Mối tương quan giữa sự cấp thiết và tính khả thi của 6 biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học tại các trường tiểu học quận ninh kiều, thành phố cần thơ (Trang 116)

pháp đề tài đề xuất

Để hiểu rõ mối tương quan giữa hai đối tượng khảo nghiệm là sự cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học tại các trường TH quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ, tác giả sử dụng công thức tính hệ số tương quan thứ bậc (Spearman) như sau:

(-1 R +1)

Trong đó:

X, Y là thứ bậc của sự cấp thiết và tính khả thi.

N là số lượng biện pháp được xếp hạng, trong đề tài này N=6.

Giá trị R là một số nhỏ hơn 1. Khi giá trị của R càng gần 1 thì chứng tỏ mối tương quan càng chặt. Cụ thể:

 1 R ) 1 ( ) ( 6 2 2    N N Y X  

107 3.71 3.69 3.75 3.76 3.83 3.67 3.76 3.73 3.79 3.87 3.93 3.70

BIỆN PHÁP 1 BIỆN PHÁP 2 BIỆN PHÁP 3 BIỆN PHÁP 4 BIỆN PHÁP 5 BIỆN PHÁP 6

Tính cấp thiết Tính khả thi R< 0 : Tương quan nghịch R> 0 : Tương quan thuận 0.7 R < 1 : Tương quan chặt 0.5 R < 0.7 : Tương quan

0.3 R < 0.5 : Tương quan không chặt

Bảng 3.1. Tổng hợp kết quả khảo nghiệm giữa mức độ cấp thiết và tính khả thi của 6 biện pháp

Tên biện pháp Điểm Sự cấp thiết Thứ hạng ( X ) Điểm Tính khả thi Thứ hạng ( Y ) (X-Y) 2 BP 1 3,71 4 3,76 4 0 BP 2 3,69 6 3,73 5 1 BP 3 3,75 3 3,79 3 0 BP 4 3,76 2 3,87 2 0 BP 5 3,83 1 3,93 1 0 BP 6 3,67 5 3,70 6 1 Tổng số 2

Biểu đồ 3.1. Biểu đồ mối tương quan giữa sự cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý

  

108

Kết quả biểu đồ 3.1, hệ số tương quan thứ bậc (giữa sự cấp thiết và tính khả thi):

R = 0.96 => tương quan chặt

Kết luận: Sự cấp thiết và tính khả thi có tương quan chặt chẽ với nhau. Nghĩa là biện pháp nào cấp thiết thì cũng khả thi.

R = 1 - .

109

Tiểu kết chương 3

Chương 3 tác giả đã nêu ra các biện pháp quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học tại các Trường TH quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ cụ thể những nội dung sau đây:

- Xác lập bốn nguyên tắc: Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu giáo dục tiểu học, tính kế thừa và phát triển, tính thực tiễn và tính khả thi.

- Đề xuất sáu biện pháp quản lý: Bồi dưỡng nhận thức sự cần thiết quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên; Bồi dưỡng năng lực lập kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học cho đội ngũ cán bộ quản lý; Nâng cao năng lực thực hiện ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học cho đội ngũ giáo viên; Tăng cường kiểm tra ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học; Đảm bảo điều kiện cơ sở hạ tầng phục vụ ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học;

Xây dựng chế độ đãi ngộ, khen thưởng cá nhân có thành tích ứng dụng CNTT và quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học.

- Các biện pháp nêu trên đây có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, có tác dụng bổ trợ nhau, biện pháp này sẽ là cơ sở, tiền đề cho biện pháp kia.

- Kết quả khảo nghiệm đã khẳng định các biện pháp đề xuất là cần thiết và khả thi, các biện pháp có mối tương quan chặt chẽ với nhau, nghĩa là với từng biện pháp nếu là cần thiết thì cũng khả thi và ngược lại.

Tóm lại, Chương 3 tác giả hoàn thành nhiệm vụ là đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học tại các Trường TH quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ, góp phần nâng cao chất lượng dạy học, các hoạt động giáo dục phát triển phẩm chất và năng lực học sinh tiểu học tại quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.

110

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN

1.1. Về cơ sở lý luận

Hoạt động quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học của hiệu trưởng, góp phần nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục trong nhà trường. Hoạt động quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học còn là một yêu cầu tất yếu và thực hiện hiệu quả mục tiêu giáo dục đề ra, để đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện nền giáo dục nước ta hiện nay.

Luận văn đã làm rõ các khái niệm về quản lý, quản lý giáo dục và quản lý nhà trường, quản lý hoạt động dạy học, công nghệ thông tin. Đề tài cũng nghiên cứu lịch sử đề tài cũng như những đặc trưng về ứng dụng CNTT trong dạy học bậc tiểu học. Từ đó tìm hiểu các nội dung quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học tại các trường tiểu học.

