định kỳ hệ thống lại và cập nhật thêm kiến thức chuyên môn nghiệp vụ ngân hàng cho nhân viên có liên quan.

Tất cả các khóa đào tạo và tập huấn của Agribank Kiên Giang đều thông qua Trường Đào tạo cán bộ Agribank. Điều này mang lại ưu điểm và cả những hạn chế từ các khóa học và tính linh hoạt. Ưu điểm: chuyên môn nghiệp vụ ngân hàng được nghiên cứu và đào tạo bài bản, những kiến thức về ngân hàng được cung cấp đầy đủ và theo hệ thống. Tuy nhiên, việc đưa nhân sự đi đào tạo tại trường sẽ tốn kém chi phí đi lại và lưu trú rất nhiều. Nhiều ky năng và kiến thức có liên quan đến ngân hàng nhưng không thuộc chuyên môn ngân hàng trường đào tạo cán bộ Agribank sẽ không bằng các trường đại học chính quy khác. Không thể phối hợp vừa học vừa làm được. Nếu nhân viên đào tạo xong không làm việc hiệu quả hơn thì không được chọn nơi đào tạo khác. Chi phí đào tạo không thể thương lượng được. Cuối cùng là phương pháp đào tạo sẽ không linh hoạt vì người học và chi nhánh không thể tác động vào phương pháp giảng dạy cũng như không có sự lựa chọn thay thế khác.

2.3.5. Lựa chọn giáo viên

Tất cả các khóa đào tạo nhân sự tại Agribank tỉnh Kiên Giang đều được thực hiện bởi Trường Đào tạo cán bộ Agribank. Một số khóa đào tạo được tiến hành tại trường, một số khóa đào tạo được tổ chức tại trụ sở các đơn vị

Agribank Chi nhánh Kiên Giang thuê dưới sự phân công giáo viên giảng dạy của Trường Đào tạo cán bộ Agribank.

Bảng 2.8. Đội ngũ giảng viên tại Trường đào tạo cán bộ Agribank năm 2019

Đơn vị tính: Người

STT Trình độ giảng viên Số lượng Tỷ lệ

1 Tiến sĩ 5 5,3%

2 Thạc sĩ 40 42,1%

3 Cử nhân đại học 42 44,2%

4 Dưới đại học 8 8,4%

Tổng 95 100%

(Nguồn: Phòng tổng hợp Agribank Kiên Giang)

Số liệu thống kê trong bảng 2.8 cho thấy năng lực đào tạo của trường đào tạo cán bộ Agribank trong hiện tại phục vụ nhu cầu đào tạo cho toàn hệ thống Agribank. Tuy nhiên, toàn hệ thống Agribank có hơn 45 ngàn nhân sự đang làm việc trong khi đó nhà trường chỉ có 95 người, mà số lượng giảng viên đạt yêu cầu của Bộ Giáo dục và đào tạo (trình độ chuyên môn từ Thạc sĩ trở lên) là 45 người, thì khó mà đáp ứng được nhu cầu đào tạo của toàn hệ thống.

Mặt khác, nhiều Chi nhánh của Agribank đang đặt tại các thành phố lớn có các Trường Đại học với nguồn nhân lực đào tạo dồi dào, chất lượng cao và chuyên nghiệp hơn trường đào tạo cán bộ Agribank. Đây sẽ là lực lượng đối ứng phối hợp cùng trường đào tạo cán bộ Agribank đảm bảo đào tạo nhân sự chất lượng cao đáp ứng nhu cầu đào tạo của toàn hệ thống Agribank. Tại Kiên Giang, hiện tại có trường Đại học Kiên Giang với lực lượng giảng viên đông đảo chất lượng cao có thể chia sẻ công tác đào tạo với Trường Đào tạo cán bộ Agribank.

