Nhan đề mang tính suy tưởng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhan đề thơ chế lan viên (Trang 112 - 116)

Từ điển tiếng Việt định nghĩa suy tường là: “suy nghĩ sâu lắng về những vấn đề chung, vấn đề có ý nghĩa lớn” [42, 1108]. Những nhà thơ có phong cách triết lí bao giờ cũng là nhà thơ có cái tôi đa cảm, hay trăn trở suy tư, suy tưởng. Chế Lan Viên là nhà thơ triết lí nên thơ ông luôn giàu chất suy tưởng. Viết về điều gì, ông cũng thường soi rọi nó ở nhiều khía cạnh, phải đào, phải xới, phải cắt, phải lọc mới cho ra thơ được. Chính chất liệu cuộc sống vốn đa

109

dạng, phức tạp và có nhiều biến chuyển đã buộc hồn thơ Chế Lan Viên bộc lộ nhiều suy tưởng. Tác giả Hà Minh Đức nhận định: “Tư duy Chế Lan Viên năng động, tài hoa, nhất là với Ánh sáng và phù sa, Hoa ngày thường, chim báo bão. Sức nghĩ giàu suy tưởng của ông chính bởi ông chịu học”. Trong bài Cha tôi (10/1992) Phan Thị Vàng Anh (con gái nhà thơ) viết: “Một ngày của cha tôi bắt đầu vào lúc bốn giờ. Cha học cho đến lúc mẹ dậy. Học thơ, thơ từ cổ chí kim, học kịch, học văn, học cả những gì dường như văn chương không bao giờ thèm đụng tới. Cho đến lúc gần 70, cha tôi vẫn là học trò ngoan, bất chấp tuổi già mà len lỏi vào bất cứ góc nào của khu vườn văn hóa”.

Điểm qua tên các tập thơ, một cách khái quát, chúng ta cũng có thể thấy Chế Lan Viên là nhà thơ suy nghĩ sâu lắng nhiều về những thăng trầm của lịch sử dân tộc. Điêu tàn bộc lộ niềm suy tưởng về một đất nước đã diệt vong, vong linh đau khổ của nòi giống Chàm dường như đã nhập vào Chế Lan Viên mà than, mà thở mà trầm tư và nuối tiếc. Thời kì sau cách mạng tháng Tám, thơ Chế Lan Viên ngày càng bắt rễ sâu vào đời sống rộng lớn của nhân dân và cách mạng, làm “người thư kí trung thành của thời đại” (Banlzac), từ đó ông suy tưởng nhiều về nhân dân, về cách mạng, về Tổ quốc. Như vậy, các tập thơ mang tên như Điêu tàn, Ánh sáng và phù sa, Hoa ngày thường, chim báo bão, Những bài thơ đánh giặc,… đã nói lên rằng con đường thơ Chế Lan Viên trải qua nhiều chặng đường với những bước ngoặt đánh dấu sự suy tư, sự chuyển biến tư tưởng, tình cảm và những tìm tòi khám phá và đổi mới của ông.

Nhan đề mang tính suy tưởng của Chế Lan Viên là những nhan đề có những dấu hiệu sau:

Nhan đề có hình thức đối lập: Mây và hoa, Chim ấy, rau này, Chị và em, Tằm và nhện, Thời gian và nỗ lực, Nội dung và hình thức,…

110

Nhan đề có hình thức câu hỏi: Từ đâu?, Kỉ niệm có gì?, Ai? Tôi, Hỏi? Đáp, Bể thiếu gì?, Làm sao?, Bống của ai?, Cho gì?, Có kịp không?, Tuổi thơ? Kiếp trước? Hay là cơn mơ?, Cần gì?, Ai đọc nữa đâu?,…

Nhan đề có dấu chấm lửng: Từ xa rừng bản…, Mai đã…, Nỗi đau ngày cũ…, …Cái vui bây giờ, Tôi đi từ… tôi đến…, Rễ…hoa, Ấy… ấy…, Tưởng đã… hay đâu, Vần…., …Và chữ, Tự tìm mình…, …Và chiều thứ tư, Những mảnh… trời xưa, Tôi viết cho người…,

Nhan đề kiểu đối thoại với ai đó: Nhắn Tô Đông Pha, Gửi nhà thơ lớn Chi-Lê Pa-bơ-lô Nê-ru-đa, Hàn Mặc Tử, Chớ hái hoa trong bệnh viện, Nhớ lấy để trẻ thù,…