Luận văn đã tập trung làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về quản lý hoạt động ứng dụng CNTT của HT bao gồm các nội dung quản lý như: Các nội dung ứng dụng CNTT trong trường tiểu học, các nội dung quản lý lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, tổ chức kiểm tra. Lập các kế hoạch vệ tinh như đào tạo, bồi dưỡng; Cuối cùng chỉ ra các yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến việc quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học.

Thông qua việc nghiên cứu đề tài, luận văn tiếp tục khẳng định và cụ thể hoá các khái niệm làm công cụ cho việc nghiên cứu đó là quản lý, nội dung quản lý, quản lý nhà trường,...khẳng định ý nghĩa và tầm quan trọng của việc đổi mới quản lý giáo dục, đặc biệt là đổi mới công tác quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học.

Trên cơ sở tường minh hóa những vấn đề về quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học tại các trường tiểu học, tác giả xây dựng được

111

khung lý luận cho việc tiến hành nghiên cứu khảo sát thực trạng và định hướng cho việc nghiên cứu đề xuất biện pháp quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học tại các trường tiểu học Quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.

1.2. Về cơ sở thực tiễn

Luận văn đã khái quát về điều kiện tự nhiên, đặc điểm về kinh tế, văn hóa – xã hội, giáo dục của quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Dựa vào kết quả khảo sát, phân tích, tổng hợp, đánh giá khá toàn diện thực trạng hoạt động quản lý hoạt động ứng dụng CNTT vào dạy học. Đề tài đã đánh giá thực trạng CSVC, thực trạng về đội ngũ, quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học.

Thực trạng công tác ứng dụng CNTT vào dạy học tại các trường TH Quận Ninh Kiều, thành phố Cần thơ được lãnh đạo các cấp quan tâm; CBQL và giáo viên có nhận thức đúng đắn về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT vào dạy học, quản lý. Tuy nhiên, trong quản lý vẫn còn nhiều khó khăn, một số biện pháp quản lý chưa phát huy hết hiệu quả như

- Quản lý ứng dụng CNTT còn mang tính hành chính, công tác bồi dưỡng chưa có kế hoạch kịp thời;

- Việc thực hiện các chức năng quản lý đội ngũ CBQL còn một số hạn chế, nhất là trong công tác kiểm tra, đánh giá.

- Việc quản lý đảm bảo điều kiện ứng dụng CNTT trong dạy học chưa được quan tâm đúng mức, ...

Do đó, việc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt ứng dụng CNTT vào dạy học nhằm giải quyết những khó khăn đó đồng thời hệ thống lại các biện pháp, nâng cao hiệu quả các biện pháp hiện có có ý nghĩa thiết thực về lí luận và thực tiễn.

112

1.3. Về biện pháp đề xuất

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng các trường tiểu học quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Tác giả đề xuất 6 biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động ứng dụng CNTT như sau:

Biệp pháp 1: Bồi dưỡng nhận thức sự cần thiết quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên tại các trường TH quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ

Biệp pháp 2: Bồi dưỡng năng lực lập kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học cho đội ngũ cán bộ quản lý các trường TH quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ

Biện pháp 3: Nâng cao năng lực thực hiện ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học cho đội ngũ giáo viên tại các trường TH quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ

Biện pháp 4: Tăng cường kiểm tra ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học tại các trường TH quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ

Biện pháp 5: Đảm bảo điều kiện cơ sở hạ tầng phục vụ ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học tại các trường TH quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ

Biện pháp 6: Xây dựng chế độ đãi ngộ, khen thưởng cá nhân có thành tích ứng dụng CNTT và quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học tại các trường TH quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.

Khảo nghiệm về mối tương quan giữa mức độ cấp thiết với tính khả thi của các biện pháp.

Kết quả khảo nghiệm cho thấy các biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học ở các trường tiểu học trong quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ là cấp thiết và có tính khả thi. Nếu thực hiện

113

một cách chặt chẽ và đồng bộ sẽ nâng cao hiệu quả quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học, thúc đẩy nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường tiểu học, thành phố Cần Thơ nói riêng và các trường tiểu học trên cả nước nói chung.

Tóm lại, đề tài nghiên cứu khoa học của tác giả đã:

-Hiện thực hóa mục đích nghiên cứu là đề xuất được một số biện pháp quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học tại các trường tiểu học quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ (Mục 2 phần Mở đầu của đề tài);

-Tường minh hóa đối tượng nghiên cứu (Mục 3 phần Mở đầu của đề tài);

-Chính xác hóa giả thuyết khoa học (Mục 4 phần Mở đầu của đề tài);

-Đảm bảo đúng nhiệm vụ nghiên cứu đề ra (Mục 5 phần Mở đầu của đề tài);

-Và đã đáp ứng đúng yêu cầu cấu trúc của luận văn (Mục 9 phần Mở đầu của đề tài).