Thông thường giảng viên Trường Đào tạo cán bộ đến các chi nhánh hoặc theo cụm gồm nhiều chi nhánh để huấn luyện các ky năng nghiệp vụ chuyên về ngân hàng và giao tiếp bán hàng khi có phát sinh những quy trình làm việc mới hoặc có sự cố cần phải đào tạo. Các khóa đào tạo thường diễn ra vào các

ngày nghỉ. Thời gian đào tạo ngắn nhất cho các nghiệp vụ là 2 ngày và là nhiều khoảng 20 ngày. Những trường hợp phải đi đào tạo tại trường đào tạo cán bộ Agribank ít được tiến hành và chủ yếu là đào tạo nhân sự cấp quản lý. Tuy nhiên thời gian đào tạo cũng ngắn khoảng 1 tháng.

2.3.6. Chi phí đào tạo

Bảng 2.9. Chi phí đào tạo tại Agribank Mỹ Lâm Kiên Giang giai đoạn 2017 – 2019

TT Nội Dung ĐVT 2017 2018 2019

1 Tổng chi phí đào tạo đồng 26,400,000 31,050,000 42,000,000

2 Số lượt người tham gia Lượt 22 23 28

3 Tổng nhân sự toàn chi nhánh Người 28 27 29

4

Chi phí đào tạo bình quân một người được đào tạo

đ/l

người 1,200,000 1,350,000 1,500,000 5 Chi phí đào tạo bình quân toàn chi nhánh ngườiđ/l 942,857 1,150,000 1,448,276

(Nguồn: Agribank chi nhánh Mỹ Lâm Kiên Giang)

Kết quả phân tích bảng 2.9 cho thấy trong ba năm qua, chi phí đào tạo bình quân một nhân viên của chi nhánh tăng dần qua các năm từ 942,857 đồng/người năm 2017 tăng lên thành 1,150,000 đồng/ người năm 2018, và 1,448,276đồng/người năm 2019. Chi phí bình quân chi cho số lượt đào tạo trong ba năm qua có chiều hướng tăng dần qua các năm. Ngoài ra, số lượt nhận viên được đào tạo qua các năm cũng tăng từ 22 lượt năm 2017 lên 28 lượt năm 2019.

Công tác đánh giá kết quả và hiệu quả công tác đào của Agribank Việt Nam được thực hiện như sau:

Sau khóa đào tạo Agribank Việt Nam xem xét, đánh giá kết quả đào tạo thông qua bảng điểm, kết quả học tập, văn bằng, giấy chứng nhận và đánh giá của giảng viên trực tiếp giảng dạy.

Các CBNV sau khi tham gia các khóa đào tạo đều phải tự nhận xét, đánh giá kết quả đào tạo của mình thông qua phiếu đánh giá.

Sau đào tạo CBNV tiếp tục thực hiện công việc của mình theo chuyên ngành và nội dung đã được đào tạo. Các trưởng bộ phận sẽ theo dõi, đánh giá sự thay đổi của các nhân viên đó trong khoảng thời gian từ 3 đến 6 tháng.

Hiện tại, việc đánh giá hiệu quả đào tạo của nhân viên chủ yếu chỉ dựa vào điểm số, chứng chỉ cuối khóa học. Trong khi kết quả quan trọng nhất của công tác đào tạo phải là kết quả thực hiện công việc sau đào tạo. Kết quả đào tạo được đánh giá chính xác nhất chỉ khi người được đào tạo áp dụng kiến thức mà họ đã được học vào thực tế và mang về kết quả thực tế được đo lường bằng kết quả công việc và kết quả kinh doanh của toàn chi nhánh. Tuy nhiên, thực tế chưa có báo cáo nào đo lường mức độ hiệu quả của hoạt động đào tạo thông qua các chỉ số kinh doanh được tiến hành tại chi nhánh trong thời gian qua sau các khóa đào tạo. Nhất là đối với các cán bộ, nhân viên làm việc tại các bộ phận phòng ban trong ngân hàng, sự thay đổi trong công việc của họ không được thể hiện rõ ràng trong kết quả kinh doanh của ngân hàng như các nhân viên làm việc tại các bộ phận có liên hệ mật thiết đến kết quả kinh doanh và khách hàng như khối quan hệ khách hàng; khối quản lý rủi ro và khối tác nghiệp.

