trường tiểu học quận Ninh Kiều
Đội ngũ giáo viên chính là lực lượng chủ yếu, quyết định chất lượng dạy học của đơn vị. Nhận thức được tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT vào dạy học nên CBQL, giáo viên không ngừng học tập, nâng cao trình độ tin học. Giáo viên học tập bằng nhiều hình thức như tham gia các lớp bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT cơ bản hoặc nâng cao vào các buổi tối hay thứ 7 trong tuần. Giáo viên xây dựng các kế hoạch tự học hỏi qua tài liệu, qua sách báo, qua youtobe hay qua bạn bè, đồng nghiệp. Trình độ tin học của CBQL và giáo viên ở 6 trường khảo sát thể hiện ở các bảng sau:
Bảng 2.6. Trình độ tin học của CBQL các trường TH quận Ninh Kiều năm học 2018 – 2019 T T Trường Tiểu học CBQL Trình độ tin học Trình độ A Trình độ B Chưa có chứng chỉ tin học
1 Lê Quý Đôn 3 2 1 0
2 Mạc Đĩnh Chi 3 3 0 0 3 Kim Đồng 3 1 1 1 4 An Lạc 2 0 2 0 5 Nguyễn Hiền 2 1 1 0 6 Hưng Lợi 2 2 2 0 0 Tổng số 15 9 5 1
51
Số liệu trên bảng 2.6 cho thấy CBQL của các trường có trình độ tin học có bản ở tỉ lệ cao 14/15 Chiếm tỉ lệ 93,33%. 01 CBQL lớn tuối chưa có chứng chỉ tin học tuy nhiên khả năng xử lí văn bản, đánh máy, tra cứu tài liệu rất tốt. Nhìn chung trình độ, năng lực tin học của đội ngũ CBQL đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ cũng như đáp ứng cho quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học.
Bảng 2.7. Trình độ tin học của GV các trường TH quận Ninh Kiều năm học 2018 – 2019 S T T Trường Tiểu học Tổng số giáo viên Trình độ tin học Trình độ A Trình độ B ĐH Chưa có chứng chỉ tin học
1 Lê Quý Đôn 69 58 9 2 0
2 Mạc Đĩnh Chi 52 37 13 1 1 3 Kim Đồng 61 37 14 1 9 4 An Lạc 24 15 8 1 0 5 Nguyễn Hiền 20 13 4 1 2 6 Hưng Lợi 2 23 17 6 0 0 Tổng số 249 177 54 6 12
Từ bảng 2.7 cho thấy giáo viên đã có chứng chỉ tin học cơ bản, nâng cao, có trình độ cao về tin học đạt tỉ lệ 95,2%. Giáo viên chưa có chứng chỉ tin học chiếm 4,8%. Trình độ tin học của giáo viên ở mỗi đơn vị khác nhau là khác nhau. Qua phỏng vấn CBQL tuy GV chưa có chứng chỉ tin học nhưng vẫn có khả năng soạn bài trên máy vi tính, sử dụng phần mềm smas để đánh giá học sinh.
Tuy giáo viên có trình độ tin học khá cao nhưng giáo viên thường xuyên sử dụng máy tính để soạn bài, ít sử dụng để soạn giáo án điện tử; chậm cập nhật các kiến thức mới về tin học. Có rất ít giáo viên có trình độ A tin học tham gia học các lớp nâng cao trình độ tin học lên trình độ B. Chưa có một thước đo cụ thể cho sự tiến bộ của giáo viên trong quá trình tự học tập tự bồi dưỡng. Hằng năm giáo viên có xây dựng kế hoạch nhưng
52
kết quả thực sự chưa cao. Giáo viên tuy có chứng chỉ tin học đầy đủ nhưng không ứng dụng CNTT vào giảng dạy, không học tập nâng cao trình độ thì khối kiến thức trong giấy chứng nhận đó ngày một mất đi.
Đối với các phần mềm quản lý như Smas, CSDL do đây là phần mềm đánh giá, xếp lọai, thống kê học sinh giáo viên thường xuyên sử dụng.
Bảng dưới đây là kết quả tự đánh giá của đội ngũ CBQL, GV các trường TH quận Ninh Kiều về năng lực ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học.