Nhan đề có từ ngữ mang sắc thái suy tư: Lại thấy thời gian, Vẫn cành mai ấy, Nghĩ về thơ, Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?, Mặc dù trong đêm

mặc dù trong tối, Thế đấy mà miền Nam, Từ đất đến bình, Lại tuyết,…

Nhan đề có giọng điệu suy tư, tha thiết: Nay đã phù sa, Mắt anh đã thấy cả rồi, Ngủ yên đồng chí nhé, Khi đã có hướng rồi, Trận tuyến này cao hơn cả màu da, Lặng im thì mới nghe,…

Căn cứ vào những dấu hiệu trên, chúng ta có thể liệt kê ra rất nhiều nhan đề mang tính chất suy tưởng. Tiến hành khảo sát trên một số tập thơ, chúng tôi thu được kết quả như sau: Tập thơ Gửi các anh có 4/13 bài (30,76%), tập thơ Ánh sáng và phù sa có 14/69 bài (20,29%), tập thơ Hoa ngày thường, chim báo bão có 17/49 bài (34,69%).

Sớm tiếp xúc với nền thơ hiện đại Pháp trong đó có những tên tuổi nổi tiếng với phong cách thơ triết lí, giàu suy tưởng như Alfed de Vigny (1797 – 1863), Paul Claudel (1868 – 1955), Saint John Perse (1887 – 1975), Chế Lan Viên chắc hẳn ít nhiều có chịu ảnh hưởng. Những dấu vết ảnh hưởng ấy có

111

thể được tìm thấy trong nhiều bài thơ mà trước hết là trong những nhan đề mang đậm tính suy tư. Đôi khi, chỉ là một hình ảnh đơn giản, nhưng cách tổ chức từ ngữ của Chế Lan Viên cũng khiến người ta phải nghĩ nhiều, suy tư cùng với tác giả. Ví dụ như nhan đề “Rễ… hoa”. Dấu chấm lửng giữa hai chữ “rễ” và “hoa” là ngụ ý về một khoảng cách xa, ngụ ý về một quá trình mà ở đó có thể xảy ra biết bao điều khó lường trước. Từ rễ đến hoa là cả một sự chắt chiu nhọc nhằn, từ rễ thành hoa là kết quả của sự bừng nở tỏa sáng. Dấu ba chấm giữa nhan đề như một khoảng lặng để nhà thơ chiêm nghiệm và để người đọc cùng suy tưởng với nhà thơ không chỉ về quy luật phát triển, sinh trưởng của cỏ cây mà trên hết là quy luật của sự biến thiên bí ẩn mà diệu kì của cuộc sống.

Một ví dụ khác, nhan đề “Từ đất đến bình” chẳng hạn. Chắc chắn một điều, Chế Lan Viên không làm thơ chỉ miêu tả chiếc bình, hay chỉ miêu tả về công đoạn sản xuất từ đất làm nên chiếc bình. “Từ đất đến bình” thực chất là cái cớ để nhà thơ chiêm nghiệm, suy tư và đúc kết những bài học nhân sinh. Nhan đề này gợi người ta nhiều liên tưởng thú vị. Đó có thể là hành trình lao động, sáng tạo và những giá trị tinh thần mà con người đã làm nên. Đó cũng có thể là hành trình “phục hồi” và “sống lại” của những kí ức, những kỉ niệm, hay những vùng đất… Và còn nhiều điều khác nữa, tùy theo thể nghiệm của từng người, nhan đề này có thể gợi ra những liên tưởng phong phú, mới lạ khác nhau. Ở đây có thể thấy, chỉ cần “tả cảnh”, “tả vật”, Chế Lan Viên cũng có thể khiến người ta nghĩ đến lẽ đời, nghĩ đến sự đời. Đây là một trong những nét nổi bật và thành công nghệ thuật của thơ Chế Lan Viên mà không phải nhà thơ nào cũng có được.

Trong số những nhà thơ giàu suy tưởng, Chế Lan Viên là nhà thơ có phong cách rất nổi bật, đã đi theo một hướng xác định, hướng suy nghĩ bằng

112

hình ảnh, qua cảm xúc. Ông đã khai thác triệt để chiều sâu triết lí và ý nghĩa nhân bản từ những chất liệu cuộc sống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhan đề thơ chế lan viên (Trang 112 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)