Tố chất mềm dẻ o

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng chương trình giảng dạy môn bóng chuyền vào giờ tự chọn cho sinh viên trường đại học đồng tháp (Trang 39)

Mềm dẻo là năng lực thực hiện động tác với độ bền lớn, biên độ tối đa của động tác là thước đo của năng lực mềm dẻo. Năng lực mềm dẻo được chia 2 loại: mềm dẻo tích cực và mềm dẻo thụđộng. [25]

Mềm dẻo thụ động: là năng lực thực hiện với biên độ lớn ở các khớp nhờ tác động của ngoại lực như: trọng lượng cơ thể, lực ép của huấn luyện viên hay bạn tập.

28

Mềm dẻo là tiền đề quan trọng để đạt được yêu cầu về số lượng và chất lượng của động tác. Nếu năng lực mềm dẻo không được phát triển đầy đủ, dẫn

đến những hạn chế và khó khăn trong quá trình phát triển năng lực thể thao. Mềm dẻo rất cần thiết cho người tập thể thao, để hoàn thành các bài tập với biên độđộng tác lớn. Nhờ các bài tập chuyên môn, vận động đạt mềm dẻo tốt hơn, từđó đáp ứng được các đòi hỏi khi thực hiện các động tác trên không như kỹ thuật chạy vượt rào, nhảy cao lưng qua xà, nhảy xa ưỡn thân, các môn bóng…Tố chất mềm dẻo giúp VĐV thực hiện các kỹ thuật với biên độ lớn, dễ

dàng hơn, nhanh hơn, chính xác hơn. Tố chất mềm dẻo đóng vai trò quan trọng và quyết định đến thành tích thi đấu của VĐV.

1.5.5. Kh năng phi hp vn động

Khả năng phối hợp vận động: là phức hợp các tiền đề của VĐV để thể

hiện thắng lợi một hoạt động thể thao nhất định. Năng lực này được xác định

ở khả năng điều khiển động tác (xử lý thông tin) và được vận động viên hình thành và phát triển trong tập luyện. Khả năng phối hợp vận động có quan hệ

chặt chẽ với các phẩm chất tâm lý và tố chất vận động khác nhau như: sức mạnh, sức nhanh, sức bền.

Khả năng phối hợp còn được thực hiện ở mức độ tiếp thu nhanh chóng và có chất lượng, cũng như việc hoàn thiện củng cố và vận dụng các kỹ xảo về kỹ thuật thể thao. Tuy nhiên, giữa khả năng phối hợp vận đông và kỹ xảo về kỹ thuật thể thao có điểm khác nhau cơ bản. Trong khi kỹ xảo về kỹ thuật thể thao nhằm giải quyết một nhiệm vụ cụ thể, thì năng lực phối hợp vận đông là tiền đề cho rất nhiều hoạt động vận động khác nhau. [25]

Một vận động viên có trình độ rộng và cao về khả năng phối hợp vận

động (bên cạnh vốn kỹ xảo phong phú), có thể lĩnh hội các bài tập vô cùng tích cực đối với việc hoàn thiện kỹ thuật thể thao cần thiết. VĐV có khả năng

29

phối hợp vận động tốt là điều kiện cơ bản để chọn những VĐV có năng lực

đặc biệt.

Để phát triển khả năng phối hợp vận động cho sinh viên, cần phải tuân theo một số nguyên tắc sau:

- Lấy tập luyện là phương pháp chính và các bài tập thể lực là phương tiện chính.

- Các bài tập được sử dụng làm phương tiện phát triển khả năng phối hợp vận động cần yêu cầu người tập thực hiện đúng kỹ thuật động tác có tính nhịp

điệu và thường xuyên kiểm tra tính chính xác của bài tập một cách có ý thức.

1.6. Các công trình có liên quan đến đề tài nghiên cứu.

Các-Mác đã nhấn mạnh rằng: Giáo dục trong tương lai sẽ “Kết hợp lao

động sản xuất với trí dục và thể dục, đó không những là biện pháp để tăng thêm sức sản xuất của xã hội, mà còn là biện pháp duy nhất đểđào tạo con người phát triển toàn diện”. [11]

Học thuyết về giáo dục toàn diện của Các-Mác và Ăng-ghen đã được Lê-Nin đi sâu và phát triển sáng tạo. Đặc biệt Lê-Nin quan tâm sâu sắc đến tương lai của thế hệ trẻ, đến cuộc sống của họ. Người nhấn mạnh “Thanh niên

đặc biệt cần sự yêu đời và sảng khoái, cần có thể thao lành mạnh, thể dục, bơi lội, tham quan, các loại bài tập thể lực, những hứng thú phong phú về tinh thần, học tập, phân tích nghiên cứu và cố gắng phối hợp tất cả các hoạt động

ấy với nhau”. [11]

Lê-Nin còn khẳng định tính biện chứng của sự phát triển hài hòa giữa thể chất và tinh thần rằng: “…tinh thần khỏe mạnh phụ thuộc vào một thân thể khỏe mạnh”.

