Về phong cách sáng tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhan đề thơ chế lan viên (Trang 33 - 38)

Là một tên tuổi trong thơ Việt Nam hiện đại, hành trình thơ ca của Chế Lan Viên đã đi qua nhiều chặng đường với nhiều khuynh hướng, hầu như không dừng lại mà luôn tự vươn mình, mặc dù nói cho cồng bằng, trong thơ ông nhiều khi yếu tố lí trí và sự tìm kiếm ngôn từ có lấn át cảm xúc thực.

Trước Cách mạng, thế giới trong thơ Chế Lan Viên là một thế giới kinh dị, thần bí và mang âm hưởng u buồn. Trong giai đoạn này, thơ Chế Lan Viên là một thế giới đúng nghĩa "trường thơ loạn": "kinh dị, thần bí, bế tắc của thời Điêu tàn với xương, máu, sọ người, với những cảnh đổ nát, với tháp Chàm". Dấu ấn nghệ thuật này thể hiện rõ nét nhất trong tập Điêu tàn. Chẳng hạn, trong bài Xương khô, ta thấy như Chế Lan Viên đã lạc vào cõi âm thần bí:

Chiều hôm nay, bỗng nhiên ta lạc bước Vào nơi đây, thế giới vạn cô hồn

30

Hơi người chết toả đầy trong gió lướt Tiếng máu kêu rung chuyển cỏ xanh non.

Trên một nấm mộ tàn ta nhặt được

Khớp xương ma trắng tựa não cân người Tủy đã cạn, nhưng vẫn đầm hơi ướt Máu tuy khô, còn đượm khí tanh hôi

Và trong thế giới ấy, chỗ này có một yêu tinh nghe tiếng trống cầm canh chợt nhớ nơi trần thế:

Rồi lấy ra một khớp xương rợn trắng Nút bao dòng huyết đẵm khí tanh hôi

Tìm những “miếng trần gian” trong tủy cạn Rồi say sưa, vang cất tiếng reo cười.

(Xương khô)

Chính vì thế mà Hoài Thanh từng nhận xét về Điêu tàn: “Quyển Điêu tàn đã đột ngột xuất hiện giữa làng thơ Việt Nam như một niềm kinh dị” [54, 221]. Những tháp Chàm "điêu tàn" là một nguồn cảm hứng lớn đáng chú ý của Chế Lan Viên. Qua những phế tích đổ nát và không kém phần kinh dị trong thơ Chế Lan Viên, ta thấy ẩn hiện hình bóng của một vương quốc hùng mạnh thời vàng son, cùng với nỗi niềm hoài cổ của nhà thơ.

Trong Điêu tàn, Chế Lan Viên không chỉ khóc than nức nở, rền rỉ, tiếc thương cho dân tộc Chiêm Thành đã rơi vào bước đường suy vong, mà còn để nói lên tâm trạng đau đớn của dân tộc Việt Nam đang trong vòng nô lệ của thực dân Pháp:

Ai biết hồn tôi say mộng ảo Ý thu góp lại cảm tình xuân?

31

Mang lì chếc áo độ thu tàn

Có đứa trẻ thơ không biết khóc Vô tình bỗng nổi tiếng cười ran! Chao ôi! Mong nhớ! Ôi mong nhớ! Một cánh chim thu lạc cuối ngàn

(Xuân)

Ngoài quyển Điêu tàn, Chế Lan Viên còn có tập thơ Sau Điêu tàn (1937- 1942). Những bài thơ trong tập thơ Sau Điêu tàn mang nội dung kín đáo, nhẹ nhàng, sâu lắng hơn. Tuy nhiên dù là bài thơ nào đi nữa thì âm hưởng chung của các bài thơ trong giai đoạn này vẫn là nỗi buồn.

Nhìn chung, trước Cách mạng, thơ ông in rõ những dấu ấn của thực tại cuộc sống và chất chứa bao niềm suy tưởng về quá khứ đau thương của một dân tộc. Trước những chứng tích của một nền văn minh bị mai một theo thời gian còn lại như: ngọn tháp, đền đài, tượng Chàm đã gợi lên cho tâm hồn thơ Chế Lan Viên biết bao sự liên tưởng mạnh mẽ và để rồi, nhà thơ lặng lẽ “vừa sống cuộc sống của dân tộc Việt Nam mình, lại cảm xúc, suy tư trong thân phận của ma Hời của dân Chàm” (Chế Lan Viên).

