Trong quá trình thi đấu đểđạt được mục đích và nhiệm vụ đã được đề
ra các VĐV phải khắc phục nhiều khó khăn trở ngại với những căng thẳng nhiều khi đến tối đa về thể lực và tâm lý. Đó là áp lực luôn đè nặng lên tâm lý của VĐV. Mặt khác, trong tiến trình thi đấu sự thất bại tạm thời có thể gây những cảm xúc xấu như: lo sợ, giảm, thậm chí mất lòng tin….. Tại những thời
điểm quyết định, gây cấn ( gần kết thúc ván đấu, trận đấu đang bị dẫn hoặc có tỷ số hòa…..) áp lực tâm lý vốn đã căng lại càng căng thêm. Áp lực từ phía khán giả và trọng tài cũng là một yếu tố làm căng thêm tâm lý của VĐV.
Qua 100 năm lịch sử, bóng chuyền thế giới ngày càng hoàn thiện, trong
đó luật thi đấu giữ vai trò chủ đạo ngày càng vươn tới đỉnh cao của môn thể
thao này. Đó chính là yêu cầu tất yếu khách quan của một xã hội phát triển. Thi đấu bóng chuyền phải đáp ứng các quy luật của xã hội và các quy luật riêng của nó:
- Nâng cao đời sống văn hóa.
- Rèn luyện và phát triển các tố chất thể lực đồng thời hoàn thiện các chức năng cơ thể, giúp cho người tập phát triển sức khoẻ toàn diện và có một thể hình cân đối.
24
- Giáo dục cho người tập tính thể thao cao trong sinh hoạt và thi đấu, có tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ lẫn nhau, mình vì mọi nguời, mọi người vì mình, rèn luyện tính kỷ luật và thái độ trách nhiệm với tập thể và với cộng đồng.
- Góp phần giáo dục đạo đức, ý chí, tính kiên định, lòng dũng cảm, trí thông minh sáng tạo trong công việc. Góp phần phát triển con người hướng
đến toàn diện: đức – trí – thể – mỹ. Tập luyện và thi đấu thể thao nói chung và bóng chuyền nói riêng là một phương tiện vui chơi giải trí lành mạnh, góp phần nâng cao hiệu quả trong học tập, làm việc và nâng cao sức chiến đấu cho lực lượng vũ trang.