Bảng 2.8. Kết quả tự đánh giá của CBQL, GV về năng lực ứng dụng CNTT trong dạy học N=135 (15 CBQL và 120 GV)
S T T
Nội dung tiêu chí
Kết quả tự đánh giá
Rất tốt Tốt Trung
bình Yếu
SL % SL % SL % SL %
1 Kỹ năng soạn thảo văn bản, sử
dụng máy vi tính cơ bản. 24 17,7 56 41,5 45 33,3 10 7,5 2 Kỹ năng soạn giáo án điện tử. 22 16,3 58 42,9 43 31,9 12 8,9 3 Khai thác thông tin, tìm kiếm tài
liệu phục vụ dạy học. 25 18,5 49 36,3 48 35,6 13 9,6 4 Khả năng tự sử dụng các thiết bị
như máy tính, máy chiếu, ti vi để ứng dụng CNTT vào dạy học
15 11,1 32 23,7 59 43,7 29 21,5
5 Thực hiện các phần mềm Smas để đánh giá học sinh, thực hiện phần mềm cơ sở dữ liệu.
66 48,9 52 38,6 17 12,5 0 0
6 Khả năng hướng dẫn học sinh sử dụng internet để tìm thông tin, tư liệu.
25 18,5 43 31,9 54 40 13 9,6 7 Khả năng hướng dẫn học sinh
tham gia giao lưu qua mạng như Violympic, IOE, giao thông thông minh. Khả năng tự thiết kế, lên tiết dạy, thực hiện tiết dạy e- learning
53
Trong số các kỹ năng thì kỹ năng sử dụng phần mềm Smas để đánh giá học sinh, thực hiện in phiếu liên lạc, học bạ được giáo viên sử dụng thường xuyên nên 100 % giáo viên có thể khai thác phần mềm này.Tuy nhiên một số giáo viên lớn tuổi việc thao tác còn chậm. Số CBQL, giáo viên đánh gia năng lực thực hiện phần mềm Smas để đánh giá học sinh ở mức trung bình 12,5%.
Kỹ năng soạn thảo vi tính, sử dụng máy tính cơ bản của giáo viên đạt khá cao. Tuy nhiên một số giáo viên lớn tuổi thao tác trên máy còn chậm, chưa tự thực hiện soạn giảng giáo án điện tử chiếm 12%. Nguyên nhân chủ yếu là giáo viên bộ môn thể dục, âm nhạc, mỹ thuật, giáo viên lớp tuổi ít sử dụng giáo án điện tử.
Khai thác thông tin, tìm kiếm tài liệu phục vụ dạy học và Khả năng hướng dẫn học sinh sử dụng internet để tìm thông tin, tư liệu. Một số ít CBQL, giáo viên chiếm 9,6% nhận định năng lực tìm kiếm thông tin và hướng dẫn học sinh tìm kiếm thông tin ở mức yếu. Từ 48 – 54 % CBQL, giáo viên đánh giá ở mức trung bình. Chứng tỏ thầy cô chưa khai thác tốt các tư liệu giáo dục có từ mạng internet.
Khả năng tự sử dụng các thiết bị như máy tính, máy chiếu, ti vi để ứng dụng CNTT vào dạy học tại trường của giáo viên còn hạn chế. Có 21% giáo viên chưa biết lắp đặt, thao tác sử dụng thiết bị phục vụ giảng dạy giáo án điện tử. Nhưng hầu hết các trường không có phòng để gắn máy chiếu, máy tính cố định để thực hiện ứng dụng CNTT vào dạy học. Nếu tổ chức ứng dụng CNTT vào dạy học thì giáo viên phải tự láp ráp thiết bị để giảng dạy.
Khả năng tham gia giao lưu qua mạng như Violympic, IOE, giao thông thông minh. Khả năng tự thiết kế, lên tiết dạy, thực hiện tiết dạy e- learning được giáo viên đánh giá không cao. Việc hướng dẫn học sinh
54
tham gia các cuộc thi qua mạng thường do giáo viên chủ nhiệm, giáo viên tin học hướng dẫn học sinh tham gia. Nhiều giáo viên chưa nắm được cách tham gia các cuộc giao lưu mạng như Violympic, IOE, giao thông thông minh. Trong đó loại yếu chiếm 21,5%, trung bình 54,9%; chứng tỏ nhiều CBQL, giáo viên đánh giá năng lực hướng dẫn học sinh tham gia giao lưu qua mạng như Violympic, IOE, giao thông thông minh. Khả năng tự thiết kế, lên tiết dạy, thực hiện tiết dạy e-learning còn nhiều hạn chế.
