Phân bố thời gian và nội dung chi tiết môn họ c

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng chương trình giảng dạy môn bóng chuyền vào giờ tự chọn cho sinh viên trường đại học đồng tháp (Trang 77)

Phân bố thời gian và nội dung chi tiết môn bóng chuyền vào giờ tự

chọn cho SV trường ĐHĐT được trình bày tại bảng 3.8.

Bảng 3.8. Phân bổ thời gian giảng dạy T T Nội dung thuyết Thực hành Tự học 1 Giới thiệu lịch sử bóng chuyền 1 2 Kỹ thuật và phương pháp giảng dạy 3 4 3 Giới thiệu chiến thuật bóng chuyền 2 4

4 Luật thi đấu bóng chuyền 2 4

5 Tổ chức thi đấu bóng chuyền 3 6

6 Thi LT 1

7 Tư thế chuẩn bị và di chuyển 3 2

8 Chuyền bóng cao tay cơ bản 3 4

9 Chuyền bóng thấp tay cơ bản 3 4

10 Phát bóng thấp tay chính diện 2 2

11 Chuyền bước II 3 6

66

13 Phát bóng cao tay chính diện 3 6

14 Đập bóng chính diện phương lấy đà 5 6

15 Chắn bóng 3

16 Chiến thuật tấn công 3

17 Chiến thuật phòng thủ 3 18 Thể lực bổ trợ 3 19 Thực tập trọng tài và thi đấu tập 5 6 20 Ôn tập 3 21 Thi học phần 3 Tổng cộng 12 48 60 3.2.4.2. Nội dung chi tiết: A. PHN LÝ THUYT

Chương 1. Lịch sử phát triển bóng chuyền(1 tiết)

Chương 2. Kỹ thuật và phương pháp giảng dạy (2 tiết) 1. Tư thế, các bước di chuyển và phương pháp giảng dạy.

2. Kỹ thuật chuyền bóng cao tay cơ bản và phương pháp giảng dạy. 3. Kỹ thuật chuyền bóng thấp tay cơ bản và phương pháp giảng dạy. 4. Kỹ thuật phát bóng và phương pháp giảng dạy.

- Kỹ thuật phát bóng thấp tay chính diện.

- Kỹ thuật phát bóng cao tay chính diện.

5. Kỹ thuật đập bóng theo phương lấy đà và phương pháp giảng dạy. 6. Kỹ thuật chắn bóng và phương pháp giảng dạy.

Chương 3. Chiến thuật bóng chuyền (3 tiết) 1. Chiến thuật tấn công:

- Chiến thuật tấn công trung.

67

2. Chiến thuật phòng thủ:

- Chiến thuật phòng thủ 6 tiến.

- Chiến thuật phòng thủ 6 lùi.

Chương 4. Luật bóng chuyền (3 tiết) ĐIỀU 1: Sân thi đấu ĐIỀU 2: Lưới và cột ĐIỀU 3: Bóng ĐIỀU 4: Đội bóng ĐIỀU 5: Đội trưởng và HLV ĐIỀU 6: Được 1 điềm, thắng 1 hiệp và thắng 1 trận ĐIỀU 7: Tổ chức trận đấu ĐIỀU 8: Thay người ĐIỀU 9: Trạng thái thi đấu ĐIỀU 10: Động tác chơi bóng ĐIỀU 11: Bóng ở gần lưới ĐIỀU 12: Cầu thủở gần lưới ĐIỀU 13: Phát bóng ĐIỀU 14: Đập bóng tấn công ĐIỀU 15: Chắn bóng ĐIỀU 16: Ngừng trận đấu hợp lệ ĐIỀU 20: Cầu thủ Libero. ĐIỀU 26: Thư ký

Các phần còn lại tham khảo trong tài liệu.

Chương 5. Tổ chức thi đấu bóng chuyền (3 tiết) 1. Thành lập ban tổ chức.

2. Điều lệ thi đấu. 3. Các thể thức thi đấu.