Theo bốn cấp độ đánh giá hiệu quả đào tạo của Kurt Patrick tác giả đã trình bày trong chương 1 thì hoạt động đánh giá hiệu quả đào tạo của Agribank đã thực hiện được 3 cấp độ đầu đó là: Agribank chi nhánh My Lâm Kiên Giang đã đánh giá được phản ứng của người học thông qua bảng câu hỏi khảo sát cuối khóa học (cấp độ 1); Đánh giá kết quả học tập của học viên trước và sau khi tham gia khóa học (công việc này do Trường Đào tạo cán bộ Agribank thực hiện) (cấp độ 2); Đánh giá được mức độ áp dụng kiến thức ky năng và thái độ học được vào quá trình hoạt động của ngân hàng sau 3 đến 6 tháng (cấp độ 3).

Tuy nhiên Chi nhánh vẫn còn chưa đánh giá được bước thứ tư là đo lường những kết quả có thể đạt được và có tác động đến kết quả hoạt động kinh doanh như doanh thu, lợi nhuận, hiệu suất làm việc (cấp độ 4). Mặt khác, Agribank chi nhánh My Lâm Kiên Giang chưa đưa ra nhóm so sánh để đánh giá mức độ áp dụng kiến thức, ky năng và thái độ của nhóm thực nghiệm vào thực tế từ đó đo lường được hiệu quả của hoạt động đào tạo. Tuy nhiên theo đánh giá của các chuyên gia trong lĩnh vực đánh giá hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực thì cấp độ 4 rất khó để có thể tiến hành thực hiện và đánh giá vì muốn đánh giá được, nhà quản trị cần đặt đối tượng vào một môi trường cụ thể cần có người quan sát kiểm tra chặt chẽ.

2.4. HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN TRONG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC

2.4.1. Phân tích kết quả khảo sát công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Chi nhánh Ngân hàng

Tác giả đã phát phiếu khảo sát cho những nhân viên tham gia các khóa học gần nhất và thu được kết quả như sau:

Bảng 2.10. Kết quả khảo sát đánh giá hiệu quả khóa học từ năm 2017- 2019 STT Tiêu chí đánh giá

Điểm trung bình A Nội dung khóa học

1 Đạt mục tiêu khóa học 8

2 Nội dung/ độ sâu của khóa học 8

3 Thời lượng khóa học 8,5

5 Bài tập thực hành 8,5

6 Đáp ứng mong đợi 7,6

7 Hiệu quả phương tiện nghe nhìn 7

8 Đánh giá chung 8

B Giảng viên

1 Kiến thức về chủ đề và hiểu biết thực tế 8,5 2 Khả năng truyền đạt và lôi cuốn học viên học tập 7,5 3 Sử dụng các ví dụ có liên quan/ bài tập tình huống 8,5 4 Giúp đỡ và quan tâm/ hướng dẫn các học viên trong khóa học 7,5

5 Đánh giá chung về giảng viên 8

C Điều kiện học tập

1 Việc đáp ứng của ban tổ chức lớp 7

2 Điều kiện chung (nhiệt độ, chỗ ngồi, chiếu sáng) 8

3 Chất lượng phương tiện nghe nhìn 8

4 Không gian lớp học 8,5

5 Ăn trưa 8

6 Giải lao 7,5

(Nguồn: Phòng tổng hợp Agribank Kiên Giang)

Trong kết quả phân tích trên, tác giả mã hóa các mức độ đánh giá như sau: yếu< 5 điểm; trung bình từ 5-6 điểm; khá từ 6-7 điểm; tốt từ 7-8 điểm; rất tốt từ 8-9 điểm và xuất sắc từ 9-10 điểm.

