Trường tiểu học và đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học tại các trường tiểu học quận ninh kiều, thành phố cần thơ (Trang 28 - 33)

1.3.1.1. Trường tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân

a. Trường tiểu học

Là một cơ sở giáo dục của cấp tiểu học, là cấp học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân. Trường tiểu học có các lớp từ lớp 1 đến lớp 5 và có tư cách pháp nhân và con dấu riêng. Trong thực tế còn có trường phổ thông có nhiều cấp học: Trường phổ thông cơ sở là trường ghép giữa tiểu học và trung học cơ sở, có từ lớp 1 đến lớp 9;

Loại hình trường gồm có trường công lập và trường tư thục:

- Trường công lập là trường do Nhà nước thành lập, đầu tư xây dựng, bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên.

- Trường tư thục là trường do các cá nhân thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động [3].

b. Nhiệm vụ và quyền hạn của trường tiểu học

19

mục tiêu, chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Huy động trẻ em đi học đúng độ tuổi, vận động trẻ em khuyết tật, trẻ em đã bỏ học đến trường, thực hiện phổ cập giáo dục và chống mù chữ trong cộng đồng. Nhận bảo trợ và giúp các cơ quan có thẩm quyền quản lý các hoạt động giáo dục của các cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học theo sự phân công của cấp có thẩm quyền. Tổ chức kiểm tra và công nhận hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh trong nhà trường và trẻ em trong địa bàn trường được phân công phụ trách.

Xây dựng, phát triển nhà trường theo các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và nhiệm vụ phát triển giáo dục của địa phương.

Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục.

Quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.

Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, trang thiết bị và tài chính theo quy định của pháp luật.

Phối hợp với gia đình, các tổ chức và cá nhân trong cộng đồng thực hiện hoạt động giáo dục.

Tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia các hoạt động xã hội trong cộng đồng.

Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

1.3.1.2. Đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học

a. Nhận thức

Hoạt động nhận thức cảm tính của HS đầu tiểu học còn mang màu sắc của trẻ mẫu giáo, rất giàu cảm xúc. Cảm xúc đó không chỉ chi phối trong quan hệ đời sống hàng ngày mà còn biểu hiện trong quá trình học tập. Các em rất hiếu động, ham thích cái mới lạ nhưng lại chóng chán.

20

Ở lứa tuổi này, sinh lý não của trẻ vẫn tiếp tục hình thành. Việc dạy học sẽ kích thích mạnh mẽ sự phát triển các chức năng não. Nhờ đó, xuất hiện các điều kiện để chuyển dần từ tư duy hình tượng – đồ vật sang tư duy trừu tượng – lời.

Do đó, GV tiểu học cần sử dụng đa dạng các phương pháp dạy học, chú ý đến rèn kĩ năng dạy học theo nhóm, tạo không khí học tập vui vẻ, hào hứng, không bị gò bó, ép buộc và khuyến khích sự tập trung học tập của các em [32].

b. Tri giác

HS tiểu học tri giác mang tính chung chung, đại thể, ít đi sâu vào chi tiết, ít đi vào bản chất sự vật và mang tính không chủ định. Tri giác của trẻ tiểu học gắn liền với cảm xúc, những gì dễ tạo ra cảm xúc cho trẻ thì sẽ được trẻ tri giác. Các em thích quan sát những gì có màu sắc sặc sỡ bắt mắt. Cho nên trong dạy học, GV cần dùng nhiều đồ dùng trực quan với màu sắc đảm bảo tính sư phạm sẽ tạo ra hiệu quả tốt trong việc gây chú ý ở trẻ.

Tri giác phát triển mạnh dưới tác động của giáo dục. Trong quá trình học tập, tri giác vừa là điều kiện vừa là hệ quả của việc học. Tri giác là tiền đề cho các quá trình nhận thức cao hơn.

Qua từng lớp học khả năng tri giác của trẻ đã phát triển dần, do đó dạy học cần chú ý đặc điểm này để phát huy được khả năng nhận thức của các em [32].

c. Khả năng chú ý của học sinh tiểu học

Chú ý có 3 loại cơ bản: chú ý không chủ định, chú ý có chủ định và chú ý sau chủ định. Ở lứa tuổi tiểu học cần quan tâm tới loại chú ý không chủ định và chú ý có chủ định.

21

Chú ý không chủ định là loại chú ý đặc trưng cho trẻ mầm non, song vẫn tiếp tục phát triển HS tiểu học. HS tiểu học vẫn thường bị thu hút bởi những gì mới mẻ, màu sắc sặc sỡ, hình dạng lạ mắt… Chính vì vậy, trong dạy học tiểu học GV cần sử dụng đồ dùng trực quan để gây chú ý không chủ định. Tuy nhiên, việc sử dụng đồ dùng trực quan cũng cần đảm bảo nguyên tắc sư phạm, nếu không sự hưng phấn quá mức sẽ dẫn đến việc trẻ không chú ý đến việc phân tích và khái quát tài liệu học tập.