68 B. PHN THC HÀNH: (Phụ lục 4) 3.2.5. Phương pháp ging dy: 3.2.5.1. Phương pháp ging dy lý thuyết - Phương pháp thuyết trình. - Phương pháp hỏi đáp. - Phương pháp nêu vấn đề. 3.2.5.2. Phương pháp ging dy thc hành - Phương pháp luyện tập. - Phương pháp ngôn ngữ. - Phương pháp trực quan

3.2.6. Phương pháp kim tra đánh giá:.

Điểm tín chỉ môn học được tính dựa vào tổng điểm 3 nội dung sau: + Điểm chuyên cần (trọng số 0,1): Việc đánh giá này dựa trên cơ sở số

giờ sinh viên lên lớp, tích cực tập luyện và tham gia hoạt động của lớp.

+ Điểm kiểm tra thường kỳ – đánh giá giữa học phần (trọng số 0,3): Kết quả đánh giá giữa học phần phụ thuộc vào việc kiểm tra kiến thức của sinh viên về những vấn đề liên quan đến môn học hoặc việc biên soạn giáo án môn học.

+ Điểm thi kết thúc tín chỉ (trọng số 0,6): − Hình thức thi kết thúc tín chỉ: Thực hành.

− Nội dung thi: Thành tích - Kỹ thuật Bóng chuyền (chuyền, đệm, phát, đập).

+ Cách tính điểm và công nhận thành tích được trình bày ở mục 2.1.3

(Chuyn 2) + (Bước 1) + (Phát) + (Đập)

Điểm trung bình chung = ---

69 Bảng 3.9. Cách đánh giá điểm học phần TT Các hình thức đánh giá Trọng số 1 Kiểm tra thường kỳ (KTTK) 0,30 2 Chuyên cần (CC) 0,10 3 Thi hết môn (THM) 0,60 Điểm môn học = (KTTK x 0,30) + (CC x 0,10) + (THM x 0,60) Cu trúc bui tp môn Bóng chuyn:

Buổi tập môn Bóng Chuyền như các môn khác bao gồm 3 phần chính: phần chuẩn bị (phần khởi động), phần cơ bản, phần kết thúc.

- Phần chuẩn bị (phần khởi động): từ 15-20 phút chiếm từ 20 - 25% thời gian. Nhiệm vụ của phần khởi động: Giáo viên ổn định tổ chức lớp, tạo trạng thái tâm lý để học sinh tự giác tích cực và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ. Sắp xếp tập trung theo đội hình để bắt đầu tập luyện.

Nội dung của phần khởi động:

Các động tác làm nóng cơ khớp. Các bài tập khởi động chạy nhảy….. Khởi động chuyên môn

Mục đích của bài tập nhằm đưa cơ thể từ trạng thái tỉnh sang trạng thái

động để chuẩn bị cho các hoạt động tiếp theo.

Phn cơ bn (phn chính): từ 65 – 70 % thời gian

Nhiệm vụ cơ bản: các bài tập phải có động tác toàn diện đến các chức năng cơ thể và biết vận dụng, phối hợp tốt các kỹ xảo vận động. Phát triển các tố chất thể lực. Các nhóm cơ lớn tham gia vận động phải luôn thay đổi phù hợp. Đảm bảo những chu kỳ lặp lại có hiệu quả và phát triển các tố chất vận

70

Nội dung chính của phần cơ bản:

Bao gồm tổ hợp các động tác của bộ phận cơ thể được phối hợp vận

động với nhau. Yêu cầu kỹ thuật phải được giáo viên xác định rõ ràng, hướng dẫn SV một cách chi tiết cụ thể. Các nội dung thường được sắp xếp theo cách thức sau: Các động tác mới, kỹ thuật phức tạp vào đầu phần cơ bản, tiếp tục củng cố hoặc hoàn thiện động tác vào giữa hay cuối phần cơ bản. Sắp xếp tuần tự động tác theo các nhóm bộ phận cần phát triển như: các động tác tay (kỹ thuật đệm bóng, chuyền bóng...), các động tác chân (bước di chuyển, chạy, bước,...), phối hợp toàn cơ thể (hoàn chỉnh động tác).

