Tố chất sức bề n

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng chương trình giảng dạy môn bóng chuyền vào giờ tự chọn cho sinh viên trường đại học đồng tháp (Trang 38 - 39)

Sức bền là năng lực thực hiện lâu bền một hoạt động với cường độ cho trước hay là năng lực duy trì khả năng vận động trong thời gian dài nhất mà có thể chịu

đựng được. [24]

Để có sức bền, VĐV phải khắc phục mệt mỏi, nên sức bền còn có thể

nói là năng lực của cơ thể, chống lại mệt mỏi trong hoạt động nào đó.

Sức bền đảm bảo cho VĐV đạt được một cường độ tốt nhất trong thời gian vận động kéo dài của thi đấu, tương ứng với khả năng tập luyện của mình. Sức bền còn đảm bảo chất lượng động tác cao và giải quyết hoàn hảo các hành vi kỹ, chiến thuật từđầu cho đến cuối cuộc thi đấu và khi vượt qua một khối lượng vận động lớn trong tập luyện. Do đó, sức bền không những là một nhân tố xác định và ảnh hưởng đến thành tích thi đấu, mà còn là một nhân tố xác định thành tích tập luyện và khả năng chịu đựng lượng vận động của VĐV. Sức bền phát triển tốt là điều kiện để cơ thể có thể phục hồi nhanh.

27

Sức bền gồm: sức bền chung và sức bền chuyên môn.

- Sức bền chung: là sức bền trong các hoạt động kéo dài với cường độ

thấp có sự tham gia của phần lớn hệ cơ. Để nâng cao sức bền chung của người tập có thể sử dụng nhiều bài tập với hình thức khác nhau.

- Sức bền chuyên môn: là năng lực duy trì khả năng vận động cao trong những loại hình bài tập nhất định. Sức bền trong từng loại bài tập có tính chuyên biệt, phụ thuộc vào những nhân tố khác nhau, đặc biệt là phụ thuộc vào mức độ hoàn thiện kĩ thuật. Đối với các vận động viên thể thao, sức bền là một thành phần tất yếu trong phát triển thể lực toàn diện, là kết quả của sự

biến đổi tốt, trước hết là hệ thần kinh trung ương, cũng như các hệ thống tim mạch, hô hấp.

- Sức bền chung của các VĐV là cơ sở để họ có thể chịu đựng được các lượng vận động lớn, là cơ sở vững chắc của VĐV trong huấn luyện chuyên môn, vì sức bền luôn luôn là thành phần tất yếu của nhân tố thể lực, nên nó quan hệ chặt chẽ với các nhân tố thể lực khác như sức mạnh, sức nhanh. Những mối quan hệ này, thể hiện bằng các tố chất: như sức mạnh bền, sức bền tốc độ. Như vậy, có thể nói rằng, sức bền rất đa dạng, nó đặc trưng cho các môn thể thao nói chung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng chương trình giảng dạy môn bóng chuyền vào giờ tự chọn cho sinh viên trường đại học đồng tháp (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)