TCPH thể hiện trong dạy học tự học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học các tình huống điển hình trong hình học 10 theo hướng tiếp cận phát hiện (Trang 32 - 36)

7. Bố cục luân văn

1.2.5. TCPH thể hiện trong dạy học tự học

1.2.5.1. Tự học

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm g−ơng sáng về tự học. Quan niệm về tự học, Ng−ời cho rằng: "Tự học là học một cách tự động" và "Phải biết tự động học tập". Theo Ng−ời: "Tự động học tập" tức là tự học một cách hoàn toàn tự giác, tự chủ, không đợi ai nhắc nhở, không chờ ai giao nhiệm vụ, mà tự mình chủ động vạch kế hoạch học tập cho mình, rồi tự mình triển khai, thực hiện kế hoạch đó một cách tự giác, tự mình làm chủ thời gian để học và tự mình kiểm tra đánh giá việc học của mình.

Nguyễn Cảnh Toàn [32, tr.59] cho rằng: "Tự học là tự mình động neo, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ và có khi cả cơ bắp và các phẩm chất khác của ng−ời học, cả động cơ, tình cảm, nhân sinh quan, thế giới quan để chiếm lĩnh tri thức nào đó của nhân loại, biến tri thức đó thành sở hữu của chính mình".

Theo Nguyễn Kỳ: "Tự học là tự đặt mình vào tình huống học, vào vị trí của ng−ời tự nghiên cứu, xử lý các tình huống, giải quyết các vấn đề đặt ra

nh− nhận biết vấn đề, xử lý thông tin, tái hiện kiến thức, xây dựng các giải pháp giải quyết vấn đề, xử lý tình huống" [8, tr. 23].

Theo Thái Duy Tuyên: "Tự học là hoạt động chiếm lĩnh kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, ... và kinh nghiệm lịch sử - xe hội loài ng−ời nói chung và chính bản thân ng−ời học".

Nh− vậy, từ các quan niệm về tự học của các tác giả, chúng tôi cho rằng: Tự học là tự mình động neo, suy nghĩ, sử dụng các khả năng trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp, ...) và có khi cả cơ bắp (khi sử dụng các công cụ thực hành) cùng các phẩm chất của cá nhân nh− động cơ, tình cảm, nhân sinh quan, thế giới quan (trung thực, khách quan, không ngại khó, có ý chí kiên trì, nhẫn nại, lòng say mê khoa học, ý chí v−ơn lên, biến khó khăn thành thuận lợi, ...) để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của riêng mình.

Tự học diễn ra d−ới nhiều hình thức, có thể tự học d−ới sự điều khiển trực tiếp của GV với sự hỗ trợ của các ph−ơng tiện kỹ thuật ở trên lớp. Tự học có thể diễn ra khi không giáp mặt với thầy, lúc này HS phải học qua các tài liệu liên quan đến các môn học và các h−ớng dẫn, yêu cầu của thầy đối với từng môn học. Tự học cũng có thể diễn ra nhằm đáp ứng yêu cầu hiểu biết riêng, bổ sung và mở rộng nâng cao kiến thức trong ch−ơng trình đào tạo trong tr−ờng hay nhằm mở mang hiểu biết của mình.

Trên cơ sở lý luận về tự học, tự nghiên cứu cũng nh− các mức độ nhận thức đ−ợc phân tích thành nhiều cấp độ từ thấp đến cao theo phân loại của B.S. Bloom: nhận biết, thông hiểu, ứng dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá. Chúng tôi thấy tự học, tự nghiên cứu đối với HS có vai trò rất quan trọng bởi vì nó phát huy nội lực của ng−ời học, nâng cao hiệu quả học tập, học cách học, giúp HS biết cách TC nghiên cứu và PH vấn đề.

1.2.5.2. TCPH thể hiện trong dạy học tự học

Dạy tự học là ng−ời GV phải truyền niềm đam mê học tập cho HS, để HS học với sự tự giác, tích cực, chủ động và sáng tạọ Học tập với sự độc lập cao nhằm nắm bắt các tri thức và các kỹ năng, kỹ xảọ Có thể nói rằng trong hoạt động học đe có tự học, nếu cá nhân nào đó thực sự trở thành chủ thể học, thì đồng thời ng−ời ấy cũng là ng−ời tự học. Khác với nhiều hoạt động, hoạt động tự học lấy chủ thể làm đối t−ợng hoạt động. ở đây diễn ra quá trình con ng−ời nhằm làm thay đổi chính bản thân. Hoạt động tự học diễn ra theo cơ chế “h−ớng nội” nghĩa là tác động và làm biến đổi các quá trình tâm lí, các cấu trúc nhận thức đe đạt đ−ợc của chính bản thân chủ thể. Đồng thời hoạt động tự học còn chịu sự chi phối của qui luật khách quan khác của quá trình đó.

Một mặt đặc biệt quan trọng của dạy việc học là dạy tự học. Kho tàng văn hóa của nhân loại là vô tận, để có thể sống và hoạt động suốt đời thì phải học suốt đời, để học đ−ợc suốt đời thì phải có khả năng tự học. Khả năng này cần đ−ợc rèn luyện ngay trong khi còn là HS ngồi trên ghế nhà tr−ờng. Vì vậy quá trình dạy học cho HS tự học là vô cùng quan trọng nó giúp HS biết cách TC, tìm kiếm các nguồn tri thức cần học tập, từ đó nghiên cứu, tìm tòi, PH để bổ sung kiến thức cần thiết cho bản thân.

