Các công trình có liên quan đến đề tài nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng chương trình giảng dạy môn bóng chuyền vào giờ tự chọn cho sinh viên trường đại học đồng tháp (Trang 41 - 45)

Các-Mác đã nhấn mạnh rằng: Giáo dục trong tương lai sẽ “Kết hợp lao

động sản xuất với trí dục và thể dục, đó không những là biện pháp để tăng thêm sức sản xuất của xã hội, mà còn là biện pháp duy nhất đểđào tạo con người phát triển toàn diện”. [11]

Học thuyết về giáo dục toàn diện của Các-Mác và Ăng-ghen đã được Lê-Nin đi sâu và phát triển sáng tạo. Đặc biệt Lê-Nin quan tâm sâu sắc đến tương lai của thế hệ trẻ, đến cuộc sống của họ. Người nhấn mạnh “Thanh niên

đặc biệt cần sự yêu đời và sảng khoái, cần có thể thao lành mạnh, thể dục, bơi lội, tham quan, các loại bài tập thể lực, những hứng thú phong phú về tinh thần, học tập, phân tích nghiên cứu và cố gắng phối hợp tất cả các hoạt động

ấy với nhau”. [11]

Lê-Nin còn khẳng định tính biện chứng của sự phát triển hài hòa giữa thể chất và tinh thần rằng: “…tinh thần khỏe mạnh phụ thuộc vào một thân thể khỏe mạnh”.

Chính vì vậy, lĩnh vực GDTC trong trường học các cấp ở Việt Nam

30

nhà nghiên cứu, các nhà giáo dục. Có thể kểđến một số công trình nghiên cứu về thể chất của HS-SV đã công bố.

Tác giả Đinh Trọng Kỷ, 1973 với đề tài: “Nghiên cứu về hình thái cơ

thể”, tác giả Lượng Bích Hồng,1980 với đề tài: “Đánh giá tình hình thể lực của học sinh”, tác giả Nguyễn Văn Quảng với đề tài: “Thực trạng phát triển thể chất của thí sinh dự thi Đại học TDTT trong những năm gần đây”, các tác giả Phạm Thị Uyên, Nguyễn Thanh Mai, Ngô Lan Phương với đề tài: “Bước

đầu nghiên cứu ảnh hưởng của tập luyện TDTT đối với một số chỉ tiêu hình thái và chức năng cơ thể nam sinh viên Đại học TDTT”.

Nghiên cứu nhằm xây dựng chương trình, hoàn thiện nội dung và phương pháp GDTC cho các đối tượng học sinh như công trình của các tác giả Trần Đồng Lâm, Trịnh Trung Hiếu, Vũ Huyên, 1978 – 1985 với đề tài: “ Thực trạng và định hướng công tác GDTC trong nhà trường phổ thông dân tộc nội trú”.

Trong lĩnh vực GDTC ở bậc Đại học, cũng có một số công trình nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện chương trình GDTC như: chương trình GDTC trong các trường Đại học, Cao đẳng của VũĐức Thu cùng cộng sự ; tác giả Vũ Đức Thu – Nguyễn Kỳ Anh với đề tài : “Những biện pháp thực thi nhằm cải tiến nâng cao chất lượng GDTC trong các trường học”; tác giả Nguyễn Trọng Hải, với các đề tài: “Định hướng nghiên cứu cải tiến công tác GDTC trong hệ

thống các trường dạy nghề năm 2000” và “ Cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm xác

định nội dung GDTC cho học sinh các trường dạy nghề Việt Nam”, tác giả

Nguyễn Văn Lực,1998 với đề tài: “Nghiên cứu xây dựng chương trình môn bơi lội khoa sư phạm TDTT Đại học Thái Nguyên, tác giả Hoàng Văn Hưng, 1998 với đề tài: “Nghiên cứu xây dựng chương trình GDTC và chỉ tiêu phát triển các tố chất thể lực cho sinh viên nhóm sức khỏe yếu trong các trường Đại học

31

Nông nghiệp”, tác giả Phạm Thị Nghi 1999 với đề tài “Nghiên cứu xây dựng chương trình cho sinh viên đại học nhóm sức khỏe yếu”.