Phn kết thúc: từ 5 – 10 phút chiếm 5 – 10 tổng thời gian.

Nhiệm vụ: Đây là phần sau của buổi tập cơ thể SV chuyển dần từ trạng thái động sang trạng thái gần với lúc yên tĩnh, để góp phần chuyển hướng thuận lợi sang một hoạt động học tập khác.

Nội dung chính của phần kết thúc: Với các hoạt động nhẹ nhàng, thường được cùng các bài tập điều hòa hô hấp, căng ép dẻo nhẹ nhàng, thả

lỏng đến mức tối đa, kết hợp với trò chơi vận động nhẹ giúp học sinh trở về

trạng thái bình thường và có sự phấn khởi vui vẻ sau buổi tập. Giáo viên nhận xét đánh giá những ưu và nhược điểm kết quả buổi tập một cách ngắn gọn và giao bài tập về nhà cho học sinh (bài tập phải ngắn gọn, nhẹ nhàng, vừa sức, thường là ôn các bài tập kỹ thuật động tác).

Cách thc biên son bài tp môn Bóng chuyn:

Môn Bóng chuyền là môn thể thao mang tính tập thể, thực dụng phong phú đòi hỏi người giáo viên giảng dạy phải có trình độ chuyên môn cơ bản để

nắm vững thật rõ ràng các động tác. Phải hiểu biết được ý nghĩa tác động của mỗi động tác lên cơ thể con người. Các động tác phải được liên kết với nhau một cách lôgic có nguyên tắc.

71

Khi biên soạn cần phải tìm hiểu về đối tượng thực hiện bài tập và xác

định rõ mục đích cần phát triển của đối tượng trong từng buổi tập để từđó lựa chọn những động tác thể hiện phù hợp, bởi vì các động tác của môn bóng chuyền không những chỉ là những kỹ thuật thể thao mà còn là sự phát triển các tố chất cơ thểđược thể hiện qua mỗi động tác.

Với đối tượng SV là tuổi đang phát triển về tố chất thể lực và tâm sinh lý lứa tuổi, giáo viên cần phải lựa chọn những động tác mang tính phát triển toàn diện cơ thể, tăng cường sức khỏe, hoàn thiện kỹ năng phối hợp vận động, uốn nắn sửa chữa những tư thế cơ bản. Khi biên soạn và giảng dạy giáo viên cần phải chuẩn bị cho mình kỹ các tổ hợp động tác và phải có khả năng chuẩn bị thể lực tốt để thực hiện lại các động tác trong bài tập làm mẫu cho sinh viên. Trong quá trình giảng dạy sẽ không tránh khỏi những động tác ngẫu hứng để tạo cho bài tập được phong phú hơn, đòi hỏi người giáo viên cần chuẩn bị tốt về chuyên môn của mình để từ đó tạo ra những khả năng ngẫu hứng mang lại hiệu quả cao cho bài tập.

Phương pháp ging dy:

- Giáo viên luôn phải chú ý đến vấn đềổn định tổ chức kỷ luật, coi đó là một bước không thể thiếu được trong quá trình thực hiện một buổi lên lớp.

Điều tra sức khỏe và sắp xếp tổ chức lớp học một cách hợp lí. Dựa vào tình trạng sức khỏe của học sinh để sắp xếp bài tập trên lớp có hiệu quả, nâng cao dần sức khỏe nhưng vẫn phù hợp với chương trình đã được sắp đặt.

- Khi giảng dạy giáo viên cần phải tuân thủ theo các nguyên tắc sư

phạm là: sắp xếp thứ tự từ dễđến khó theo logic, có kỹ thuật độ khó phù hợp với đối tượng SV.