Chú ý có chủ định của trẻ chưa thực sự phát triển, ý chí của trẻ chưa cao nên ảnh hưởng đến sự phát triển chú ý và ngược lại. Hơn nữa sự xuất hiện động cơ hành vi ở trẻ giúp hình thành và phát triển chú ý tốt hơn. Động cơ hành vi của trẻ còn mang tính trước mắt. Động cơ có chủ định cũng cần được duy trì ở trẻ bằng cách dạy học hứng thú và phát huy tính tích cực của trẻ.

Chú ý của HS tiểu học còn thiếu bền vững, đặc biệt là HS đầu cấp. Sự tập trung chú ý của các em có thời gian nhất định cụ thể mỗi lần tập trung khoảng 8-10 phút. Trong một tiết học 30-35 phút, GV tiểu học cần tổ chức cho HS chú ý từng hoạt động riêng lẻ sẽ hiệu quả hơn, đồng thời phải thay đổi các hình thức hoạt động dạy học hoặc đan xen những trò chơi vận động giữa tiết học, tạo hứng thú cho HS trong học tập [32].

d. Trí nhớ của học sinh tiểu học

Trí nhớ của HS tiểu học chủ yếu vẫn là trí nhớ trực quan hình tượng. Những hiện tượng trực quan sinh động vẫn lưu lại trong trí nhớ các em hơn là hiện tượng ngôn ngữ.

HS tiểu học có khả năng nhớ thuộc lòng rất tốt, kể cả những điều chưa hiểu biết tận tường. Khả năng ghi nhớ tăng dần, song có khuynh hướng học thuộc lòng một cách máy móc, học vẹt nhưng chưa áp dụng vào thực tế cụ thể hiệu quả. Trong giai đoạn này, việc gia tăng kiến thức

22

trong bộ nhớ là điều quan trọng và để hiểu sâu sắc vốn kiến thức ấy, đứa trẻ sẽ học dần trong quãng đời sau này. [32].

e. Tưởng tượng của HS tiểu học

Tưởng tượng là hiện tượng tâm lý khá đặc biệt và có vai trò quan trọng đối với đời sống của con người. Tưởng tượng không phát triển đầy đủ sẽ làm HS gặp khó khăn trong hành động cũng như trong học tập. Tưởng tượng vừa là sản phẩm của quá trình dạy học và giáo dục, vừa là phương tiện để giúp HS lĩnh hội những kiến thức. Không có tưởng tượng HS không thể tái hiện bức tranh của lịch sử, không thể hiểu được điều kiện địa lý của các vùng miền khác nhau trên hành tinh chúng ta.

Đối với HS lớp 1,2,3 hình ảnh của tưởng tượng còn đơn giản, chưa bền vững. Nhưng đối với lớp 4,5 thì hình ảnh tưởng tượng của các em bền vững hơn và thực tế hơn. Đặc biệt, lúc này các em đã bắt đầu có khả năng tưởng tượng dựa trên tri giác đã có từ trước và dựa trên ngôn ngữ kết hợp với khả năng so sánh, phân tích và tổng hợp của mình, các em có thể tạo được những biểu tượng tưởng tượng mang tính sáng tạo tổng hợp những đặc điểm mà em cho rằng là ấn tượng nhất trong suy nghĩ của mình [32].

g. Tư duy và sự phát triển của học sinh tiểu học

Tư duy là quá trình nhận thức quan trọng nhất, là cốt lõi của hoạt động nhận thức, nó phản ánh các dấu hiệu, các mối quan hệ bản chất có tính quy luật của sự vật và hiện tượng khách quan. Tư duy của HS tiểu học mang tính hình thức, cụ thể của đối tượng, qua các thao tác cụ thể theo kiểu quy nạp. Đây là giai đoạn mới của phát triển tư duy, giai đoạn tư duy cụ thể. Bước đầu các em có khả năng thực hiện việc phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa và những hình thức đơn giản của suy luận, phán đoán.

23

Dạy tư duy là dạy cho các em con đường ngắn nhất, nhanh nhất, hiệu quả nhất đến mục tiêu đã định trong học tập. Trong quá trình dạy học, GV tiểu học cần chú ý đồ dùng dạy học có ý nghĩa vô cùng quan trọng giúp cho trẻ tư duy tốt [32].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học tại các trường tiểu học quận ninh kiều, thành phố cần thơ (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)