Chương trình GDTC được Bộ GD-ĐT ban hành theo quyết định số

203/01/1989. Đã mở ra cho các trường có thể tự lựa chọn xây dựng chương trình giảng dạy phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, sân bãi, phòng tập, khả

năng giảng dạy, huấn luyện của đội ngũ giáo viên TDTT.

Nội dung này đã có một số đề tài nghiên cứu như đề tài của tác giả

Nguyễn Quang Huy, 1998 với đề tài: “Xây dựng chương trình môn học thể

dục phần tự chọn cho nam sinh viên trường Đại học mỏ địa chất”, tác giả

Nguyễn Ngọc Việt, 2000 với đề tài: “ Nghiên cứu xây dựng chương trình môn học tự chọn – khoa GDTC trường Đại học sư phạm Vinh”, gần đây nhất là công trình của tác giả Trần Vũ Thị Hiếu Hạnh, 2007 với đề tài “ Nghiên cứu xây dựng chương trình giảng dạy môn võ Judo cho học sinh trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai”. Tác giả VũĐình Hợp 2008 với đề tài “ Nghiên cứu xây dựng chương trình giảng dạy môn bóng đá 5 người tại Đà Nẵng”. Tác giả

Huỳnh Thị Phương Duyên “Nghiên cứu xây dựng chương trình giảng dạy môn Karatedo vào giờ thể dục tự chọn tại trường trung học Dân lập Công nghệ Thông tin Sài Gòn” năm 2009.

Đề tài nghiên cứu: “Đánh giá sự phát triển thể chất của sinh viên thuộc các ngành nghề khác nhau” của GS.TS.Lê Văn Lẫm, PGS. TS. VũĐức Thu, NCS Nguyễn Trọng Hải – 1999 tập trung chủ yếu khảo sát hai khối sinh viên tiêu biểu: Sư phạm và kỹ thuật. Đề tài đã kết luận: sinh viên cuối những năm 90 có thể hình cao lớn hơn trước, cao 165cm ở nam và 155cm ở nữ, nặng 52kg ở nam và 45kg ở nữ. Sự phát triển các tố chất thể lực mang tính nghề

nghiệp: Sinh viên khối sư phạm chú ý phát triển năng lực vận động đôi chân, sinh viên khối kỹ thuật thiên về phát triển năng lực vận động đôi tay. Sinh

32

viên khối sư phạm về cơ bản có chú ý tới việc rèn luyện thân thể hơn sinh viên khối kỹ thuật.

Các công trình nghiên cứu trong lĩnh vực GDTC tuy nhiều nhưng chỉ là những cơ sở đầu tiên định hướng cho phát triển công tác GDTC trong các trường Đại học và Cao đẳng. Khi nghiên cứu tham khảo các nguồn tư liệu khác nhau, chúng tôi bước đầu xác định được cách thức cần thiết phải tiến hành khi thực hiện công việc nghiên cứu của đề tài, và dựa trên các nguồn tư

liệu đó chúng tôi đã lựa chọn và xác định xây dựng được chương trình giảng dạy môn bóng chuyền vào giờ tự chọn cho SV trường ĐHĐT góp phần hoàn thiện và nâng cao chất lượng giảng dạy môn GDTC tại trường.

33

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp nghiên cứu:

Để giải quyết các nhiệm vụđề ra, luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu phổ biến và thường được dùng trong các công trình nghiên cứu trong lĩnh vực thể dục thể thao như:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng chương trình giảng dạy môn bóng chuyền vào giờ tự chọn cho sinh viên trường đại học đồng tháp (Trang 41 - 45)