Chính vì vậy, lĩnh vực GDTC trong trường học các cấp ở Việt Nam

30

nhà nghiên cứu, các nhà giáo dục. Có thể kểđến một số công trình nghiên cứu về thể chất của HS-SV đã công bố.

Tác giả Đinh Trọng Kỷ, 1973 với đề tài: “Nghiên cứu về hình thái cơ

thể”, tác giả Lượng Bích Hồng,1980 với đề tài: “Đánh giá tình hình thể lực của học sinh”, tác giả Nguyễn Văn Quảng với đề tài: “Thực trạng phát triển thể chất của thí sinh dự thi Đại học TDTT trong những năm gần đây”, các tác giả Phạm Thị Uyên, Nguyễn Thanh Mai, Ngô Lan Phương với đề tài: “Bước

đầu nghiên cứu ảnh hưởng của tập luyện TDTT đối với một số chỉ tiêu hình thái và chức năng cơ thể nam sinh viên Đại học TDTT”.

Nghiên cứu nhằm xây dựng chương trình, hoàn thiện nội dung và phương pháp GDTC cho các đối tượng học sinh như công trình của các tác giả Trần Đồng Lâm, Trịnh Trung Hiếu, Vũ Huyên, 1978 – 1985 với đề tài: “ Thực trạng và định hướng công tác GDTC trong nhà trường phổ thông dân tộc nội trú”.

Trong lĩnh vực GDTC ở bậc Đại học, cũng có một số công trình nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện chương trình GDTC như: chương trình GDTC trong các trường Đại học, Cao đẳng của VũĐức Thu cùng cộng sự ; tác giả Vũ Đức Thu – Nguyễn Kỳ Anh với đề tài : “Những biện pháp thực thi nhằm cải tiến nâng cao chất lượng GDTC trong các trường học”; tác giả Nguyễn Trọng Hải, với các đề tài: “Định hướng nghiên cứu cải tiến công tác GDTC trong hệ

thống các trường dạy nghề năm 2000” và “ Cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm xác

định nội dung GDTC cho học sinh các trường dạy nghề Việt Nam”, tác giả

Nguyễn Văn Lực,1998 với đề tài: “Nghiên cứu xây dựng chương trình môn bơi lội khoa sư phạm TDTT Đại học Thái Nguyên, tác giả Hoàng Văn Hưng, 1998 với đề tài: “Nghiên cứu xây dựng chương trình GDTC và chỉ tiêu phát triển các tố chất thể lực cho sinh viên nhóm sức khỏe yếu trong các trường Đại học

31

Nông nghiệp”, tác giả Phạm Thị Nghi 1999 với đề tài “Nghiên cứu xây dựng chương trình cho sinh viên đại học nhóm sức khỏe yếu”.

Chương trình GDTC được Bộ GD-ĐT ban hành theo quyết định số

203/01/1989. Đã mở ra cho các trường có thể tự lựa chọn xây dựng chương trình giảng dạy phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, sân bãi, phòng tập, khả

năng giảng dạy, huấn luyện của đội ngũ giáo viên TDTT.

Nội dung này đã có một số đề tài nghiên cứu như đề tài của tác giả

Nguyễn Quang Huy, 1998 với đề tài: “Xây dựng chương trình môn học thể

dục phần tự chọn cho nam sinh viên trường Đại học mỏ địa chất”, tác giả

Nguyễn Ngọc Việt, 2000 với đề tài: “ Nghiên cứu xây dựng chương trình môn học tự chọn – khoa GDTC trường Đại học sư phạm Vinh”, gần đây nhất là công trình của tác giả Trần Vũ Thị Hiếu Hạnh, 2007 với đề tài “ Nghiên cứu xây dựng chương trình giảng dạy môn võ Judo cho học sinh trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai”. Tác giả VũĐình Hợp 2008 với đề tài “ Nghiên cứu xây dựng chương trình giảng dạy môn bóng đá 5 người tại Đà Nẵng”. Tác giả

Huỳnh Thị Phương Duyên “Nghiên cứu xây dựng chương trình giảng dạy môn Karatedo vào giờ thể dục tự chọn tại trường trung học Dân lập Công nghệ Thông tin Sài Gòn” năm 2009.