- Khi thực hiện hướng dẫn cho SV, trước hết giáo viên thực hiện các

động tác làm mẫu, tư thế phải chuẩn, đẹp và dễ hiểu. Các tư thế làm mẫu phải thực hiện cùng chiều với SV, làm với nhịp điệu chậm và xoay các hướng cho

72

SV nắm bắt được cách thức thực hiện một cách dễ dàng nhất. Đối với tổ hợp

động tác, các kỹ thuật khó cần phải phân chia dạy theo từng giai đoạn sau đó mới hoàn chỉnh toàn bộ cấu trúc động tác.

- Một buổi tập hiện tại gồm 135 phút nhưng theo đào tạo tín chỉ hiện nay mỗi buổi tập là 150 phút vì vậy chúng tôi đổi mới chương trình giảng dạy theo hiện nay cho phù hợp với thực tế, nên lượng vận động phải phù hợp. Giáo viên cần bố trí hướng dẫn SV tuân thủ cấu trúc của một buổi lên lớp,

đảm bảo các bước khởi động cơ bản, kết thúc để cho SV tiếp thu tốt các nội dung của buổi học và phòng tránh chấn thương.

3.3. Đánh giá hiệu quả chương trình giảng dạy môn bóng chuyền giờ tự chọn cho SV trường ĐHĐT.

3.3.1. Kế hoch thc nghim

Chương trình giảng dạy thực nghiệm và tổ chức quá trình thực nghiệm. Thực nghiệm sư phạm là quá trình ứng dụng chương trình giảng dạy môn bóng chuyền vào giờ tự chọn nâng cao thể lực và thành tích học tập cho SV.

Đây là quá trình tác động có định hướng nhằm nâng cao thể lực và thành tích học tập cho khách thể nghiên cứu bằng chương trình giảng dạy môn bóng chuyền vào giờ tự chọn đã được xác định từ mục 3.2.

Đểđánh giá hiệu quả chương trình giảng dạy môn bóng chuyền vào giờ

tự chọn cho khách thể nghiên cứu. Trong quá trình giảng dạy tôi thực nghiệm trong thời gian 1 học kỳ. Quá trình thực nghiệm được thực hiện dựa vào chương trình thực nghiệm và chương trình giảng dạy tại trường.

Chúng tôi tổ chức thực nghiệm sư phạm theo hình thức so sánh song song trên hai nhóm SV trường ĐHĐT theo phương pháp ngẫu nhiên gồm:

- Nhóm đối chứng: 80 SV sẽ học chương trình thể dục theo quy định của trường ĐHĐT.

73

- Nhóm thực nghiệm: 80 SV sẽ học theo chương trình môn Bóng chuyền được xây dựng ở đề tài trong suốt thời gian thực nghiệm.

Cả hai nhóm đều tập luyện trong thời gian 60 tiết trong 1 học kỳ. Được bố trí giảng dạy vào đầu học kì 1 của năm học 2012 - 2013. Thời gian tập luyện 2 buổi/tuần.

Điều kiện tập luyện của hai nhóm là như nhau, cả hai nhóm đều có giáo viên hướng dẫn (trình độ giáo viên tương đồng). Trước và sau thực nghiệm, chúng tôi tiến hành kiểm tra các chỉ số thể lực và thành tích học tập.

3.3.2. Xác định các ch tiêu đánh giá hiu qu chương trình ging dy môn bóng chuyn gi t chn cho SV trường ĐHĐT. dy môn bóng chuyn gi t chn cho SV trường ĐHĐT.

Mục đích của chương trình giảng dạy môn bóng chuyền giờ tự chọn cho SV trường ĐHĐT nhằm phát triển thể lực và nâng cao thành tích học tập cho SV. Căn cứ vào mục đích trên chúng tôi chọn các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả chương trình giảng dạy môn bóng chuyền giờ tự chọn cho SV trường

ĐHĐT như sau:

Về thể lực: Chúng tôi sử dụng các test trong tài liệu: “Thực trạng thể

chất người Việt Nam từ 6 – 60 tuổi” năm 2001 của Viện khoa học TDTT Việt Nam và quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT gồm các test sau:

- Chạy 30m xuất phát cao (giây), - Bật xa tại chỗ (cm),

- Chạy con thoi 4 x 10m (giây), - Chạy tùy sức 5 phút (m),

- Nằm ngửa gập bụng trong 30 giây (lần), - Lực bóp tay thuận (kg),

- Đứng dẻo gập thân (cm).

