Hoàn thiện chính sách Lương, thưởng

Một phần của tài liệu LUẬN VAN THẠC sĩ HOÀN THIỆN CÔNG tác đào TẠO NGUỒN NHÂN lực tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (Trang 97 - 103)

6. Bố cục đề tài

3.4.2. Hoàn thiện chính sách Lương, thưởng

Chính sách lương thưởng có tác động tích cực đến hiệu quả đào tạo nếu giữa hiệu quả đào tạo và tiền lương, thưởng có mối quan hệ mật thiết với nhau.Công tác đào tạo ngoài đạt được mục tiêu phát triển của chi nhánh, chúng còn có mang đến sự phát triển nhân sự, cho bản thân người học.Thực tế trong thời gian qua, công tác đánh giá hiệu quả đào tạo tại chi nhánh không được triển khai tốt có thể do chưa có một mối liên hệ nào giữa đào tạo và lương thưởng. Vì vậy, để cải thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực và đẩy mạnh đánh giá hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực, một số gợi ý sau có thể xem xét:

1) Kết quả khóa học sẽ là một phần trong chính sách thưởng cuối năm của ngân hàng. Hoặc có thể thưởng nóng để khuyến khích học viên nỗ lực hơn nữa trong việc học. Những nhân viên đã được đào tạo nhưng không làm được việc có thể xem xét cho thôi việc hoặc điều chuyển sang vị trí thấp hơn để răng đe tình trạng trì trệ trong công việc.

2) Tất cả nhân viên được đào tạo phải báo cáo hiệu quả công việc của mình sau khi được đào tạo cho trưởng bộ phận để làm căn cứ xem xét đánh giá kết quả hoạt động.

3) Kết quả đánh giá hiệu quả đào tạo sẽ tham gia vào đánh giá lương thưởng của người học nhằm khuyến khích người học vận dụng một cách tối

đa kiến thức, ky năng và thái độ được học vào công việc mang đến hiệu quả cho chi nhánh.

4) Ngân hàng cần đặt chỉ tiêu cho các bộ phận phấn đấu đạt được như: số lượng khách hàng mới đến giao dịch hàng tháng; doanh số giao dịch với khách hàng, hiệu quả của các khoản giao dịch và sự hài lòng của khách hàng sau khi đến giao dịch với ngân hàng. Vì tất cả những kết quả trên chứng minh cho hiệu quả của hoạt động đào tạo.

5) Đối với chính sách lương, cần tách lương ra thành nhiều khoản trong đó có khoản lương tăng thêm dựa trên hiệu quả công việc. Khoản lương tăng thêm này nên đánh giá theo 6 mức: A (hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ); B (hoàn thành tốt nhiệm vụ); C (hoàn thành nhiệm vụ); D (chỉ hoàn thành một phần nhiệm vụ, cần cải thiện năng lực làm việc); E (chưa hoàn thành nhiệm vụ, cảnh báo công việc); F (không có khả năng hoàn thành nhiệm vụ, buộc thôi việc).

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên đây tác giả đã trình bày ba nội dung chính, trong đó, tập trung vào ba nhóm giải pháp lớn là gợi ý giải pháp hoàn thiện tiến trình đào tạo nguồn nhân lực; nâng cao trình độ đội ngũ phụ trách công tác đào tạo và hoàn thiện chính sách lương trong mối liên hệ với công tác đào tạo. Tất cả những giải

pháp được gợi ý trên đã được tác giả căn cứ vào thực trạng đào tạo nguồn nhân lực tại chi nhánh, kết quả khảo sát, phỏng vấn và xu hướng tương lai.

KẾT LUẬN

Trong tương lai, Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, các ngân hàng cần tổ chức cho mình một đội ngũ có đủ sức, đủ tài để có thể tham gia tốt thị trường trong và ngoài nước, nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua nguồn nhân lực chất lượng cao. Các ngân hàng cần tập trung nhiều hơn nữa vào công tác đào tạo nguồn nhân lực để hội nhập tốt hơn. Agribank đã nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và đã thành lập trường đào tạo cán bộ Agribank cho riêng hệ thống của ngân hàng. Đây là bước đi rất chiến lược thể hiện tầm nhìn và khả năng tận dụng cơ hội từ hội nhập kinh tế quốc tế.Các chi nhánh Agribank đều thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực thống nhất từ hội sở để nhân sự của Agribank có chất lượng đồng đều nhau và thể hiện phong cách riêng của Agribank.