Đề tài nghiên cứu: “Đánh giá sự phát triển thể chất của sinh viên thuộc các ngành nghề khác nhau” của GS.TS.Lê Văn Lẫm, PGS. TS. VũĐức Thu, NCS Nguyễn Trọng Hải – 1999 tập trung chủ yếu khảo sát hai khối sinh viên tiêu biểu: Sư phạm và kỹ thuật. Đề tài đã kết luận: sinh viên cuối những năm 90 có thể hình cao lớn hơn trước, cao 165cm ở nam và 155cm ở nữ, nặng 52kg ở nam và 45kg ở nữ. Sự phát triển các tố chất thể lực mang tính nghề

nghiệp: Sinh viên khối sư phạm chú ý phát triển năng lực vận động đôi chân, sinh viên khối kỹ thuật thiên về phát triển năng lực vận động đôi tay. Sinh

32

viên khối sư phạm về cơ bản có chú ý tới việc rèn luyện thân thể hơn sinh viên khối kỹ thuật.

Các công trình nghiên cứu trong lĩnh vực GDTC tuy nhiều nhưng chỉ là những cơ sở đầu tiên định hướng cho phát triển công tác GDTC trong các trường Đại học và Cao đẳng. Khi nghiên cứu tham khảo các nguồn tư liệu khác nhau, chúng tôi bước đầu xác định được cách thức cần thiết phải tiến hành khi thực hiện công việc nghiên cứu của đề tài, và dựa trên các nguồn tư

liệu đó chúng tôi đã lựa chọn và xác định xây dựng được chương trình giảng dạy môn bóng chuyền vào giờ tự chọn cho SV trường ĐHĐT góp phần hoàn thiện và nâng cao chất lượng giảng dạy môn GDTC tại trường.

33

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp nghiên cứu:

Để giải quyết các nhiệm vụđề ra, luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu phổ biến và thường được dùng trong các công trình nghiên cứu trong lĩnh vực thể dục thể thao như:

2.1.1. Phương pháp tng hp và phân tích tài liu:

Phương pháp này được sử dụng nhằm hình thành cơ sở lý luận về

phương pháp, phương tiện đồng thời việc sử dụng phương pháp nghiên cứu này cũng cho phép thu thập thêm các số liệu để kiểm chứng và so sánh với những số liệu đã thu thập được trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài.

Khi sử dụng phương pháp nghiên cứu này, đề tài đã tiến hành tham khảo nhiều nguồn tư liệu khác nhau, chủ yếu là các nguồn tư liệu thuộc thư

viện trường Đại học TDTT thành phố Hồ Chí Minh, trường ĐHĐT, và các tư

liệu cá nhân chúng tôi thu thập được trong quá trình nghiên cứu, bao gồm: tài liệu tham khảo hoặc là công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước, hoặc là công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài đã được dịch sang tiếng Việt, hoặc là các tập chí khoa học chuyên ngành, các kỷ yếu của các Hội nghị

khoa học TDTT thuộc các trường Đại học TDTT..., cũng như các tài liệu chuyên môn mang tính lý luận phục vụ cho mục đích nghiên cứu của đề tài. Danh mục các tài liệu nêu trên được trình bày trong phần “ Danh mục tài liệu tham khảo”.

2.1.2. Phương pháp phng vn:

Chúng tôi sử dụng phương pháp này nhằm mục đích thu nhận các thông tin liên quan đến các vấn đề nghiên cứu. Đối tượng được hỏi: các chuyên gia, HLV, giáo viên có kinh nghiệm trong giảng dạy nhằm lựa chọn

34

và xây dựng nội dung chương trình giảng dạy môn bóng chuyền vào giờ tự

chọn cho sinh viên trường Đại học Đồng Tháp.

2.1.3. Phương pháp kim tra sư phm:

Chúng tôi sử dụng phương pháp này nhằm kiểm tra các chỉ tiêu đánh giá thể lực và thành tích học tập cho khách thể nghiên cứu bao gồm các chỉ

tiêu sau:

- Về thể lực: Chúng tôi sử dụng các test trong tài liệu: “Thực trạng thể

chất người Việt Nam từ 6 – 60 tuổi” năm 2001 của Viện khoa học TDTT Việt Nam, gồm các test sau:

- Chạy 30m xuất phát cao (giây), - Bật xa tại chỗ (cm),

- Chạy con thoi 4 x 10m (giây), - Chạy tùy sức 5 phút (m),

- Nằm ngửa gập bụng trong 30 giây (lần), - Lực bóp tay thuận (kg),

- Đứng dẻo gập thân (cm).

+ Chy 30m xut phát cao (giây) (Hình 2.1)

Test này dùng đểđánh giá sức nhanh.

Đường chạy thẳng có chiều dài ít nhất 50m, bằng phẳng, chiều rộng ít nhất 2m, cho 2 người cùng chạy mỗi đợt. Kẻ vạch xuất phát, vạch đích, ở 2

đầu đường chạy đặt mục tiêu. Sau đích có khoảng trống ít nhất 10m để giảm tốc độ sau khi vềđích.