Sau Cách mạng tháng Tám, thơ Chế Lan Viên ngày càng bắt rễ sâu vào đời sống rộng lớn của nhân dân và đất nước. Thơ ông đã "đến với cuộc sống nhân dân và đất nước, thấm nhuần ánh sáng của cách mạng", và có những thay đổi rõ rệt. Trong những năm cao trào chống Mĩ cứu nước, thơ Chế Lan Viên nóng hổi tính thời sự, giàu chất sử thi, chất anh hùng ca và chất chính luận, có vẻ đẹp trí tuệ độc đáo. Giai đoạn này, Chế Lan Viên có các tập thơ tiêu biểu: Ánh sáng và phù sa (1960), Hoa ngày thường, chim báo bão (1967),

Những bài thơ đánh giặc (1972),… Trong số đó, tập thơ Ánh sáng và phù sa

32

Lan Viên trên con đường thơ cách mạng. Ánh sáng chính là ánh sáng của chân lí, và phù sa là nguồn dinh dưỡng nuôi sự sống, hồi sinh lại bao cuộc đời, làm sống dậy bao ước mơ và khát vọng. Những sự kiện kinh tế - chính trị, xã hội giai đoạn sau Cách mạng đã trở thành chủ đề và là nguồn cảm hứng nghệ thuật chính trong thơ ông. Cuộc sống mới trên một đất nước Việt Nam độc lập đã mang đến cho ông khát vọng lớn và lẽ sống lớn:

Tây Bắc ư ? Có riêng gì Tây Bắc Khi lòng ta đã hóa những con tàu Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát Tâm hồn ta là Tây Bắc, chứ còn đâu.

(Tiếng hát con tàu)

Đề tài, chủ đề thay đổi, giọng điệu của Chế Lan Viên cũng thay đổi. Đó là giọng vui say, hân hoan của một con người đang sống trên quê hương đổi mới:

Xưa phù du mà nay đã phù sa Xưa bay đi mà nay không trôi mất Cho đến được... lúa vàng đất mật Phải trên lòng bao trận gió mưa qua

Anh còn gì để tặng cho em? Còn, anh còn tất cả!

Như đất nước sau mười năm tàn phá Như dòng sông sau mùa mất phù sa Như ái tình khi ngày đã tan hoa Như ổ mật khi hè vừa trút hết Lại vẫn còn: một trời xanh rất biếc

33

Từ sau năm 1975, thơ Chế Lan Viên lại trở về đời sống thế sự và những trăn trở, chiêm nghiệm về cái "tôi" trong mối quan hệ phong phú, phức tạp của đời sống. Có lẽ, vừa đi ra khỏi chiến tranh, Chế Lan Viên mới có dịp để nhìn lại những năm tháng đã qua, nhìn ở thực tại và nhìn đến tương lai mà chiêm nghiệm về lẽ sống, chiêm nghiệm về chính mình. Người đọc không khó để bắt gặp những vần thơ với giọng suy tư của ông:

Anh lắm lúc như nhân loại trước ngày tìm ra lửa Cầm trên tay hòn đá rồi lại bỗng quăng đi

Vẫn biết có hồn trầm chờ ta trong ruột dó

Nhưng đợi dó thành hương không đủ sức kiên trì.

(Tự trách mình)

Và có những lúc, niềm suy tư ấy cũng day dứt cũng dạt dào khi ông hoài niệm về “kỉ niệm”:

Ở đất nước chia li thường trực Chia li là số phận mọi người Kỉ niệm có gì? Một cái hôn thôi

Cũng là vũ khí mười năm ta đánh giặc…

Những cái hôn chả bom nào gỡ nổi Chẳng pháo nào tháo xổ các vòng tay

Những cái hôn khoảnh khắc phù du thoáng vội Chợt bên đường, tan với cánh chim bay…

(Kỉ niệm có gì?)

Tóm lại, qua mỗi chặng đường, thơ Chế Lan Viên mang mỗi màu sắc và hơi thở rất đặc trưng, riêng biệt. Song, nhìn một cách khái quát, thơ Chế Lan Viên có phong cách độc đáo dễ nhận thấy: có vẻ đẹp trí tuệ, luôn có ý thức

34

khai thác triệt để những tương quan đối lập, giàu chất suy tưởng triết lí với thế giới hình ảnh đa dạng, phong phú, đầy sáng tạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhan đề thơ chế lan viên (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)