Về thành tích học tập: Chúng tôi sử dụng các chỉ tiêu thi và điểm trung bình chung của học phần bóng chuyền gồm các chỉ tiêu sau:

74 - Chuyền bóng 05 quả vào ô (điểm) - Đệm bóng 05 quả vào ô (điểm) - Phát bóng 05 quả vào ô (điểm) - Đập bóng 05 quả qua lưới (điểm) - Điểm trung bình chung (điểm).

3.3.3. ng dng chương trình ging dy môn bóng chuyn gi t chn cho SV trường ĐHĐT.

+ Trước thực nghiệm:

Tiến hành kiểm tra thành tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả chương trình giảng dạy môn bóng chuyền giờ tự chọn cho SV trường ĐHĐT của khách thể

nghiên cứu sau đó tiến hành tính giá trị trung bình (X ), độ lệch chuẩn (S), hệ

số biến thiên (Cv) được trình bày ở phụ lục 5 và phụ lục 6.

Tiến hành so sánh giá trị trung bình các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả

chương trình giảng dạy môn bóng chuyền của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng trước thực nghiệm, qua kiểm định t-student hai mẫu độc lập, thu được kết quảở bảng 3.10 và 3.11.

75

Bảng 3.10. So sánh giá trị trung bình các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả chương trình giảng dạy môn bóng chuyền của nam nhóm đối chứng và nhóm thực

nghiệm trước thực nghiệm

Chỉ tiêu XTN S XĐC S d t P T h l c Lực bóp tay thuận (kg) 44.73 3.17 44.43 3.42 0.3 0.41 >0.05 Chạy con thoi 4 x 10m (giây) 10.38 1.40 10.50 0.34 -0.12 -0.49 >0.05 Chạy 30m xuất phát cao (giây) 4.87 0.61 4.79 0.33 0.08 0.77 >0.05 Chạy tùy sức 5 phút (m) 963.08 121.44 954.00 126.68 9.08 0.33 >0.05 Nằm ngửa gập bụng trong 30 giây (lần) 18.40 3.14 18.18 1.76 0.22 0.39 >0.05 Bật xa tại chỗ (cm) 225.50 16.27 226.95 18.02 -1.45 -0.38 >0.05 Đứng dẻo gập thân (cm) 13.63 1.64 13.98 2.15 -0.35 -0.82 >0.05 T nh ch h c t p Chuyền bóng 05 quả vào ô (điểm) 1.73 1.20 1.85 1.30 -0.12 -0.45 >0.05 Đệm bóng 05 quả vào ô (điểm) 1.93 1.74 1.93 1.27 0 0.00 >0.05 Phát bóng 05 quả vào ô (điểm) 1.88 1.27 1.80 1.25 0.08 0.27 >0.05 Đập bóng 05 quả qua lưới (điểm) 1.80 1.31 1.93 1.17 -0.13 -0.45 >0.05 Điểm trung bình chung (điểm) 1.83 0.75 1.88 0.63 -0.05 -0.28 >0.05 df = nTN + nĐC – 2 = 78, t05 = 1.99

Số liệu tại bảng 3.10 cho thấy thành tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả

chương trình giảng dạy môn bóng chuyền vào giờ tự chọn của nam giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng đều không có sự khác biệt (ttính < tbảng = 1.99),

ở ngưỡng xác suất P > 0,05. Hay nói cách khác, thành tích tất cả các chỉ tiêu

đánh giá hiệu quả chương trình giảng dạy môn bóng chuyền vào giờ tự chọn của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng trước thựcnghiệm là tương đương nhau, không có khác biệt về trình độ ban đầu.

76

Bảng 3.11. So sánh giá trị trung bình các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả chương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng chương trình giảng dạy môn bóng chuyền vào giờ tự chọn cho sinh viên trường đại học đồng tháp (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)