Người chạy, chạy bằng chân không hoặc bằng giày, không chạy bằng dép, guốc, khi có hiệu lệnh “Vào chỗ”, người chạy tiến vào vạch xuất phát,

đứng chân trước chân sau, cách nhau 30 – 40cm, trọng tâm hơi đổ về trước, hai tay thả lỏng tự nhiên, bàn chân trước đặt ngay sau vạch xuất phát, tư thế

35

trước, tay hơi co ở khuỷu, đưa ra ngược chiều chân, thân người đổ dồn về

trước, đầu hơi cúi, toàn thân giữ yên, tập trung chú ý đợi lệnh xuất phát. Khi có lệnh “chạy”, ngay lập tức lao nhanh về phía trước, thẳng tiến tới đích và băng qua đích.

Đối với người bấm giờ, đứng ngang vạch đích, tay cầm đồng hồ, đặt ngón tay trỏ vào nút bấm, nhìn về vạch xuất phát, khi thấy cờ bắt đầu hạ, lập tức bấm đồng hồ. Khi ngực hoặc vai của người chạy chạm mặt phẳng đích thì bấm dừng.

Thành tích chạy được xác định là giây (s) và số lẻ từng 1/100 giây.

Hình 2.1. Test chạy 30m xuất phát cao (giây)

+ Bt xa ti ch (cm) (Hình 2.2)

Kiểm tra bật xa tại chỗđểđánh giá sực mạnh bột phát của chân.

Đối tượng điều tra thực hiện bật xa tại chỗ trên thảm cao su. Trên thảm có đặt thước để tính độ dài bật xa. Thước đo là 1 dây thước dài 1,6m, rộng 1,5cm. Kẻ vạch xuất phát, mốc 0 của thước chạm vạch xuất phát.

Cách thứ kiểm tra và công nhận thành tích: Đối tượng kiểm tra đứng hai chân rộng bằng vai, đầu ngón chân đặt sát mép vạch xuất phát, hai tay giơ lên cao, hạ thấp trọng tâm, gấp khớp khuỷu, gập thân hơi lao về trước, đầu hơi cuối. Phối hợp duỗi thân, đạp chân bật mạnh về trước đồng thời hai tay cũng vung mạnh ra trước. Khi bật và tiếp đất, hai chân tiến hành đồng thời cùng lúc.

36

Kết quả đo được tính bằng độ dài tính từ vạch xuất phát đến vệt gần nhất của thân người, đơn vị tính là cm. Đối tượng kiểm tra thực hiện nhảy 2 lần, lấy lần xa nhất.

Hình 2.2. Test bật xa tại chỗ (cm)

+ Chy con thoi 4 x 10m (giây) (Hình 2.3)

Dùng test này dùng để kiểm tra năng lực khéo léo khả năng phối hợp vận động và sức nhanh.

Đường chạy có kích thước 10 x 1,2m, hai đầu đường chạy có các vạch xuất phát và vạch đích. Để an toàn, hai đầu đường chạy có khoảng trống khoảng 2m. Dụng cụ gồm: đồng hồ bấm giây, thước đo dài, các vạch xuất phát, đích.

Cách thức kiểm tra và công nhận thành tích: Đối tượng kiểm tra thực hiện theo khẩu lệnh của người hướng dẫn “vào chỗ - sẵn sàng - chạy”. Khi chạy đến vạch 10m, chỉ cần 1 chân chạm vạch lập tức quay toàn thân vòng lại về vạch xuất phát. Thực hiện lặp lại cho đến khi hết quãng đường, tổng số 2 vòng với 3 lần quay. Đơn vị tính là s.

Đối với người bấm giờ, đứng ngang vạch đích, tay cầm đồng hồ, đặt ngón tay trỏ vào nút bấm, nhìn về vạch xuất phát, khi thấy cờ bắt đầu hạ, lập tức bấm

37

Thành tích chạy được xác định là giây (s) và số lẻ từng 1/100 giây.

Hình 2.3. Test chạy con thoi 4 x 10m (giây)

+ Chy 5 phút tùy sc (Hình 2.4)

Test này dùng đểđánh giá sức bền chung (sức bền ưa khí).

Đường chạy tối thiểu dài 50m, rộng ít nhất 2m, hai đầu kẻđường giới hạn, phía ngoài 2 giới hạn có khoảng trống ít nhất 1m để quay vòng. Giữa 2

đầu đường chạy (tim đường) đặt vật chuẩn để quay vòng. Trên đoạn 50m

đánh dấu từng đoạn 10m để xác định phần lẻ quãng đường chạy được sau khi kết thúc thời gian chạy.

Khi có hiệu lệnh “chạy”, nghiệm thể chạy trong ô chạy, hết đoạn đường 50m, vòng bên trái qua vật chuẩn, chạy lặp lại trong vòng 5 phút. Người chạy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng chương trình giảng dạy môn bóng chuyền vào giờ tự chọn cho sinh viên trường đại học đồng tháp (Trang 39)