2. KHUYẾN NGHỊ

Quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học tại các trường tiểu học quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ nói riêng là việc làm cấp thiết, thường xuyên, nó không chỉ là nhiệm vụ riêng của các trường tiểu học mà còn là nhiệm vụ chung của các ngành giáo dục. Vì vậy chúng tôi xin nêu một số khuyến nghị sau:

2.1. Khuyến nghị đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo

- Mở lớp tập huấn nâng cao năng lực lập kế hoạch, nâng cao nghiệp vụ quản lý cho CBQL.

- Tham mưu Ủy ban Nhân dân Quận mua sắm tập trung bổ sung thiết bị CNTT đảm bảo ứng dụng CNTT trong dạy học.

114

CNTT cho đội ngũ giáo viên.

- Tổ chức chuyên đề, thao giảng, phổ biến các sáng kiến kinh về ứng dụng CNTT trong dạy học.

2.2. Khuyến nghị đối với Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng.

-Thương xuyên tham mưu, đề xuất mua sắm tập trung, tranh thủ mọi nguồn lực để đầu tư trang thiết bị CNTT

- Tăng cường công tác kiểm tra thực hiện chương trình, thực hiện ứng dụng CNTT vào dạy học. Kịp thời khen thưởng, động viên các cá nhân, tổ thực hiện tốt việc ứng dụng CNTT trong dạy hoc.

- Xây dựng kho tư liêu theo từng môn học, tập huấn cho giáo viên sử dụng trường học kết nối để sinh hoạt chuyên môn và sử dụng tài liệu trên trang trường học kết nối.

2.3. Khuyến nghị đối với nhân viến thiết bị, thư viện thiết bị, nhân viên phụ trách CNTT các trường tiểu học

- Tạo trang google drive để giáo viên đăng ký mượn thiết bị CNTT, qua đó CBQL sắp xếp lịch phù hợp để phát huy tối đa công suất sử dụng thiết bị có sẵn. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để giáo viên mượn thiết bị CNTT phục vụ dạy học.

- Tìm hiểu, nắm quy trình sử dụng các thiết bị CNTT; thực hiện duy tu, bảo dưỡng; đề xuất mua mới, thay thết các thiết bị. Bảo quản tốt các thiết bị CNTT hiện có.

- Thực hiện đưa các chính sách, chủ trương, văn bản của ngành về ứng dụng CNTT lên website của đơn vị. Sưu tầm những bài báo hay, những kinh nghiệm trong tổ chức ứng dụng CNTT trong dạy học để chia sẻ cho quý thầy cô.

2.4 Kiến nghị đối với giáo viên các trường tiểu học

115

đổi mới giáo dục và ứng dụng CNTT trong dạy học.

- Xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng, tự học tập nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học.

- Tăng cường học tập qua mạng để tự cập nhật các kiến thức mới về công nghệ thông tin.

- Hướng dẫn học sinh tìm kiếm, sao chép hình ảnh, tư liệu từ mạng, sử dụng mạng internet vào việc có ích, không lạm dụng thiết bị di động, máy tính.

116

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Chấp hành Trung ương 8 khóa 11 (2013), Nghị quyết số 29- NQ/TW ngày 4/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

2. Đặng Quốc Bảo, Bùi Việt Phú, Phạm Minh Giản, Phạm Minh Xuân, (2017), Đổi mới, cải cách giáo dục ở Việt Nam và nhân tố quản lý trong tiến trình đổi mới giáo dục (Sách chuyên khảo), Nxb thông tin và truyền thông.

3. Bộ GD&ĐT (2010), Thông tư 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 Điều lệ trường tiểu học.

4. Bộ GD&ĐT (2017), Kế hoạch số 345/KH-BGDĐT ngày 23/5/2017 thực hiện Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng GD&ĐT giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025”.

5. Bộ GD&ĐT (2018), Chỉ thị số 2919/CTBGĐT ngày 10 tháng 8 năm 2018 Về việc thực hiện nhiệm vụ chủ yếu năm học 2018 - 2019.

6. Bộ GD&ĐT (2018), Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 08 năm 2018 Ban hành chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông.

7. Bộ GD&ĐT (2018), Công văn 4095/BGDĐT-CNTT ngày 10 tháng 09 năm 2018 Về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ công nghệ thông tin năm học 2018 – 2019.

8. Bộ GD&ĐT (2018), Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 Về việc ban hành chương trình giáo dục phổ thông.

117

9. Bộ GD&ĐT (2019), Chỉ thị số 138/CT- BGDĐT ngày 18/01/2019 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc chấn chỉnh tình trạng lạm dụng hồ sơ sổ sách trong nhà trường.

10. Chính phủ (2017), Quyết định số 117/QĐ-TTg ngày 25/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án "Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng GD&ĐT giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025"

11. Chính phủ (2018), Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 18/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

12. Vũ Thanh Dung, Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường phổ thông đáp ứng yêu cầu cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Tạp chí Giáo dục, (số đặc biệt tháng 8/2018), tr. 247 – 250, ISSN 23540753.

13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Chỉ thị số 58 về việc đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Webside Bộ GD&ĐT (www.moet.gov.vn).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học tại các trường tiểu học quận ninh kiều, thành phố cần thơ (Trang 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)