Kết quả khảo sát trong bảng 2.7 cho thấy, hầu hết các câu hỏi đều có điểm trung bình từ 7 trở lên, tức là từ mức khá trở lên trong đó kiến thức về chủ đề và hiểu biết thực tế đạt ở mức tốt với số điểm là 8.5 điểm.

Về nội dung khóa học, đa phần người trả lời đều đánh giá cao về thời lượng khóa học, tài liệu học, bài tập thực hành (mức đánh giá trung bình trên 8, mức rất tốt). Những nội dung còn lại đều có mức đánh giá trung bình dưới 8, tức là tốt và khá gồm đạt mục tiêu khóa học (7,5 điểm); Đáp ứng mong đợi, hiệu quả phương tiện nghe nhìn (8 điểm) và đánh giá chung về nội dung khóa học chỉ ở mức 8 điểm tức là trên mức tốt một chút.

Về giảng viên, giảng viên được đánh giá cao về các tiêu chí kiến thức và sự hiểu biết thực tế; Sử dụng các ví dụ có liên quan, bài tập tình huống (mức đánh giá trung bình 8,5, mức rất tốt). Hai tiêu chí còn lại có điểm trung bình thấp hơn 8,5 gồm khả năng truyền đạt và lôi cuốn học viên học tập (7,5 điểm); Giúp đỡ và quan tâm/ hướng dẫn các học viên trong khóa học (7,5 điểm). Đánh giá chung về giảng viên, hầu hết cho điểm trung bình là 8 điểm, đạt mức rất tốt.

Về điều kiện học tập, chỉ có chất lượng nghe nhìn và không gian học tập đạt ở mức tốt (8 điểm) còn các tiêu chí còn lại đạt từ 7 đến 8 điểm. Trong đó, vấn đề ăn trưa, giải lao và việc đáp ứng của ban tổ chức lớp còn chưa hài lòng học viên.

Đối với các chức danh nhân sự tham gia khóa học đánh giá hiệu quả đào tạo: trong thời gian qua thì hầu như kết quả đánh giá tập trung ở mức từ

tốt đến xuất sắc.

Kết quả đánh giá của từng chức danh đối với các nội dung khóa học:

Phân tích cụ thể từng tiêu chí ta thấy hầu hết các vị trí chức danh đều đánh giá ở mức rất tốt đối với tiêu chí nội dung đào tạo đạt mục tiêu khóa học; nội dung/ độ sâu của khóa học; tài liệu khóa học; đáp ứng mong đợi; đánh giá chung. Nhưng những tiếu chí được đánh giá xuất sắc nhiều là thời lượng khóa học; bài tập thực hành và tài liệu khóa học.

Kết quả đánh giá của từng chức danh đối với các giảng viên: Các tiêu

chí đánh giá ở mức tốt là khả năng truyền đạt và lôi cuốn học viên học tập; giúp đỡ và quan tâm/ hướng dẫn các học viên trong khóa học; đánh giá chung về giảng viên. Các tiêu chí được đánh giá ở mức rất tốt là sử dụng các ví dụ có liên quan/bài tập tình huống. Các tiêu chí đánh giá ở mức xuất sắc là kiến thức về chủ đề và hiểu biết thực tế.

Kết quả đánh giá của từng chức danh đối với điều kiện học tập: Hầu hết

các tiêu chí đều được đánh giá tập trung ở mức tốt và rất tốt.

Tóm lại, hầu hết các tiêu chí đều được học viên đánh giá ở mức từ tốt đến xuất sắc. Trong đó có một số tiêu chí còn chưa được học viên hài lòng lắm như:

(1) Việc đáp ứng của ban tổ chức lớp. (2) Hiệu quả phương tiện nghe nhìn. (3) Giải lao.

Đánh giá mức độ kiến thức, kỹ năng và thái độ học viên sau khóa học

Để đánh giá được mức độ trên, tác giả thu thập kết quả đánh giá học viên

Một phần của tài liệu LUẬN VAN THẠC sĩ HOÀN THIỆN CÔNG tác đào TẠO NGUỒN NHÂN lực tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w