Theo Nguyễn Cảnh Toàn “quá trình dạy - tự học” gồm các hình thức sau: + Làm việc theo nhóm nhỏ (trao đổi ý kiến, khuyến khích tìm tòi, PH,…).

+ Thực hiện những kỹ thuật tranh luận.

+ Tấn công neo, đây th−ờng là b−ớc thứ nhất trong sự tìm tòi, PH và GQVĐ.

+ Báo cáo và trình bày (thực hiện nhiều cách làm, tự cá nhân viết, trình bày ở nhóm nhỏ, báo cáo nhóm tr−ớc cả lớp).

Khi h−ớng dẫn và giúp HS tự học, GV đe yêu cầu HS phải học tập và làm việc với tác phong của một ng−ời nghiên cứu nh−: sắp xếp, phân loại, so sánh

đối chiếu, phân tích, tự tìm ví dụ minh họa,… với những yêu cầu đó, qua tự học, tự nghiên cứu và qua những hoạt động hợp tác, HS học đ−ợc nhiều năng lực phẩm chất, giúp họ có thể tiếp tục tự học, tự nghiên cứu về sau và tự nghiên cứu suốt đờị Từ đó HS có khả năng TCPH và GQVĐ, có tác phong công nghiệp, sáng tạọ

Trong xe hội hiện đại, tự học suốt đời là một đòi hỏi cơ bản của con ng−ời, giúp họ có khả năng thích ứng cao tr−ớc mọi tình huống của đời sống bắt nhịp đ−ợc sự bùng nổ của thông tin, khoa học và công nghệ. Hình thành năng lực tự học cho HS trở thành mục tiêu cơ bản của giáo dục nhà tr−ờng và quản lý nhà tr−ờng phải h−ớng tới mục tiêu đó.

Trong dạy Toán thì yếu tố tự nghiên cứu có vai trò quan trọng, vì tự đọc, tự học, tự nghiên cứu càng hiểu sâu, từ đó cơ hội PH tri thức mới là rất cao, và nó chính là cơ sở lí thuyết cho việc giải các bài tập. Hoạt động tự học Toán có những đặc tr−ng nổi bật sau:

+ Tính độc lập của ng−ời học là tác nhân đầu tiên thực hiện ph−ơng pháp học, từ đầu cho đến khi kết thúc quá trình học. Ng−ời học đảm nhận vai trò mấu chốt này bằng sự hứng thú, tham gia tích cực và có trách nhiệm trong suốt quá trình học.

+ Về mặt động cơ, trong tự học có tính nội sinh, tự kích thích, tự xác định đ−ợc động cơ, mục đích học tập dựa trên trách nhiệm cá nhân và sự điều khiển của ý chí.

+ Có khả năng lựa chọn cao, rộng cả về nội dung, ph−ơng pháp và hình thức tổ chức học tập phù hợp với chủ thể nhận thức và các điều kiện học tập.

+ Mang tính cá nhân cao, dựa trên tiềm năng và trách nhiệm của ng−ời học.

Theo chúng tôi TCPH trong dạy học tự học chính là gợi động cơ học tập và tạo ý chí học tập.

Bởi vì động cơ học tập thể hiện ở nhu cầu nhận thức, hứng thú nhận thức, động cơ có tính chất xe hội và thế giới quan. Thiếu động cơ thì không thể diễn ra hoạt động nhận thức, học tập, HS cũng có hứng thú để học tập. Hứng thú và tính tự giác là yếu tố tâm lí đảm bảo tính tích cực và độc lập trong học tập. Hứng thú là sự thúc đẩy bên trong làm giảm sự căng thẳng, mệt mỏi mở đ−ờng cho sự hiểu biết, làm cho việc nắm tri thức thoải mái dễ dàng hơn.

ý chí học tập thể hiện ở mục đích, tính kiên nhẫn, tính kiên trì, tinh thần khắc phục khó khăn để hoàn thành các nhiệm vụ học tập là yếu tố quan trọng để tự học thành công, thiếu chúng việc tự học sẽ không có kết quả.

ý chí học tập và động cơ học tập có ý nghĩa quyết định trong quá trình hình thành và phát triển năng lực tự học của HS. Vì xét cho cùng, chất l−ợng học tập phải là kết quả trực tiếp của sự nỗ lực của chính bản thân ng−ời học. Nếu ng−ời học không xác định đ−ợc vai trò quyết định của mình trong sự thành bại của sự học thì không bao giờ tự học thành công. Chỉ khi đe xác định đ−ợc mục đích và động cơ học tập đúng đắn, HS mới có thể phát huy đ−ợc “nội lực” trong học tập, từ đó kết hợp các yếu tố “ngoại lực” khác để tổ chức các hoạt động diễn ra một cách hợp lý và thu đ−ợc kết quả caọ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học các tình huống điển hình trong hình học 10 theo hướng tiếp cận phát hiện (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)