Tuy nhiên, qua phân tích thực trạng tại chi nhánh My Lâm Kiên Giang, tác giả phát hiện nhiều ưu điểm trong công tác đào tạo nguồn nhân lực như chất lượng nguồn nhân lực ngày càng tăng thể hiện nhân sự của Agribank chi nhánh My Lâm Kiên Giang có trình độ từ đại học trở lên tăng hàng năm, đội ngũ nhân sự trẻ chiếm chiếm tỷ lệ ngày càng nhiều và có sự kế thừa tốt. Hoạt động đào tạo tiến hành đồng đều qua các năm. Hầu hết những người được đưa đi đào tạo đều đánh giá khóa đào tạo từ mức tốt đến xuất sắc. Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế và tác giả đã gợi ý một số giải pháp để hoàn thiện tiến trình đào tạo nguồn nhân lực trong đó tập trung nhiều ở khâu xác định nhu cầu đào tạo, đánh giá kết quả chương trình đào tạo. Bên cạnh đó, tác giả đã gợi ý 6 giải pháp nâng cao trình độ đội ngũ phụ trách công tác đào tạo của chi nhánh và 5 giải pháp hoàn thiện chính sách lương thưởng để khuyến khích và nâng cao hiệu quả đào tạo./.

1. Nguyễn Quốc Tuấn (2018), Quản trị nguồn nhân lực tiếp cận chiến lược, Nhà xuất bản Đà Nẵng.

2. Nguyễn Thị Diễm Trinh (2018), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại

Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Vĩnh Thuận Kiên Giang. Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Duy Tân.

3. Nguyễn Thị Kim Chi (2012) Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay, luận văn thạc sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội

4. Nguyễn Thị Ngọc Mai (2018), Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh Thanh Miện Hải Dương. Luận văn thạc sĩ Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội Việt Nam, Học Viện Khoa Học Xã Hội.

5. Nguyễn Vân Điềm, Nguyễn Ngọc Quân (2010), Giáo trình Quản trị nhân

lực, Đại học kinh tế quốc dân.

6. Phạm Minh Tấn (2016), Hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Kiên Giang.

Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Duy Tân

7. Phan Thanh Khôi, Nguyễn Văn Sơn (2011), Xây dựng đội ngũ trí thức lớn

mạnh, chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước, Tạp chí Tuyên

giáo số 7/2011

8. Trần Kim Dung (2010), Quản trị nguồn nhân lực, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.

Với mục đích cải tiến chất lượng của chương trình đào tạo, chúng tôi rất mong nhận được sự đánh giá của các anh (chị) về khóa học trong thời gian qua. Xin hãy điền đầy đủ vào các nội dung dưới đây.

Phần I: Thông tin cá nhân

Họ và tên: Bộ phận: Chức vụ:

Phần II: Nội dung đánh giá

STT Tiêu chí đánh giá <=5 6 7 8 9 10

A Nội dung khóa học

1 Đạt mục tiêu khóa học

2 Nội dung/ độ sâu của khóa học 3 Thời lượng khóa học

4 Tài liệu khóa học 5 Bài tập thực hành 6 Đáp ứng mong đợi 7

Hiệu quả phương tiện nghe nhìn 8 Đánh giá chung B Giảng viên 1 Kiến thức về chủ đề và hiểu biết thực tế 2

Khả năng truyền đạt và lôi cuốn học viên học tập 3

Sử dụng các ví dụ có liên quan/ bài tập tình huống

4

Giúp đỡ và quan tâm/ hướng dẫn các học viên trong khóa học

1 lớp 2

Điều kiện chung (nhiệt độ, chỗ ngồi, chiếu sáng)

3

Chất lượng phương tiện nghe nhìn

4 Không gian lớp học 5 Ăn trưa

6 Giải lao

10.Anh (chị) hãy cho biết những khó khăn gặp phải trong khóa học này là gì?

……… …

11.Những nội dung nào của khóa học Anh (chị) thấy có ý nghĩa thực tiễn cao nhất?

……… ……

12. Anh (chị) còn nhận xét gì khác về khóa học không?

……… ……

Một phần của tài liệu LUẬN VAN THẠC sĩ HOÀN THIỆN CÔNG tác đào TẠO NGUỒN NHÂN lực tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (Trang 97 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w