Về thiết kế, thực hiện tiết dạy e- learning đòi hỏi kỹ thuật cao, đòi hỏi giáo viên phải có thiết bị, quá trình thực hiện khá phức tạp nên ít giáo viên thực hiện được. Tỉ lệ giáo viên chưa nắm được các kỹ thuật cơ bản của việc thiết kế một tiết e- learning chiếm đến 21,5%.
2.3.3. Thực trạng các phương tiện kỹ thuật phục vụ ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động dạy học tại các trường tiểu học quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ
Qua số liệu thống kê ( Đính kèm phụ lục 1) cho thấy hầu hết các trường đều có phòng tin học ngoại trừ 2 trường Tiểu học An Lạc và trường Tiểu học Hưng Lợi 2 (phòng máy sẽ trang bị vào tháng 12/ 2018), 100 % trường có kết nối mạng internet, toàn bộ máy tính dạy học và dùng cho quản lý đều được nối mạng, nhưng nhiều trường số máy không đủ cho công tác giảng dạy nên giờ thực hành có 2,3 em dùng chung 1 máy. Các trường không có phòng riêng để giáo viên dạy ứng dụng CNTT nên mỗi lần dạy phải tháo lắp máy chiếu từ phòng này đem sang phòng khác nên gặp rất nhiều khó khăn. Mỗi trường chỉ có từ 1 đến 2 máy projector gây khó khăn cho giáo viên khi đăng ký thực hiện tiết dạy có ứng dụng CNTT.
Có 3 trường có trang bị ti vi tại lớp tuy nhiên số lượng chưa nhiều. Còn 3 đơn máy tính được cấp từ những năm 2003 – 2004 tính đến nay số máy này đã lạc hậu không còn khả năng sử dụng, nâng cấp. Mỗi đơn vị
55
còn 1 đến 2 máy chiếu không đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng của giáo viên. Qua tiếp cận xin ý kiến của 15 CBQL và 120 giáo viên, nhiều người nhận xét rằng các phương tiện kỹ thuật phục vụ ứng dụng CNTT vào hoạt động dạy học tại các trường tiểu học quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ hiên nay chưa đầy đủ thể hiện ở bảng 2.9.
Bảng 2.9. Kết quả đánh giá các phương tiện kỹ thuật phục vụ ứng dụng CNTT vào hoạt động dạy học
Đối tượng khảo sát
Kết quả đánh giá Rất đầyđủ Đầy đủ Chưa
đầy đủ Không có
SL % SL % SL % SL %
CBQL N=15 0 0 2 13,33 13 86,67 0 0
Giáo viên N=120 0 0 8 6,67 112 93,33 0 0
Kết quả khảo sát CBQL cho thấy có 13,3% cho rằng thiết bị CNTT đáp ứng đầy đủ nhu cầu của GV. Trong khi đó số CBQL cho là chưa đầy đủ chiếm đến 86,67 %. Từ kết quả khảo sát và thực tế cho thấy thiết bị CNTT ở các trường lớn có điều kiện được cha mẹ HS, các công ty tài trợ nên một số đơn được trang bị khá đầy đủ thiết bị phục vụ giảng dạy có ứng dụng CNTT.
Kết quả khảo sát GV có 93,33% cho rằng thiết bị CNTT phục vụ ứng dụng CNTT là chưa đầy đủ. Từ kết quả trên có thể thấy được các thiết bị phục vụ giảng dạy có ứng dụng CNTT chưa đầy đủ. Cần có những giải pháp cụ thể để tăng cường thiết bị đảm bảo thực hiện tốt ứng dụng CNTT vào dạy học.
2.3.4. Thực trạng thực hiện các nội dung ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học tại các trường tiểu học quận Ninh Kiều
Theo nội dung mục 1.3.3 tại Chương 1, các nội dung ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học tại các trường tiểu học quận Ninh
56
Kiều. Tác giả tiến hành lần lượt lấy ý kiến của CBQL và GV tại các trường thuộc phạm vi nghiên cứu nhằm có được kết quả thực hiện các nội dung ứng dụng CNTT của các GV như sau:
Bảng 2.10. Kết quả thực hiện các nội dung ứng dụng CNTT vào hoạt động dạy học tại các trường tiểu học quận Ninh Kiều (N=15)
TT Các nội dung ứng dụng CNTT vào hoạt động dạy học Kết quả thực hiện Đ T B T H Thường xuyên Không TX Rất ít Không thực hiện SL % SL % SL % SL % 1 Ứng dụng công nghệ thông tin vào chuẩn bị bài giảng
0 0 12 80 3 20 0 0 2,80 2
2
Ứng dụng công nghệ
thông tin vào tổ chức dạy học trên lớp (thực hiện giáo án điện tử, trình chiếu phim, tư liệu..)
0 0 6 40 9 60 0 0 2,40 4
3
Ứng dụng công nghệ thông tin thực hiện các phần mềm đánh giá xếp loại Smas, cơ sở dữ liệu.
3 20 10 66,67 2 13,33 0 0 3,07 1
4
Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động học tập của học sinh.
0 0 4 26,67 11 73,33 0 0 2,27 5
5
Ứng dụng công nghệ thông tin vào khai thác dữ liệu thông tin
2 13,33 6 40 7 46,67 0 0 2,67 3
Điểm trung bình chung 2,64
Cán bộ quản lý đánh giá kết quả ứng dụng CNTT vào dạy học của giáo giáo viên ở mức khá trung bình chung đạt 2,64. Kết quả thực hiên ứng dụng CNTT ở các tiêu chí không đồng đều. Thực hiện các phần mềm Smas để đánh giá học sinh, thực hiện phần mềm cơ sở dữ liệu được đánh giá cao nhất ở mức trung bình 3,07 ở mức khá. Việc ứng dụng phần mềm Smas vào đánh giá học sinh được triển khai tại quận Ninh Kiều vào năm học 2016 – 2017. Các phần mềm trở thành một công cụ không thể thiếu
57
đối với giáo viên. Tuy nhiên theo đánh giá của cán bộ quản lý thì giáo viên chưa sử dụng thường xuyên, đôi lúc do không sử dụng nên quên cả mật khẩu, việc nhận xét vẫn còn sai sót,…
Giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin vào chuẩn bị bài giảng và ứng dụng công nghệ thông tin vào khai thác dữ liệu thông tin khá tốt. Tuy nhiên mức độ ứng dụng không được thường xuyên thậm chí rất ít. Ứng dụng công nghệ thông tin vào tổ chức dạy học trên lớp (thực hiện giáo án điện tử, trình chiếu phim, tư liệu..) ở mức trung bình 2,4. Do đó cần có biên pháp quản lý đẩy mạnh hoạt động ứng dụng CNTT vao hoạt động dạy học.
Bảng 2.11: Kết quả thực hiện các nội dung ứng dụng CNTT vào hoạt động dạy học tại các trường tiểu học quận Ninh Kiều (N= 120)
TT Các nội dung ứng dụng CNTT vào hoạt động dạy học Kết quả thực hiện Đ T B T H Thường xuyên Không TX Rất ít Không thực hiện SL ( %) SL ( %) SL ( %) SL ( %)
1 Ứng dụng công nghệ thông tin vào chuẩn bị bài giảng
56 46,67 58 48,33 6 5 0 0 3,42 1
2
Ứng dụng công nghệ thông tin vào tổ chức dạy học trên lớp (thực hiện giáo án điện tử, trình chiếu phim, tư liệu..)
25 20,83 59 49,17 26 21,6 10 8,3 2,83 4 3 Thực hiện các phần mềm Smas để đánh giá học sinh, thực hiện phần mềm cơ sở dữ liệu 49 40,83 52 43,33 19 15,83 0 0 3,25 2
4 Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động học tập của học sinh.
15 12,5 68 56,67 27 22,5 10 8,33 2,73 5
5 Ứng dụng công nghệ thông tin vào khai thác dữ liệu thông tin
36 30 52 43,33 25 20,83 7 5,84 2,98 3
58
Bảng 2.11 cho thấy các mức độ ứng dụng CNTT vào hoạt động dạy học đã được thực hiện ở các trường Tiểu học ở mức không thường xuyên và mức trung bình chung ở mức 3,04 ở mức khá theo đó giáo viên đánh giá mìn Chỉ có hình thức Ứng dụng công nghệ thông tin vào chuẩn bị bài giảng và Thực hiện các phần mềm Smas để đánh giá học sinh, thực hiện phần mềm cơ sở dữ liệu được giáo viên đánh giá khá cao.
Qua quan sát và trao đổi với CBQL và giáo viên và các trường tôi thấy rằng việc sử dụng CNTT trong dạy học hầu như mới chỉ được thực hiện ở các giờ thao giảng, dạy chuyên đề, giờ thi giáo viên giỏi và trong một số giờ dạy được kiểm tra, thanh tra có báo trước.